Chương I Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 100/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 30/12/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2020 |
Ngày công báo: | 08/01/2020 | Số công báo: | Từ số 21 đến số 22 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Từ 01/01/2020, đi xe máy vượt đèn vàng phạt tới 01 triệu đồng
Đây là nội dung tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Theo đó, Điểm e, khoản 4, Điều 6 quy định người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
(Hiện hành mức phạt quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP với cùng hành vi là 300.000 đồng đến 400.000 đồng).
Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ (Luật giao thông đường bộ 2008) 3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau: a) Tín hiệu xanh là được đi; b) Tín hiệu đỏ là cấm đi; c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. |
Ngoài ra, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi vượt đèn đỏ, đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100.
(Hiện hành mức phạt là từ 1.200.000 đến 2.000.000 đồng theo Điểm a, Khoản 5, Điều 5 của Nghị định 46).
“Nghị định 100/2019 đã có những chế tài mạnh (nhiều quy định xử phạt mới, mức phạt tăng cao), đủ sức răn đe người uống rượu, bia mà còn điều khiển phương tiện giao thông sẽ phần nào giảm bớt số vụ tai nạn giao thông do rượu, bia gây ra. Đồng thời, các cơ quan báo chí, truyền thông… cần đẩy mạnh tuyên truyền quy định mới này để người dân được biết, thực hiện đúng nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và người khác” – Đây là chia sẻ của Luật gia Bùi Tường Vũ, Giám đốc THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Xem thêm chi tiết tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đó để xử phạt.
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
d) Cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam;
đ) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
e) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
g) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
h) Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
i) Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
3. Hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
4. Người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lĩnh vực giao thông đường bộ:
a) Máy kéo là loại xe gồm phần đầu máy tự di chuyển, được lái bằng càng hoặc vô lăng và rơ moóc được kéo theo (có thể tháo rời với phần đầu kéo);
b) Các loại xe tương tự xe ô tô là loại phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ có từ hai trục, bốn bánh xe trở lên, có phần động cơ và thùng hàng (nếu có) lắp trên cùng một xát xi (kể cả loại xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện);
c) Các loại xe tương tự xe mô tô là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh, có dung tích làm việc của động cơ từ 50 cm3 trở lên, có vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h, có khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg;
d) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;
đ) Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h, trừ các xe quy định tại điểm e khoản này;
e) Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).
2. Lĩnh vực giao thông đường sắt:
a) Dốc gù là hệ thống thiết bị phục vụ công tác dồn tàu mà khi đầu máy đẩy đoàn toa xe đến đỉnh dốc, sẽ tiến hành tác nghiệp cắt nối toa xe để các toa xe lợi dụng thế năng của đỉnh dốc tự chạy vào các đường trong bãi dồn;
b) Dồn phóng là phương pháp lợi dụng động năng của đoàn dồn để phóng toa xe hoặc cụm toa xe vào các đường trong bãi dồn;
c) Thả trôi là phương pháp lợi dụng thế năng của đường dồn tàu để thả cho toa xe hoặc cụm toa xe tự chạy vào các đường trong bãi dồn;
d) Cắt hớt là phương pháp cắt cụm toa xe khi đoàn dồn đang dịch chuyển;
đ) Chế độ hô đáp là quy định bắt buộc mà người được quy định hô các mệnh lệnh, thực hiện các biểu thị và người chấp hành các mệnh lệnh, biểu thị phải đáp lại đúng nội dung đã nhận được;
e) Cấp cảnh báo là thông báo bằng văn bản cho các nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu liên quan về tình trạng bất bình thường của kết cấu hạ tầng đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt và các trường hợp cần thiết khác, kèm theo các biện pháp thực hiện nhằm bảo đảm an toàn chạy tàu;
g) Khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt là khoảng không gian dọc theo đường sắt đủ để tàu chạy qua không bị va quệt;
h) Phạm vi an toàn đường ngang là đoạn đường bộ đi qua đường sắt nằm giữa hai cần chắn, giàn chắn (bao gồm cả cần chắn, giàn chắn) hoặc nằm giữa hai ray chính ngoài cùng và hai bên đường sắt cách má ray ngoài cùng trở ra 06 m nơi không có chắn;
i) Phạm vi an toàn cầu chung là phạm vi giữa hai cần chắn, giàn chắn (bao gồm cả cần chắn, giàn chắn) hoặc phạm vi từ mép trong của mố (giáp đầu dầm) hai đầu cầu trở ra mỗi bên 10 m ở nơi không có cần chắn, giàn chắn.
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
c) Buộc thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra;
d) Buộc tái xuất phương tiện khỏi Việt Nam;
đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;
e) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Các biện pháp khắc phục hậu quả khác trong lĩnh vực giao thông đường bộ:
a) Buộc phải tháo dỡ các vật che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông hoặc buộc phải di dời cây trồng không đúng quy định;
b) Buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản, rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, đinh, vật sắc nhọn, dây, các loại vật dụng, vật cản khác;
c) Buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định hoặc buộc phải treo biển báo thông tin công trình có đầy đủ nội dung theo quy định;
d) Buộc phải xây dựng lại bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ theo đúng quy định, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
đ) Buộc phải bổ sung hoặc sửa chữa các biển báo hiệu bị mất, bị hư hỏng và khắc phục các hư hỏng của công trình đường bộ;
e) Buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của phương tiện, thiết bị theo quy định hoặc tháo bỏ những thiết bị lắp thêm không đúng quy định;
g) Buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện;
h) Buộc phải đăng ký, niêm yết đầy đủ, chính xác các thông tin theo quy định;
i) Buộc phải gắn hộp đèn với chữ “TAXI” hoặc buộc phải niêm yết cụm từ “XE TAXI”, “XE HỢP ĐỒNG”, “XE DU LỊCH” theo đúng quy định;
k) Buộc phải cấp “thẻ nhận dạng lái xe” cho lái xe theo quy định;
l) Buộc phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ hoặc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định;
m) Buộc phải ký hợp đồng với lái xe và nhân viên phục vụ trên xe;
n) Buộc phải xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông theo quy định;
o) Buộc phải bố trí người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải đủ điều kiện theo quy định;
p) Buộc phải lắp đặt camera, dây an toàn, đồng hồ tính tiền cước, thiết bị in hóa đơn, thiết bị giám sát hành trình trên xe theo đúng quy định;
q) Buộc phải cung cấp, cập nhật, truyền, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô theo quy định;
r) Buộc phải cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô hoặc máy chủ của đơn vị cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
s) Buộc phải lập, cập nhật, lưu trữ đầy đủ, chính xác lý lịch phương tiện, lý lịch hành nghề của lái xe, các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị theo quy định;
t) Buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc buộc phải thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe;
u) Buộc phải khôi phục lại hình dáng, kích thước, tình trạng an toàn kỹ thuật ban đầu của xe và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;
v) Buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành, đăng kiểm lại và điều chỉnh lại khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;
x) Buộc phải làm thủ tục đăng ký xe, đăng ký sang tên hoặc thủ tục đổi lại, thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
y) Buộc phải đưa phương tiện quay trở lại Khu kinh tế thương mại đặc biệt, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế.
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả khác trong lĩnh vực giao thông đường sắt:
a) Buộc phải lắp đặt đúng, đủ và duy trì hoạt động bình thường của hệ thống báo hiệu, tín hiệu, thiết bị theo quy định;
b) Buộc phải tổ chức thử hãm hoặc tổ chức thực hiện phòng vệ theo quy định;
c) Buộc phải để toa xe chở hàng nguy hiểm (chất nổ, chất cháy) hoặc để ghi dẫn sang đường khác theo đúng quy định về dồn tàu;
d) Buộc phải ra khỏi đường sắt, cầu, hầm dành riêng cho đường sắt;
đ) Buộc phải đưa đất, đá, cát, vật chướng ngại, rơm, rạ, nông sản, rác thải sinh hoạt, chất độc hại, chất phế thải, chất dễ cháy, dễ nổ các loại vật tư, vật liệu, vật phẩm khác ra khỏi đường sắt, công trình đường sắt khác hoặc phạm vi đất dành cho đường sắt;
e) Buộc phải đưa bè, mảng, phương tiện vận tải thủy hoặc các vật thể khác ra khỏi phạm vi bảo vệ cầu đường sắt;
g) Buộc phải đưa phương tiện giao thông đường bộ, vật tư, vật liệu, máy móc thiết bị, hàng hóa, biển phòng vệ, biển báo tạm thời ra khỏi khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt;
h) Buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn công trình đường sắt, bảo đảm an toàn giao thông đường sắt theo quy định;
i) Buộc phải dỡ bỏ vật che khuất biển hiệu, mốc hiệu, tín hiệu của công trình đường sắt hoặc đưa tấm đan bê tông, gỗ, sắt thép, các vật liệu khác (đặt trái phép) ra khỏi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt hoặc hạ độ cao của cây trồng có chiều cao vượt quá quy định, di dời cây trồng không đúng quy định hoặc có ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt;
k) Buộc đưa phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải, các vật phẩm khác (để trái phép) ra khỏi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt;
l) Buộc phải tháo dỡ, di chuyển các công trình, nhà ở, lều, quán gây trở ngại cho việc xây dựng, cải tạo, mở rộng và bảo đảm an toàn công trình đường sắt hoặc buộc phải tháo dỡ, di chuyển lều, quán (dựng trái phép), biển quảng cáo, biển chỉ dẫn, các vật che chắn khác (đặt, treo trái phép) ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt hoặc buộc phải phá dỡ công trình hết hạn sử dụng, tháo dỡ công trình bị thu hồi, hủy giấy phép;
m) Buộc phải gia cố, di chuyển hoặc cải tạo công trình gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường sắt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
n) Buộc phải tổ chức sửa chữa, bổ sung, gia cố, thay thế các hư hỏng kết cấu hạ tầng đường sắt để bảo đảm chất lượng theo công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng đã công bố;
o) Buộc phải bố trí đủ thiết bị an toàn, tín hiệu, biển báo, tín hiệu phòng vệ theo quy định;
p) Buộc phải để phương tiện, vật liệu, thiết bị thi công theo đúng quy định, không gây cản trở chạy tàu;
q) Buộc phải lắp đầy đủ theo đúng quy định hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của các thiết bị, gồm: thiết bị hãm tự động, hãm bằng tay; van hãm khẩn cấp, đồng hồ áp suất (tại vị trí làm việc của trưởng tàu và trên toa xe khách); thiết bị ghép nối đầu máy, toa xe; thiết bị tín hiệu đuôi tàu; đồng hồ báo tốc độ, thiết bị ghi tốc độ và các thông tin liên quan đến việc điều hành chạy tàu (hộp đen); thiết bị cảnh báo để lái tàu tỉnh táo trong khi lái tàu; thiết bị đo tốc độ tàu, thiết bị thông tin liên lạc giữa trưởng tàu và lái tàu (tại vị trí làm việc của trưởng tàu);
r) Buộc phải khôi phục lại kết cấu, hình dáng, tính năng sử dụng ban đầu của phương tiện trước khi đưa phương tiện tham gia giao thông trên đường sắt;
s) Buộc phải bổ sung đầy đủ theo quy định trên tàu khách hoặc tàu hàng về: thiết bị, dụng cụ, vật liệu chữa cháy; thuốc sơ, cấp cứu; dụng cụ thoát hiểm; dụng cụ chèn tàu; dụng cụ, vật liệu để sửa chữa đơn giản; tín hiệu cầm tay;
t) Buộc phải hướng dẫn người vi phạm về vị trí quy định hoặc đưa người, hàng hóa ra khỏi đầu máy;
u) Buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của toa xe;
v) Buộc thu hồi và tiêu hủy bằng, chứng chỉ chuyên môn đã cấp trái phép;
x) Buộc phải đưa thi hài, hài cốt, động vật sống, động vật có dịch bệnh, chất dễ cháy, dễ nổ, vũ khí, hàng nguy hiểm, xuống tàu (tại ga đến gần nhất trong trường hợp tàu đang chạy), ra ga để xử lý theo quy định;
y) Buộc phải thực hiện ngay nhiệm vụ vận tải đặc biệt, an sinh xã hội theo yêu cầu của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
4. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chínhBổ sung.
GENERAL PROVISIONS
1. This Decree deals with administrative violations, penalties, fines, remedial measures, the power to impose penalties and fines for road traffic offences and rail transport offences.
2. Other Decrees on administrative penalties for corresponding violations shall apply to administrative violations pertaining road traffic and rail transport that are not regulated by this Decree.
1. Organizations and individuals that commit road traffic offences and rail transport offences within the territory of Socialist Republic of Vietnam.
2. Organizations prescribed in Clause 1 of this Article include:
a) Regulatory agencies committing violations that are not related to assigned state management tasks;
b) People’s armed forces;
c) Public service providers;
d) Agencies of the Communist Party of Vietnam;
dd) Socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations and socio-professional organizations;
e) Economic organizations established under Law on Enterprises include: Sole proprietorships, joint-stock companies, limited liability companies, partnerships and entities affiliated to enterprises (branch offices, representative offices);
g) Economic organizations established under Cooperative Law include: Cooperatives and unions of cooperatives;
h) Organizations established under Law on Investment include: Domestic investors, foreign investors and foreign invested economic organizations; branch offices and representative offices of foreign traders and enterprises in Vietnam; representative offices of foreign trade promotion organizations in Vietnam;
i) Other organizations established as per the law.
3. Household businesses, households and artels committing administrative offences specified in this Decree shall be sanctioned similar to individual offenders.
4. Competent individuals capable of making records, imposing administrative penalties and organizations and individuals relating to imposing administrative according to this Decree.
Article 3. Term interpretation
In this Decree, terms below are construed as follows:
1. Road traffic:
a) “Tractor-trailer” means a motor vehicle with a steering wheel that tows a trailer (which can be detached from the tractor);
b) “Car-like vehicle” means a motor vehicle that has two axles and four or more wheels, an engine and cargo bed (if any) of which are on the same chassis (including electricity-powered 4-wheel vehicles);
c) “Motorcycle-like vehicle” means a motor vehicle that has two or three wheels with a cylinder capacity of 50 cm3 or higher, maximum speed over 50 km/h and net weight not exceeding 400 kg;
d) “Electric motorcycle” means a two-wheel vehicle operated by an electric engine with power not exceeding 4 kW and maximum speed not exceeding 50 km/h;
dd) “Moped” means a motor vehicle operated by an engine, having two or three wheels with a maximum speed not exceeding 50 km/h, except those specified in Point e of this Clause;
e) “Motored bicycle” means a two-wheel bicycle that is equipped with an engine with a maximum speed not exceeding 25 km/h. A motor bicycle is still operational with its engine off.
2. Rail transport:
a) “Humps” are a system serving railway shunting. When the consist is shoved by a locomotive to the top of the hump where the coaches shall be detached and propelled by gravity to various tracks in the classification yard;
b) “Kicking” means a method where momentum of the consist is used to propel the coaches to various tracks in the classification yard;
c) “Dropping” means a method where potential energy of the classification track is used to propel the coaches to various tracks in the classification yard;
d) “Detachment” means a method where a group of coaches is detached while the consist is moving;
dd) “Signaling code” means the regulations on orders, signals and proper responses to such orders and signals;
e) “Warnings” are written notifications to railway workers that directly serve the train operation of unusual conditions of the railway infrastructure, the railway vehicles, and other cases, specifying measures for ensuring train operation safety;
g) “Railway clearance” means the space along the railway line that ensures the train is not struck against while running;
h) “Crossing length” means the length of the part of road that crosses the railway line and lies between two barriers, or the distance between two outer rails of the bridge plus (+) 06 meters to both sides if no barriers are available;
i) “Length of the road-rail bridge” means the distance between two barriers, or the distance between two abutments of the bridge plus (+) 10 meters to both sides if no barriers are available.
Article 4. Remedial measures and implementation principles
1. Remedial measures for damage caused by administrative road traffic offences and rail transport offences:
a) Enforced restoration to original conditions prior to the violations;
b) Enforced removal of the construction or part of the construction that is not licensed or built against the license;
c) Enforced adoption of measures to remediate environmental pollution caused by the violations;
d) Enforce re-export of transports from Vietnam;
dd) Enforced return of the illegal profits generated by the violation;
e) Other remedial measures specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
2. Other remedial measures in road traffic:
a) Enforced removal of objects obstructing sight of road signs and traffic lights or enforced relocation of trees planted in incorrect spots;
b) Enforced collection of rice, straw, agro-forestry-fishery products, garbage, wastes, vehicles, materials, goods, machinery, equipment, signboards, advertising panels, nails, pointy and sharp objects, string and other materials, obstacles;
c) Enforced immediate adoption of measures to ensure traffic safety as per the law or enforced erection of construction notice boards containing adequate information as per the law;
d) Enforced reconstruction of coach station, parking lots, rest stops and tollbooths satisfactory to regulations and law and technical standards;
dd) Enforced addition or repair of lost or damaged road signs and repair of damaged road infrastructure;
e) Enforced installation of adequate equipment, replacement with equipment satisfactory to technical safety standards, restoration of technical attributes of vehicles and equipment in accordance with regulations and law or removal of equipment whose installation is against the law;
g) Enforced allocation of other vehicles for transportation of number of passengers exceeding maximum passenger capacity of the vehicles;
h) Enforced adequate and accurate registration and declaration of information as per the law;
i) Enforced installation of roof signs specifying “TAXI” or enforced display of phrases “XE TAXI” (taxi), “XE HỢP DỒNG” (vehicle operated under contracts) or “XE DU LỊCH” (vehicles for tourism);
k) Enforced issuance of “Thẻ nhận dạng lái xe” (driver identification) for drivers as per the law;
l) Enforced organization of professional training or periodic medical check-up for drivers and on-board staff as per the law;
m) Enforced entering into contracts with drivers and on-board staff;
n) Enforced development and execution of procedures to ensure traffic safety as per the law;
o) Enforced designation of eligible personnel directly operating transport activities as per the law;
p) Enforced installation of cameras, seat belts, taximeters, receipt printers and tracking units on vehicles as per the law;
q) Enforced provision, update, transmission, storage and management of information from the tracking units and cameras installed on vehicles as per the law;
r) Enforced provision of username and password for log into software that processes data from the tracking units of automobiles or servers of entities for competent agencies as per the law;
s) Enforced adequate and accurate preparation, update and storage of vehicles’ background, occupation background of drivers and relevant documents during management and operation of transportation as per the law;
t) Enforced restoration of brands and paint color as specified in Vehicle registration as per the law or enforced compliance with regulations on license plates and lettering on sides and doors of vehicles;
u) Enforced restoration to original shape, size or technical safety conditions of vehicles and re-registration before allowing the vehicles to participate in road traffic;
v) Enforced adjustment to trunks of vehicles in accordance with applicable regulations and law, re-registration and adjustment to loads permitted for transport as specified in certificates of technical and environmental safety as per applicable law prior to allowing the vehicles to participate in traffic;
x) Enforced adoption of procedures for vehicle registration, ownership transfer, revision or revocation of vehicle registration, license plates and certificates of technical and environmental safety;
y) Enforced relocation of vehicles to special commercial economic zones and economic zones at international border checkpoints.
3. Other remedial measures in rail transport:
a) Enforced correct and adequate installation and maintenance of usual operation of warning and signaling systems and equipment as per the law;
b) Enforced organization of brake tests or organization of protection measure testing as per the law;
c) Enforced positioning of coaches carrying dangerous commodities (explosives, flammable substances) as per the law or switch of railway to other routes according to regulations and law on shunting;
d) Enforced removal from railway, railway bridges and tunnels;
dd) Enforced removal of dirt, rock, sand, obstacles, straw, agriculture products, wastes, toxic substances, flammable substances, explosives, materials and other items from railways, railway structure or vicinity of land area for rail transport;
e) Enforced relocation of ships, boats, other watercrafts or objects within the safety perimeter of the railway bridge;
g) Enforced relocation of road transports, materials, machinery, equipment, commodities, warning signs and temporary signs away from railway clearance;
h) Enforced immediately adoption of measures to ensure railway structure safety and rail transport safety as per the law;
i) Enforced removal of objects obstructing sight of signs, markers and signals of railway structure or relocation of slabs made of concrete, wooden, metal or other material (illegally placed) out of safety perimeter of railway, reduction cut with respect to trees exceeding maximum height or relocation of trees planted against regulations and law affecting safety of railway structure and transport;
k) Enforced removal of (illegally placed) vehicles, equipment, materials, goods, wastes, or other items out of safety perimeter of railway or railway safety corridor;
l) Enforced removal or relocation of structure, houses, tents or buildings obstructing construction, innovation, expansion and safety assurance of railway structure or enforced removal or relocation of tents, buildings, advertising panels, direction signs, instruction signs and other objects (illegally placed, erected or established) obstructing vision from land area for rail transport or enforced demolition of expired constructions, demolition of constructions that are revoked or have permits cancelled;
m) Enforced fortification, relocation or innovation of construction affecting rail transport safety at request of competent agencies;
n) Enforced repair, addition, replacement or fortification of damaged parts of railway infrastructure satisfactory to publicized maximum speed order and maximum load order.
o) Enforced provision of safety equipment, signals, signs and protection signals as per the law;
p) Enforced positioning of vehicles, materials and construction machinery as per the law and not obstructing train operation;
q) Enforced adequate installation as per the law, replacement with equipment satisfactory to technical safety standards or restoration of technical attributes of equipment such as: automatic and manual train stop; emergency brake and pressure gauges (at working station of conductors and on passenger cars); devices attaching locomotives and cars; end of train devices; speedometers, devices recording speed and information relating to train operation (black boxes); alerter devices to keep train operators awake; speed measuring devices, devices enabling communication between conductors and operators (at working station of conductors);
r) Enforced restoration to original structure, shape and use functions of vehicles prior to allowing the vehicles to participate in rail transport;
s) Enforced adequate provision of following instruments on passenger trains and cargo trains: escape equipment, fighting equipment and materials, first-aid kits, tools and materials for minor repairs, equipment for choking and signaling;
t) Enforced relocation of offenders to positions as per the law or removal of individuals and cargoes from locomotives;
u) Enforced allocation of other vehicles for transportation of number of passengers exceeding maximum passenger capacity of cars;
v) Enforced revocation and disposal of specialized license and certificates illegally issued;
x) Enforced removal of corpses, cremains, live animals, diseased animals, flammable substances, explosives, weapons, dangerous commodities from trains (at the nearest station in case of running trains), to stations for disposal as per the law;
y) Enforced timely implementation of special and social security transportation tasks at request of heads of competent regulatory agencies as per the law.
4. The rules for taking remedial measures are specified in Clause 2 Article 28 of the Law on Penalties for administrative violations.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 86. Giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương
Điều 4. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
Điều 34. Xử phạt người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép
Điều 35. Xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gắn biển số nước ngoài
Điều 42. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về chạy tàu
Điều 43. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đón, gửi tàu
Điều 44. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về chấp hành tín hiệu giao thông đường sắt
Điều 46. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều độ chạy tàu
Điều 66. Xử phạt đối với lái tàu, phụ lái tàu
Điều 74. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
Điều 75. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Điều 79. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm