Nghị định 104/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài sửa đổi
Số hiệu: | 104/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 08/08/2018 | Ngày hiệu lực: | 08/08/2018 |
Ngày công báo: | 19/08/2018 | Số công báo: | Từ số 857 đến số 858 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nguyên tắc bổ nhiệm đặc biệt Đại sứ đặc mệnh toàn quyền
Ngày 08/8/2018, Chính Phủ ban hành Nghị định 104/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
Theo đó, dù quá độ tuổi bổ nhiệm thông thường, người được tiến cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền vẫn được xem xét bổ nhiệm căn cứ yêu cầu đối ngoại, địa bàn công tác, năng lực, uy tín cá nhân dựa theo nguyên tắc:
- Việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt phải bảo đảm chặt chẽ, khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định;
- Khi được bổ nhiệm, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền thực hiện đầy đủ nhiệm kỳ công tác theo quy định của pháp luật về cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài;
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đối với từng trường hợp cụ thể.
Nghị định 104/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày ký ban hành.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ ------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 104/2018/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2018 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 18 tháng 6 năm 2009 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động thường xuyên, kinh phí hoạt động chuyên môn đặc thù trong lĩnh vực thương mại (sau đây gọi chung là kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại) tại cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là cơ quan đại diện), việc quản lý các dự án đầu tư tại cơ quan đại diện và trường hợp đặc biệt bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.
Nghị định này áp dụng với các cơ quan đại diện, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại của Bộ Công Thương tại cơ quan đại diện được bố trí trong dự toán của Bộ Công Thương.
1. Lập dự toán
Hàng năm, vào thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, Bộ Công Thương căn cứ chế độ chi tiêu hiện hành và hướng dẫn lập dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, kế hoạch, nhiệm vụ cần triển khai trong lĩnh vực thương mại tại các cơ quan đại diện năm kế hoạch để lập dự toán kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại, tổng hợp vào dự toán ngân sách của Bộ Công Thương, gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định và giao trong dự toán ngân sách nhà nước của Bộ Công Thương.
2. Phân bổ và giao dự toán
Căn cứ quyết định giao dự toán ngân sách, Bộ Công Thương thực hiện phân bổ kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại tại các cơ quan đại diện theo từng địa bàn cụ thể, báo cáo Bộ Tài chính kiểm tra theo quy định.
3. Quản lý, sử dụng và quyết toán
Bộ Công Thương, bộ phận cán bộ biệt phái của Bộ Công Thương tại cơ quan đại diện chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và tổng hợp quyết toán kinh phí được giao theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm:
a) Tổ chức việc lập, phân bổ, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.
b) Hướng dẫn, chỉ đạo bộ phận cán bộ biệt phái của Bộ Công Thương tại cơ quan đại diện tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí đúng quy định, tập hợp đầy đủ chứng từ chi tiêu, hạch toán kế toán, gửi báo cáo về Bộ Công Thương để quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước theo quy định.
c) Kiểm soát chi, xét duyệt quyết toán chứng từ của bộ phận cán bộ biệt phái của Bộ Công Thương tại cơ quan đại diện theo quy định.
2. Bộ phận cán bộ biệt phái của Bộ Công Thương tại cơ quan đại diện có trách nhiệm:
a) Mở tài khoản của bộ phận cán bộ biệt phái của Bộ Công Thương tại ngân hàng thương mại có uy tín tại nước sở tại để hạch toán các khoản thu (nếu có), tiếp nhận nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp để chi tiêu.
b) Quản lý kinh phí, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của chủ tài khoản và các nhiệm vụ khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo chế độ quy định.
1. Việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư dự án xây dựng của cơ quan đại diện từ nguồn vốn đầu tư công được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư công, áp dụng quy định của pháp luật về xây dựng có liên quan và quy định cụ thể tại Nghị định này.
2. Các nội dung về quy chuẩn kỹ thuật, quy hoạch, bảo tồn lịch sử, văn hóa, trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc, giấy phép xây dựng, hợp đồng xây dựng, điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, giám sát thi công xây dựng công trình, văn bản nghiệm thu và các quy chuẩn đặc thù khác được ưu tiên áp dụng theo quy định pháp luật của quốc gia tiếp nhận.
3. Việc xác định tổng mức đầu tư công trình, dự toán xây dựng công trình bao gồm khối lượng tính toán từ thiết kế cơ sở, khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, yêu cầu công việc, định mức, đơn giá được ưu tiên áp dụng theo quy định pháp luật của quốc gia tiếp nhận.
4. Những nội dung quản lý, triển khai dự án đầu tư xây dựng của cơ quan đại diện không được quy định tại Nghị định này được thực hiện theo các quy định pháp luật của Việt Nam có liên quan.
5. Trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng của cơ quan đại diện, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Công an để bảo đảm an ninh, an toàn cho cơ quan đại diện theo quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước có liên quan.
Đối với các dự án nhóm A, trong quá trình lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng nhưng không cần lập phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật và thiết bị phù hợp.
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm thuê đơn vị tư vấn có đủ năng lực thẩm tra thiết kế cơ sở và những nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi; thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng; thẩm tra Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá đối với Báo cáo kết quả thẩm tra do tư vấn thực hiện trước khi gửi đến cơ quan thẩm định.
3. Trên cơ sở kết quả thẩm tra, cơ quan chuyên môn của Bộ Ngoại giao thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng và xin ý kiến phối hợp của Bộ Xây dựng trong trường hợp cần thiết.
4. Căn cứ vào quy mô và tính chất của dự án, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định ủy quyền cho Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng.
1. Việc lựa chọn nhà thầu trên lãnh thổ Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư xây dựng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu hiện hành.
2. Trường hợp tiến hành lựa chọn nhà thầu ngoài lãnh thổ Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư xây dựng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, người có thẩm quyền quyết định phương án lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu quyết định phương án lựa chọn nhà thầu trên cơ sở bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu bảo đảm chất lượng, hiệu quả, giá cả cạnh tranh, cụ thể như sau:
a) Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn có giá trị không quá 3 tỷ đồng và gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, sản phẩm công trình có giá trị không quá 5 tỷ đồng thực hiện theo các bước sau:
Chủ đầu tư sẽ lựa chọn nhà thầu trong số các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm phù hợp với gói thầu.
Chủ đầu tư căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu đã được chủ đầu tư lựa chọn. Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên chủ đầu tư và nhà thầu đã được lựa chọn tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng.
Ký kết hợp đồng.
b) Đối với gói thầu tư vấn, phi tư vấn có giá trị trên 3 tỷ đồng và gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp có giá trị trên 5 tỷ đồng thì việc lựa chọn một nhà thầu thực hiện theo các bước sau:
Chủ đầu tư sẽ lựa chọn một nhà thầu trong số các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm phù hợp với gói thầu để phát hành hồ sơ yêu cầu.
Thuê tư vấn lập hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá gói thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật.
Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ yêu cầu và gửi cho nhà thầu đã được lựa chọn.
Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.
Thuê tư vấn đánh giá hồ sơ đề xuất:
Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, chủ đầu tư mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu.
Nhà thầu được lựa chọn khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá dự toán gói thầu được duyệt.
Chủ đầu tư căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu đã được chủ đầu tư lựa chọn.
Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, chủ đầu tư và nhà thầu đã được lựa chọn tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng.
Ký kết hợp đồng.
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chất lượng công trình, công tác nghiệm thu và thanh lý hợp đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng tại cơ quan đại diện. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ quy mô, kỹ thuật của từng dự án, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu của Chủ đầu tư.
Trong trường hợp quá độ tuổi bổ nhiệm thông thường, người được tiến cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được xem xét bổ nhiệm căn cứ yêu cầu đối ngoại, địa bàn công tác, năng lực, uy tín cá nhân theo quy định tại Nghị định này.
1. Việc bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền trong trường hợp đặc biệt phải bảo đảm chặt chẽ, khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định.
2. Khi được bổ nhiệm, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền thực hiện đầy đủ nhiệm kỳ công tác theo quy định của pháp luật về cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
3. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đối với từng trường hợp cụ thể.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt nếu đáp ứng các tiêu chí về năng lực, uy tín sau đây:
1. Có kiến thức, hiểu biết sâu rộng về quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
2. Có uy tín, kinh nghiệm và năng lực vượt trội trong lĩnh vực đối ngoại.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền được bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt nhằm thực hiện một trong các yêu cầu đối ngoại sau đây:
1. Thúc đẩy một hoặc một số lĩnh vực hợp tác đặc biệt quan trọng về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế trong quan hệ giữa Việt Nam với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
2. Xử lý một hoặc một số vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến lợi ích của Việt Nam trong quan hệ giữa Việt Nam với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
Địa bàn công tác trong trường hợp đặc biệt bổ nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền bao gồm một trong các địa bàn sau đây:
1. Quốc gia láng giềng hoặc thuộc khu vực Đông Nam Á.
2. Quốc gia có quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, Liên hợp quốc hoặc địa bàn có tầm quan trọng trong quan hệ với Việt Nam, phù hợp với yêu cầu đối ngoại trong từng thời kỳ.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
2. Việc lập dự toán kinh phí hoạt động trong lĩnh vực thương mại tại cơ quan đại diện trong dự toán chi ngân sách nhà nước của Bộ Công Thương áp dụng từ năm ngân sách 2019.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT OF VIETNAM ------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 104/2018/ND-CP |
Hanoi, August 8, 2018 |
ELABORATING CERTAIN ARTICLES OF THE LAW ON AMENDMENTS TO THE LAW ON OVERSEAS MISSIONS OF SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Pursuant to the Law on Organization of Government dated June 19, 2015;
Pursuant to the Labor Code dated June 18, 2012;
Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;
Pursuant to the Law on Public Investment dated June 18, 2014;
Pursuant to the Law on Overseas Missions of the Socialist Republic of Vietnam dated June 18, 2009 and the Law on amendments to the Law on Overseas Missions of the Socialist Republic of Vietnam dated November 21, 2017;
At the request of the Minister of Foreign Affairs;
The Government promulgates a Decree elaborating certain articles of the Law on amendments to the Law on overseas missions of Socialist Republic of Vietnam.
This Decree elaborates certain articles of the Law on amendments to the Law on overseas missions of Socialist Republic of Vietnam pertaining to estimation, management, use and final statements of funds for recurrent operational costs, special operational costs in the field of trade (hereinafter referred to as trade-related operational fund) in overseas missions of Socialist Republic of Vietnam (hereinafter referred to as missions), management of investment projects of missions and special cases to appoint the Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary.
This Decree applies to missions and relevant agencies, organizations, and individuals.
ESTIMATION, MANAGEMENT, USE AND FINAL STATEMENTS OF BUDGETS FOR TRADE-REATED OPERATIONAL COSTS OF THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE AT MISSIONS
Article 3. Trade-related operational fund at missions
The trade-related operational fund of the Ministry of Industry and Trade at missions shall be set aside in an estimate of the Ministry of Industry and Trade.
Article 4. Estimation, allocation, assignment and final statements of trade-related operational funds at missions
1. Estimation
Annually, at the time of formulating state budget estimates, the Ministry of Industry and Trade shall base itself on the current spending regimes and guidelines on formulation of state budget estimates issued by the Ministry of Finance as well as plans and tasks to be performed in the field of trade at representative missions in the planning year to formulate estimates of trade-related operational fund and include them in the state budget estimates of the Ministry of Industry and Trade, then send them to the Ministry of Finance for summarization and submission to a competent authority for decision and inclusion in the state budget estimates of the Ministry of Industry and Trade.
2. Allocation and assignment of estimates
According to the decision on assignment of the budget estimate, the Ministry of Industry and Trade shall allocate the trade-related operational funds to missions by specific administrative divisions, and then report it to the Ministry of Finance for inspection as prescribed.
3. Management, use and final statement
The Ministry of Industry and Trade, secondment staff of the Ministry of Industry and Trade shall take responsibilities for management, use and final statements of assigned funds as per the Law on State Budget and relevant laws.
Article 5. Responsibilities of the Ministry of Industry and Trade and the secondment staff of the Ministry of Industry and Trade at missions
1. The Ministry of Industry and Trade shall:
a) Estimate, allocate, management, use and make final statement of trade-related operational funds as per the Law on State Budget and relevant laws.
b) Guide, direct the secondment staff of the Ministry of Industry and Trade at missions to receive, management and use the funds properly, gather adequate proof of spending, do cost accounting, and send reports to the Ministry of Industry and Trade for final statement of the funds as prescribed.
c) Check the spending, consider approving final statement of the spending proof submitted by the secondment staff of the Ministry of Industry and Trade at mission as prescribed.
2. The secondment staff of the Ministry of Industry and Trade at missions shall:
a) Open an account for the secondment staff of the Ministry of Industry and Trade in a reputable commercial bank in the host country for doing bookkeeping of proceeds (if any), receiving the fund from the state budget for spending purpose.
b) Manage the fund, fulfill the obligations of the account holder and other duties in conjunction with the management, use and final statement of the fund as prescribed.
MANAGEMENT OF INVESTMENT PROJECTS OF MISSIONS
Article 6. Rules for management of construction projects of missions
1. The formulation of, appraisal for, decision on investment policy and construction project decision of the missions from the public investment capital shall comply with the law on public investment, relevant law on construction and this Decree.
2. As for technical regulations, planning, history and culture preservation, responsibility for purchase of compulsory insurance, construction permits, construction contracts, construction eligibility, construction supervision, taking-over documents and other special regulations, the law of the host country shall prevail.
3. As for determination of total investment, construction estimates, including quantities calculated from the basic design, quantities calculated from the technical design, construction drawings, work requirements, norms, unit cost, the law of the host country shall prevail.
4. Any matters related to management and execution of construction projects of missions not regulated in this Decree shall comply with relevant regulations of Vietnam’s laws.
5. In the course of execution of construction projects of the missions, the Ministry of Foreign Affairs shall cooperate with the Ministry of Public Security to ensure the security and safety for the missions as per the law on protection of state secrets.
Article 7. Application of reduced procedures upon formulation of, appraisal for, decision on investment policy for construction projects of missions
As for group A projects, during the formulation of, appraisal for, decision on investment policy, the content of the pre-feasibility study report of the construction project shall comply with the law on construction without the need to make preliminary design drawings on construction, notes, technologies and equipment.
Article 8. Assessment and appraisal of construction projects
1. The investor shall engage a qualified consulting unit to assess the basic design and other matters of the feasibility study report; assess the construction drawing design and construction estimate; assess the economic-technical report.
2. The investor shall inspect and evaluate the assessment report made by the consulting unit before sending it to the appraising agency.
3. Based on the assessment result, the specialized agency of the Ministry of Foreign Affairs shall appraise the feasibility study report, economic-technical report, construction drawing design and construction estimate, and seek the cooperation of the Ministry of Construction where necessary.
4. Based on the scope and nature of the project, the Minister of Foreign Affairs may designate the investor to carry out the appraisal of and approval for the construction drawing design and construction estimate.
Article 9. Selection of contractors for construction projects of missions
1. The selection of contractors within Vietnam’s territory to execute construction projects of the overseas missions of Vietnam shall comply with applicable law on procurement.
2. If a contractor outside the Vietnam’s territory is selected to execute a construction project of a overseas mission of Vietnam, the competent decision-maker as per the law on procurement shall decide the plan for selection of the contractor that ensure that the chosen contractor is qualified, experienced and has a feasible method to perform the contract with quality assurance, efficiency, competitive prices, in specific:
a) As for a procurement of consulting services or non-consulting services up to VND 3 billion and procurement of goods, construction and works up to VND 5 billion, the investor shall take the steps below:
The investor shall select a preferred bidder among the qualified and experienced bidders that is conformable with the procurement.
The investor shall, based on the objectives, scope of work, approved estimate, make preparation and send a draft contract to the selected bidder. Based on the draft contract, the investor and the selected bidder shall initiate the negotiation and completion of the contract as the basis for approval for the results of bidder selection and conclude the contract.
Conclude the contract.
b) As for a procurement of consulting service or non-consulting service greater than VND 3 billion and a procurement of goods or construction greater than VND 5 billion, the investor shall take the steps below:
The investor shall select a preferred bidder among the qualified and experienced bidders that is conformable with the procurement in order to issue a request for proposals.
Engage a consulting unit to make a request for proposal, containing a brief statement describing the project/procurement; guidance on preparation and submission of proposals; criteria for qualifications of bidders; technical evaluation criteria and determination of contract price. Use the pass-fail system to evaluate qualifications and the technical proposal.
The investor shall approve the request for proposals and send it to the selected bidder.
The bidder shall prepare and submit a proposal as required in the request for proposal.
Engage a consulting unit to evaluate the proposal:
The proposal shall be evaluated according to the evaluation criteria as specified in the request for proposal. During the evaluation process, the investor shall invite the bidder to negotiate, clarify or amend the necessary information in the request for proposals to establish the eligibility of the bidder to the requirements for qualifications, experience, progress, volume, quality, technical solutions and measures to perform the contract.
The bidder shall be selected if it meets all of requirements below: a valid proposal; qualifications, experience and proposal in conformity with the requirements of the request for proposals; and the proposed bid-winning price do not exceed the approved contract price estimate.
The investor shall, based on the objectives, scope of work, approved estimate, make preparation and send a draft contract to the selected bidder.
Based on the draft contract, the investor and the selected bidder shall initiate the negotiation and completion of the contract as the basis for approval for the results of bidder selection and conclude the contract.
Conclude the contract.
Article 10. Selection of contractors for construction projects with construction component of missions
The selection of contractors for construction projects with construction component of missions shall comply with Article 9 of this Decree.
Article 11. Taking-over of works
The investor shall take responsibility for the quality of the works, taking-over and finalization of the contract for construction projects at missions. Where necessary, based on the scope and technical aspect of every project, the Minister of Foreign Affairs shall inspect the taking-over of works of the investor.
SPECIAL CASES TO APPOINT THE AMBASSADOR EXTRAORDINARY AND PLENIPOTENTIARY
Article 12. Special cases to appoint the Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary
If a nominee of Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary is older than the ordinary age of appointment, he/she may be considered being appointed according to the situation of foreign affairs, working place, competency, personal prestige as per this Decree.
Article 13. Rules for appointment of the Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary in special case
1. The appointment of the Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary in a special case shall be carried out in a well organized, impartial, fair, public and proper manner.
2. Upon being appointed, the Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary shall serve the full term of office as per the law on overseas missions of Vietnam.
3. The Minister of Foreign Affairs shall request the Prime Minister to propose the Standing Committee of National Assembly or the State President to appoint the Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary on a case-by-case basis.
Article 14. Criteria for competency and personal prestige
The Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary shall be appointed in a special case if he/she meets the criteria for competency and personal prestige as follows:
1. He/she has acquired deep and extensive knowledge about the host country or international organization.
2. He/she has acquired prestige, experience and dominant competency in the field of foreign affairs.
Article 15. Criteria for foreign affairs
The Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary shall be appointed in a special case to satisfy one of the following foreign affairs requirements:
1. Boost one or certain special cooperation fields with respect to politics, national defense and security, economy in as between Vietnam and the host country or international organization.
2. Deal with one or certain material issues that greatly affect the interests of Vietnam in a relationship between Vietnam and the host country or international organization.
Article 16. Criteria for working places
Working places for the Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary appointed in a special case:
1. Neighboring countries or Southern Asia countries.
2. Countries that have strategic partnership and comprehensive cooperation, the United Nations or places that have the significance in the relationship with Vietnam, in line with the foreign affairs requirements in each period.
1. This Decree comes into force as of the date of signing.
2. The estimation of trade-related operational funds at missions in the expenditure estimate of the state budget of the Ministry of Industry and Trade shall apply from the budget year 2019.
Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies shall implement this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực