Chương II Nghị định 105/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Cảnh sát môi trường: Nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát môi trường
Số hiệu: | 105/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chủ tịch nước | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 05/12/2015 |
Ngày công báo: | 04/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1081 đến số 1082 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 105/2015/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Cảnh sát môi trường quy định nhiệm vụ, quyền hạn, đảm bảo hoạt động, chế độ chính sách của lực lượng Cảnh sát môi trường; quan hệ phối hợp trong phòng ngừa, đấu tranh chông tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường được ban hành ngày 20/10/2015.
-
Nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát môi trường:
Theo Điều 6 Nghị định 105/2015, cảnh sát môi trường được yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến tội phạm , vi phạm hành chính về môi trường, an toàn thực phẩm…giải trình về những hành vi có dấu hiệu phạm tội, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
Theo Điều 9 Nghị định 105, cảnh sát môi trường trong khi thực hiện nhiệm vụ trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm hoặc tiếp nhận các vụ vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm do lực lượng khác chuyển giao thì tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát môi trường được quy định cụ thể tại Chương 2 Nghị định 105/2015/NĐ-CP.
-
Đảm bảo hoạt động và chế độ, chính sách đối với cảnh sát môi trường
Chế độ phụ cấp đối với cảnh sát môi trường quy định tại Nghị định số 105 như sau:
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, ngoài ra được hưởng chế độ phụ cấp độc hại theo quy định của pháp luật.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan quy định cụ thể chế độ phụ cấp độc hại đối với Cảnh sát môi trường.
Nghị định 105/2015 còn quy định việc phối hợp trong phòng, chống tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; đào tạo, tuyển chọn cảnh sát môi trường; kinh phí hoạt động của cảnh sát môi trường… Nghị định 105/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/12/2015 và thay thế Nghị định 72/2010/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Cảnh sát môi trường có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm để tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền ban hành, chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chính sách pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
2. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, huy động thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
3. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu để phục vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
4. Tham gia hoạt động ứng phó sự cố môi trường, bảo vệ tài nguyên, phòng, chống ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.
Cảnh sát môi trường được áp dụng các biện pháp công tác, biện pháp nghiệp vụ sau đây:
1. Biện pháp vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang theo quy định của Luật Công an nhân dân; các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Bố trí người thâm nhập tìm hiểu hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
3. Bố trí lực lượng giám sát hoạt động đối với những người có dấu hiệu phạm tội hoặc tuy chưa có dấu hiệu phạm tội nhưng có căn cứ rõ ràng người đó liên quan trực tiếp đến tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
1. Cảnh sát môi trường được yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan đến tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm để phục vụ xác minh, làm rõ tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm khi có tố giác, tin báo tội phạm, vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực trên liên quan đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoặc có vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đó;
b) Giải trình về những hành vi có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
2. Thông tin, tài liệu, đồ vật do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cung cấp phải được quản lý, sử dụng, xử lý theo đúng mục đích, yêu cầu kiểm tra; trường hợp để mất, hư hỏng, thất thoát hoặc gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thì phải bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật; yêu cầu giải trình về những hành vi có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính:
a) Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường;
b) Giám đốc Công an cấp tỉnh;
c) Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an cấp tỉnh;
d) Trưởng Công an cấp huyện.
1. Căn cứ vào Khoản 5 Điều 7 Pháp lệnh Cảnh sát môi trường, Cảnh sát môi trường được tiến hành các hoạt động kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi có một trong các căn cứ sau:
a) Khi trực tiếp phát hiện có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm;
b) Khi có tố giác, tin báo về tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm;
c) Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
2. Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra
a) Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường;
b) Giám đốc Công an cấp tỉnh;
c) Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an cấp tỉnh;
d) Trưởng Công an cấp huyện.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể trình tự, thủ tục, quyền hạn kiểm tra.
1. Cảnh sát môi trường được tiến hành kiểm tra phương tiện, đồ vật, địa điểm có liên quan đến tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm khi có một trong các căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 7 Pháp lệnh Cảnh sát môi trường.
2. Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra
a) Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường;
b) Giám đốc Công an cấp tỉnh;
c) Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an cấp tỉnh;
d) Trưởng Công an cấp huyện.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể trình tự, thủ tục, quyền hạn kiểm tra.
1. Cảnh sát môi trường trong khi thực hiện nhiệm vụ trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm hoặc tiếp nhận các vụ vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm do lực lượng khác chuyển giao thì tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính:
a) Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường;
b) Giám đốc Công an cấp tỉnh;
c) Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an cấp tỉnh;
d) Trưởng Công an cấp huyện;
đ) Đội trưởng Cảnh sát môi trường;
e) Chiến sĩ Cảnh sát môi trường.
1. Người có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 6; Khoản 2 Điều 7; Khoản 2 Điều 8; Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều 9 của Nghị định này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền của mình.
2. Việc ủy quyền phải bằng văn bản, xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền, được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc. Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật và trước cấp trưởng. Người được ủy quyền không được ủy quyền cho người khác.
1. Cảnh sát môi trường trực tiếp kiểm định hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm định, giám định phục vụ xác minh, phát hiện, xử lý tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm, cụ thể:
a) Thu giữ, bảo quản, sử dụng vật chứng, mẫu vật về môi trường, tài nguyên, thực phẩm và các mẫu vật khác có liên quan.
Đối với vật chứng, mẫu vật cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay sau khi thu giữ; niêm phong phải có chữ ký của cán bộ thu giữ, của đại diện tổ chức, cá nhân có vật chứng, mẫu vật bị thu giữ. Trường hợp đại diện tổ chức, cá nhân có vật chứng, mẫu vật bị thu giữ vắng mặt thì phải lập biên bản về sự vắng mặt đó. Vật chứng, mẫu vật được niêm phong trong 2 trường hợp này có giá trị pháp lý như nhau. Cơ quan kiểm định, giám định khi tiếp nhân vật chứng, mẫu vật phải lập biên bản xác định tình trạng của niêm phong. Khi mở niêm phong phải có mặt đại diện cơ quan kiểm định, đại diện cơ quan thu mẫu, vật chứng;
b) Tiến hành đo lường, phân tích, kiểm định, giám định, quan trắc môi trường;
c) Đánh giá kết quả đo lường, phân tích, kiểm định, giám định, quan trắc môi trường và đưa ra kết luận. Kết quả kiểm định, giám định là căn cứ để xử lý tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
2. Danh mục, quy trình sử dụng trang thiết bị kỹ thuật để kiểm định, giám định môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm thực hiện theo quy định của Chính phủ, Bộ Công an và các Bộ, ngành có liên quan.
DUTIES AND ENTITLEMENTS OF ENVIRONMENTAL POLICE FORCES
Article 4. Provision of advice, guidance on prevention and fight against crimes and administrative violations pertaining to environmental protection, natural resources, and food safety.
Duties of environmental police forces:
1. Collect and analyze information, predict crimes and administrative violations pertaining to environmental protection, natural resources, and food safety in order to provide advice to competent authorities, directly organize implementation of laws, strategies, programs, plans for prevention and fight against crimes and administrative violations pertaining to environmental protection, natural resources, and food safety.
2. Conduct scientific researches and application of technological advances to prevention and fight against crimes and administrative violations pertaining to environmental protection, natural resources, and food safety.
3. Develop, manage a database serving prevention and fight against crimes and administrative violations pertaining to environmental protection, natural resources, and food safety.
4. Participate in responses to environmental emergencies, protection of resources, prevention and relief of environmental pollution as prescribed by law.
Article 5. Implementation of practical measures for prevention and fight against crimes and administrative violations pertaining to environmental protection, natural resources, and food safety.
Environmental police forces may implement the following measures:
1. Measures that involve the use of propagation, law, diplomacy, economics, science – technology, armed forces as prescribed by the Law on police forces, and other measures according to relevant legislative documents.
2. Assign personnel to study crimes and administrative violations pertaining to environmental protection, natural resources, and food safety.
3. Assign personnel to monitor people suspected of committing crimes or involved in crimes and administrative violations pertaining to environmental protection, natural resources, and food safety.
Article 6. Request for provision of information, documents, items related to crimes and administrative violations pertaining to environmental protection, natural resources, and food safety
1. Environmental police forces are entitled to request any agency, organization, enterprise, or individual (hereinafter referred to as entity) to:
a) Provide information, documents, items related to crimes and administrative violations pertaining to environmental protection, natural resources, and food safety to serve investigation when receiving information about such crimes or administrative violations related to the field of such entity, or a violation is committed within the scope of management of such entity.
b) Explain the acts to be crimes and administrative violations pertaining to environmental protection, natural resources, and food safety.
2. Information, documents, items provided must be managed, used, and handled to serve the investigation. Compensation shall be paid if damage is caused for the provider.
3. The power to request provision of information, documents, items; explanation for acts suspected to be crimes or administrative violations:
a) Director of Environmental Police Administration
b) Directors of provincial polices authorities;
c) Head of Environmental Police Departments of provincial polices authorities;
d) Chiefs of police authorities of districts
Article 7. Inspection of adherence to regulations of law on environmental protection, natural resources, and food safety
1. Pursuant to Clause 5 Article 7 of the Ordinance on Environmental police forces, environmental police forces are entitled to inspect the any entity’s adherence to regulations of law on environmental protection, natural resources, and food safety in the following cases:
a) Acts suspected as crimes and administrative violations pertaining to environmental protection, natural resources, and food safety are discovered;
b) Denunciation or information about crimes and administrative violations pertaining to environmental protection, natural resources, and food safety is received;
c) The inspection is necessary for settlement of complaints and denunciations in the process of prevention and fight against crimes and administrative violations pertaining to environmental protection, natural resources, and food safety.
2. The power to decide inspection
a) Director of Environmental Police Administration;
b) Directors of provincial polices authorities;
c) Head of Environmental Police Departments of provincial polices authorities;
d) Chiefs of police authorities of districts
3. The Minister of Public Security shall specify the inspection procedures and the power to decide inspection.
Article 8. Inspection of vehicle, items, places related to crimes and administrative violations pertaining to environmental protection, natural resources, and food safety
1. Article 8. Inspection of vehicle, items, places related to crimes and administrative violations pertaining to environmental protection, natural resources, and food safety in any of the cases mentioned in Clause 5 Article 7 of the Ordinance on Environmental police forces.
2. The power to decide inspection
a) Director of Environmental Police Administration;
b) Directors of provincial polices authorities;
c) Head of Environmental Police Departments of provincial polices authorities;
d) Chiefs of police authorities of districts
3. The Minister of Public Security shall specify the inspection procedures and the power to decide inspection.
Article 9. Actions against administrative violations pertaining to environmental protection, natural resources, and food safety
1. While performing their duties, any environmental police unit that discovers violations or handles a case of administrative violations pertaining to environment, resources, and food safety transferred by another unit shall handle the case in accordance with regulations of law on actions against administrative violations.
2. The power to take actions against administrative violations:
a) Director of Environmental Police Administration;
b) Directors of provincial polices authorities;
c) Head of Environmental Police Departments of provincial polices authorities;
d) Chiefs of police authorities of districts;
dd) Leaders of environmental police teams;
e) Environmental police officers.
1. The competent persons mentioned in Clause 3 Article 6, Clause 2 Article 7, Clause 2 Article 8, Point a, Point b, Point c, and Point d Article 9 of this Decree may delegate their deputies to assume their authority.
2. The delegation must be made in writing and specifies the scope, content, and duration of delegation, whether the delegation is regular or extraordinary. The delegated deputies are responsible to their chiefs for their decision. The delegated person must not delegate another person.
Article 11. Inspection, analysis pertaining to environmental protection, natural resources, and food safety
1. Environmental police forces shall directly carry out inspections or cooperate with a competent organization in carrying out inspections and analyses serving verification, discovery, dealing with crimes and administrative violations pertaining to environmental protection, natural resources, and food safety. To be specific:
a) Confiscate, preserve, use exhibits of environment, resources, and food safety, and relevant exhibits.
Seal the exhibits immediately if sealing is required; the seal must bear the signature of the confiscating officer and representative of the organization or individual whose exhibits are confiscated. If the representative of the organization or individual whose exhibits are confiscated is absent, the absence must be recorded. In this case, the legal value of the exhibits sealed still remains unchanged. The inspecting/analyzing agency must record the condition of the seal when receiving the exhibits. The seal must be broken in the presence of representatives of the inspecting agency and the confiscating agency;
b) Carry out measurement, analysis, inspection, and environmental monitoring;
c) Assess the result and give a conclusion. The result is the basis for taking actions against administrative violations pertaining to environmental protection, natural resources, and food safety.
2. The list and procedures for using technological devices for inspections and analyses pertaining to environment, resources, and food safety shall comply with regulations of the Government, the Ministry of Public Security, relevant Ministries and agencies.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực