Chương IV Nghị định 100/2014/NĐ-CP: Trách nhiệm trong kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ
Số hiệu: | 100/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2015 |
Ngày công báo: | 19/11/2014 | Số công báo: | Từ số 991 đến số 992 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cấm quảng cáo sữa thay thế sữa mẹ
Ngày 06/11/2014, Chính phủ ban hành Nghị định 100/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo.
Theo đó, nghiêm cấm các hành vi quảng cáo, khuyến mãi đối với sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi.
Đồng thời, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không được:
- Cử nhân viên tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với bà mẹ, phụ nữ mang thai hoặc thành viên trong gia đình họ với mục đích quảng cáo, tuyên truyền, khuyến khích sử dụng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ;
- Sử dụng hình thức tài trợ học bổng, tài trợ nghiên cứu khoa học, tài trợ kinh phí cho đào tạo, hội nghị, hội thảo, khóa học, buổi hòa nhạc, tổ chức cuộc thi…
Nghị định 100 có hiệu lực từ ngày 01/03/2015 và thay thế Nghị định 21/2006/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm:
a) Bán sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo đúng quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn đã công bố;
b) Cung cấp thông tin chính xác, khoa học và cách thức sử dụng đúng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ phù hợp với Điều 4, Điều 5 Nghị định này cho thầy thuốc, nhân viên y tế và người tiêu dùng.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh không được:
a) Tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không theo đúng quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn đã công bố; sản phẩm đã hết hạn sử dụng; không có nhãn hoặc bao bì đóng gói;
b) Cử nhân viên tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với bà mẹ, phụ nữ mang thai hoặc thành viên trong gia đình họ tại cơ sở y tế hoặc bên ngoài cơ sở y tế với mục đích quảng cáo, tuyên truyền, khuyến khích sử dụng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ;
c) Tổ chức trưng bày sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi tại cơ sở y tế; trưng bày tên, logo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ trên các biểu ngữ, áp phích và tài liệu quảng cáo khác trong các siêu thị, cửa hàng bán lẻ và cơ sở y tế;
d) Áp dụng các biện pháp khuyến mại đối với sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ như tặng hàng mẫu, tặng phiếu giảm giá, giải thưởng, quà tặng, tính điểm cộng thưởng, giảm giá hoặc bất kỳ hình thức nào khác;
đ) Sử dụng hình thức tài trợ học bổng, tài trợ nghiên cứu khoa học, tài trợ kinh phí cho đào tạo, hội nghị, hội thảo, khóa học, buổi hòa nhạc, tổ chức cuộc thi, diễn kịch, xây dựng phim, video clip, dịch vụ tư vấn qua điện thoại hoặc các hình thức khác nhằm tuyên truyền, giới thiệu, thúc đẩy việc kinh doanh hoặc sử dụng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ;
e) Thực hiện hoặc hỗ trợ việc thông tin, giáo dục, truyền thông liên quan đến nuôi dưỡng trẻ nhỏ nhằm tuyên truyền, giới thiệu, thúc đẩy việc kinh doanh hoặc sử dụng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ.
1. Cơ sở y tế có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện các biện pháp tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cho phụ nữ mang thai, bà mẹ có con nhỏ và thành viên trong gia đình họ;
b) Tổ chức tuyên truyền, treo pano, áp phích hoặc cho đăng phát hình ảnh có nội dung quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định này tại phòng khám thai, phòng chờ sinh, phòng sau sinh, phòng tư vấn dinh dưỡng hoặc những nơi dễ quan sát, tập trung đối tượng phụ nữ mang thai, bà mẹ có con nhỏ và thành viên gia đình họ;
c) Tạo điều kiện để bà mẹ cho con bú sớm trong vòng 01 giờ đầu sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu và tiếp tục cho trẻ bú mẹ kéo dài đến 24 tháng hoặc lâu hơn.
2. Cơ sở y tế không được:
a) Tổ chức bán hoặc cho phép bán sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ tại cơ sở y tế, trừ nhà thuốc bệnh viện;
b) Cho phép cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ trưng bày, niêm yết bất kỳ vật dụng, thiết bị nào có tên hoặc biểu tượng của sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, bình bú, vú ngậm nhân tạo tại cơ sở y tế;
c) Cho phép nhân viên của cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ tiếp cận với bà mẹ có con nhỏ, phụ nữ mang thai dưới mọi hình thức;
d) Nhận sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ; lợi ích vật chất; vật dụng có tên hoặc biểu tượng của sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ do cơ sở sản xuất, kinh doanh tặng.
1. Thầy thuốc, nhân viên y tế trong các cơ sở y tế có trách nhiệm:
a) Khuyến khích, hỗ trợ và bảo vệ việc nuôi con bằng sữa mẹ; hiểu và thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định này;
b) Thông tin cho bà mẹ có con nhỏ, phụ nữ mang thai về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ và cách thức thực hiện;
c) Giúp các bà mẹ cho con bú trong vòng một giờ đầu sau khi sinh;
d) Chỉ dẫn cho các bà mẹ cách cho con bú và duy trì nguồn sữa ngay cả khi họ phải xa con;
đ) Tư vấn cho bà mẹ và thành viên trong gia đình cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 06 tháng đầu;
e) Hướng dẫn, giúp đỡ bà mẹ ở gần con ngay sau khi sinh;
g) Khuyến khích bà mẹ cho con bú theo nhu cầu;
h) Hướng dẫn bà mẹ và thành viên trong gia đình không cho trẻ bú bình hoặc dùng vú ngậm nhân tạo;
i) Khuyến khích việc thành lập nhóm hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ và giới thiệu các bà mẹ tới đó khi các bà mẹ xuất viện;
k) Chỉ định trường hợp trẻ nhỏ phải dùng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ.
2. Thầy thuốc, nhân viên y tế trong cơ sở y tế không được:
a) Hướng dẫn cho trẻ dưới 06 tháng tuổi sử dụng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, trừ trường hợp có chỉ định của bác sỹ;
b) Thông tin cho phụ nữ mang thai, bà mẹ có con nhỏ hoặc thành viên gia đình họ là cho trẻ ăn sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ có giá trị tương đương hoặc tốt hơn cho trẻ bú sữa mẹ;
c) Nhận trực tiếp hoặc gián tiếp sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ; lợi ích vật chất; vật dụng có tên hoặc biểu tượng của sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ;
d) Cho phép cơ sở sản xuất, kinh doanh tặng mẫu, tặng quà liên quan đến sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ;
đ) Cung cấp danh sách tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của bà mẹ có con nhỏ, phụ nữ mang thai cho nhân viên cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc cho phép nhân viên cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ tiếp cận với phụ nữ mang thai, bà mẹ có con nhỏ tại cơ sở y tế.
1. Bộ Y tế, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý việc sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; quản lý chất lượng, an toàn đối với sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm quản lý thông tin, quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội tổ chức việc tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo đối với phụ nữ mang thai, bà mẹ và thành viên trong gia đình họ.
Chapter IV
RESPONSIBILITIES IN TRADING AND USE OF NUTRITIOUS PRODUCTS FOR INFANTS
Article 11. Responsibilities of establishments producing and trading in nutritious products for infants
1. Production and business establishments shall:
a/ Sell nutritious products for infants which meet the published food quality and safety regulations and standards;
b/ Provide accurate and scientific information on and proper usage of nutritious products for infants to physicians, medical workers and consumers under Articles 4 and 5 of this Decree.
2. Production and business establishments may not:
a/ Produce or trade in nutritious products for infants which fail to meet the published regulations or standards; or trade in products with expired use duration or without labels or packages;
b/ Send their employees to directly or indirectly contact mothers, pregnant women or members of their families at or outside medical establishments in order to advertise, disseminate and encourage the use of breast milk substitutes;
c/ Display breast milk substitutes or complementary foods for under-6 month infants at medical establishments; display names or logos of breast milk substitutes on banners, posters and other leaflets in supermarkets, retail stores and medical establishments;
d/ Apply sales promotion measures for breast milk substitutes such as giving free samples, coupons, rewards, gifts, point accumulation for rewards, discount or any other forms;
dd/ Grant scholarships, provide funds for scientific research, training courses, conferences, workshops, music concerts, contests, stage performances, making of films or video clips, telephone counseling services or other forms in order to disseminate and introduce products, promote the sales or use of breast milk substitutes;
e/ Provide or support the provision of information, education and communications about infant nurturing so as to disseminate, introduce and promote the sales and use of breast milk substitutes.
Article 12. Responsibilities of medical establishments
1. Medical establishments shall:
a/ Provide counseling about breastfeeding to pregnant women, nursing mothers and members of their families;
b/ Disseminate, put up panels and posters or broadcast images with contents prescribed in Articles 4 and 5 of this Decree at antenatal clinics, labor and delivery clinics, postpartum rooms, nutrition counseling clinics or easy-to-notice places or places where concentrate pregnant women, nursing mothers and members of their families;
c/ Create conditions for mothers to feed their newborns within the first hour after birth, exclusively breastfeed for the first six months of life, and continue breastfeeding until 24 months and beyond.
2. Medical establishments may not:
a/ Sell, or permit the sale of, breast milk substitutes at medical establishments, except hospital drugstores;
b/ Permit establishments producing or trading in breast milk substitutes to display or post up any utensils or equipment bearing names or logos of breast milk substitutes, feeding bottles and teats at medical establishments;
c/ Permit employees of establishments producing or trading in breast milk substitutes to meet or contact nursing mothers and pregnant mothers in any forms;
d/ Receive breast milk substitutes; material benefits; utensils bearing names or logos of breast milk substitutes which are given by production and business establishments.
Article 13. Responsibilities of physicians and medical workers of medical establishments
1. Physicians and medical workers of medical establishments shall:
a/ Promote, support and protect breastfeeding; understand and strictly comply with this Decree;
b/ Inform nursing mothers and pregnant women of the benefits of breastfeeding and ways of breastfeeding and proper breastfeeding positions;
c/ Help mothers breastfeed their newborns within the first hour after birth;
d/ Give mothers guidance on proper breastfeeding positions and maintain their breast milk when they are far from their infants;
dd/ Counsel mothers and members of their families about exclusive breastfeeding for the first 6 months of life;
e/ Guide and help mothers stay close to their newborns right after birth;
g/ Encourage mothers to breastfeed infants as desired;
h/ Guide mothers and members of their families neither to bottle feed nor use teats;
i/ Encourage the establishment of breastfeeding support groups and introduce mothers to the groups after they are discharged from hospitals;
k/ Identify infants that have to use breast milk substitutes.
2. Physicians and medical workers in medical establishments may not:
a/ Guide the use of breast milk substitutes for under-6 month infants, except the case prescribed by doctors;
b/ Inform pregnant women, nursing mothers or members of their families that breast milk substitutes are as good as or better than breast milk;
c/ Receive directly or indirectly breast milk substitutes, other material benefits or utensils bearing names or logos of breast milk substitutes;
d/ Help production and business establishments give sample products or gifts related to breast milk substitutes;
dd/ Provide lists of names, ages, addresses and telephone numbers of nursing mothers and pregnant women to employees of breast milk substitute production and business establishments or permit them to meet pregnant women and nursing mothers at medical establishments.
Article 14. Management responsibilities
1. The Ministry of Health and other ministries and sectors, the People’s Committees at all levels shall, within the ambit of their tasks and powers, manage the use of nutritious products for infants; manage quality and safety of nutritious products for infants; inspect and examine the implementation of regulations on trading and use of nutritious products for infants, feeding bottles and teats.
2. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall assume the prime responsibility for, and work with the Ministries of Health; Industry and Trade; and Information and Communications in, managing communications on and advertising of nutritious products for infants in accordance with law.
3. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and work with the Vietnam Women’s Union Central Committee, socio-political and social organizations in, disseminating and guiding pregnant women, nursing mothers and members of their families the implementation of regulations on trading and use of nutritious products for infants, feeding bottles and teats.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực