Chương II Nghị định 100/2014/NĐ-CP: Thông tin, giáo dục, truyền thông và quảng cáo
Số hiệu: | 100/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/11/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2015 |
Ngày công báo: | 19/11/2014 | Số công báo: | Từ số 991 đến số 992 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cấm quảng cáo sữa thay thế sữa mẹ
Ngày 06/11/2014, Chính phủ ban hành Nghị định 100/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và vú ngậm nhân tạo.
Theo đó, nghiêm cấm các hành vi quảng cáo, khuyến mãi đối với sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi.
Đồng thời, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không được:
- Cử nhân viên tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với bà mẹ, phụ nữ mang thai hoặc thành viên trong gia đình họ với mục đích quảng cáo, tuyên truyền, khuyến khích sử dụng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ;
- Sử dụng hình thức tài trợ học bổng, tài trợ nghiên cứu khoa học, tài trợ kinh phí cho đào tạo, hội nghị, hội thảo, khóa học, buổi hòa nhạc, tổ chức cuộc thi…
Nghị định 100 có hiệu lực từ ngày 01/03/2015 và thay thế Nghị định 21/2006/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Thông tin, giáo dục, truyền thông về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ và phương pháp nuôi dưỡng trẻ nhỏ phải được ưu tiên trong chương trình thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em, về cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.
1. Nội dung tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ phải rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu, bảo đảm tính khách quan, khoa học.
2. Tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ phải bảo đảm nội dung sau đây:
a) Lợi ích và tính ưu việt của việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ, khẳng định sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ; các yếu tố chống nhiễm khuẩn, đặc biệt là kháng thể chỉ có trong sữa mẹ có tác dụng giúp cho trẻ phòng, chống bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp và một số bệnh nhiễm khuẩn khác;
b) Hướng dẫn nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 06 tháng tuổi và tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn, cho trẻ ăn thức ăn bổ sung đúng cách, hợp lý từ 07 tháng tuổi;
c) Bất lợi khi không nuôi trẻ bằng sữa mẹ mà thay vào đó là cho trẻ ăn sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ như: Không cung cấp được cho trẻ khả năng miễn dịch có trong sữa mẹ, tốn kém kinh tế, thời gian, trẻ có thể bị nhiễm khuẩn nếu pha chế không đúng cách và bất lợi khác;
d) Ảnh hưởng không tốt của việc cho trẻ bú bằng bình, ngậm vú ngậm nhân tạo hoặc ăn thức ăn bổ sung trước khi tròn 06 tháng tuổi;
đ) Hướng dẫn cách pha chế, bảo quản, lựa chọn và sử dụng thức ăn bổ sung cho trẻ tại nhà bằng phương pháp đơn giản, bảo đảm an toàn, dinh dưỡng hợp lý với các loại thực phẩm có sẵn;
e) Dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ để duy trì nguồn sữa cho con bú.
3. Cấm tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về nuôi dưỡng trẻ nhỏ có nội dung sau đây:
a) Tranh ảnh, lời văn hoặc các hình thức khác nhằm khuyến khích việc cho trẻ ăn sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, cho trẻ bú bằng bình hoặc không khuyến khích việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ;
b) So sánh sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ là tương đương hoặc tốt hơn sữa mẹ;
c) Tên hoặc biểu tượng của sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ, bình bú, vú ngậm nhân tạo.
Nội dung của tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ phải bảo đảm yêu cầu sau đây:
1. Hướng dẫn cách lựa chọn, sử dụng đúng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ;
2. Hướng dẫn cách rửa sạch và tiệt khuẩn dụng cụ dùng cho trẻ nhỏ ăn;
3. Hướng dẫn cách cho trẻ nhỏ ăn bằng cốc, thìa hợp vệ sinh;
4. Những cảnh báo có hại có thể xảy ra đối với sức khỏe của trẻ nhỏ nếu cho trẻ ngậm vú nhân tạo, bú bằng bình hoặc ăn bổ sung trước khi tròn 06 tháng tuổi;
5. Cung cấp thông tin về khả năng nhiễm khuẩn khi trẻ bú bình và khi sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ không được pha chế và cho ăn đúng cách;
6. Cảnh báo việc tốn kém khi nuôi trẻ nhỏ bằng sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ.
1. Nghiêm cấm quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo dưới mọi hình thức; sử dụng hình ảnh bào thai hoặc trẻ nhỏ trong quảng cáo sữa dùng cho phụ nữ mang thai.
2. Việc quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi phải bảo đảm yêu cầu sau đây:
a) Phần đầu của quảng cáo phải có nội dung: "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ";
b) Nội dung quảng cáo phải nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi”; phù hợp với quy định tại Điều 4, Điều 5 Nghị định này và quy định khác của pháp luật về quảng cáo và an toàn thực phẩm.
3. Nội dung, điều kiện, thủ tục quảng cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.
Chapter II
INFORMATION, EDUCATION, COMMUNICATIONS AND ADVERTISING
Article 3. Information, education and communications about benefits of breastfeeding
Information, education and communications about benefits of breastfeeding and on infant nurturing methods must be prioritized in programs on information, education and communications about mother and child health protection and infant nutrition improvement.
Article 4. Information, education and communications documents on nurturing infants
1. Contents of information, education and communications documents on nurturing infants must be clear, easy to read and understand, objective and scientific.
2. Information, education and communications documents on nurturing infants must have the following contents:
a/ Benefits and superiority of breastfeeding, affirming that breast milk is the best food for the health and all-sided growth of infants; antibacterial elements, especially antibodies, only present in breast milk, which help prevent and control diarrhea, respiratory infections and some other infectious diseases;
b/ Instructions on infant breastfeeding until full 6 months of age and continued breastfeeding until at least full 24 months of age, and proper and rational feeding of infants with complementary foods when they reach 7 months;
c/ Disadvantages of feeding infants with breast milk substitutes instead of breast milk, such as providing infants with no immunological elements which can be found only in breast milk, requiring more money and time, possible child infection in case of improper preparation, and other disadvantages;
d/ Adverse impacts of bottle-feeding, use of teats and complementary foods on infants aged under 6 months;
dd/ Instructions on simple preparation, storage, selection and use of complementary foods at home for infants, ensuring safety and rational nutrition with available foods;
e/ Rational nutrition for mothers to maintain their breast milk.
3. Information, education and communications documents on nurturing infants which have the following contents are banned:
a/ Images, words or other communications forms to encourage the use of breast milk substitutes or bottle feeding or discourage breast feeding;
b/ Comparisons leading to the conclusion that breast milk substitutes are as good as or better than breast milk;
c/ Names or logos of breast milk substitutes, feeding bottles and teats.
Article 5. Information, education and communications documents on the use of nutritious products for infants
Contents of information, education and communications documents on the use of nutritious products for infants must:
1. Provide instructions on the selection and use of nutritious products for infants.
2. Provide instructions on the cleaning and sterilization of infant feeding utensils.
3. Provide instructions on the feeding of infants using clean cups and spoons.
4. Give cautions about possible harms to infants’ health caused by teats, bottle feeding or complementary foods when they are under 6 months.
5. Provide information on possible infections caused by bottle feeding and inproper preparation of and feeding with breast milk substitutes.
6. Give cautions about high costs of infant feeding with breast milk substitutes.
Article 6. Advertising of nutritious products for infants
1. To strictly prohibit the advertising of breast milk substitutes for under-24 month infants; complementary foods for under-6 month infants; feeding bottles and teats in any forms; the use of fetus or infant images in advertisements for milk for pregnant women.
2. The advertising of complementary foods for under-24 month infants must satisfy the following requirements:
a/ The first part of the advertisement must have the phrase “Breast milk is the best food for health and all-sided growth of infants”;
b/ Advertising contents must clearly state “This product is a complementary food and may be used as a supplement to breast milk for infants over 6 months”; and comply with Articles 4 and 5 of this Decree and the laws on advertising and food safety.
3. Advertising contents, conditions and procedures must comply with the law on advertising.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực