Nghị định 10/2019/NĐ-CP về thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước
Số hiệu: | 10/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 30/01/2019 | Ngày hiệu lực: | 15/03/2019 |
Ngày công báo: | 13/02/2019 | Số công báo: | Từ số 179 đến số 180 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Đầu tư, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2019/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2019 |
VỀ THỰC HIỆN QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Chính phủ ban hành Nghị định về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước.
Nghị định này quy định việc thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
1. Đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
1. Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước trong việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý vốn nhà nước tái doanh nghiệp theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thủ tướng Chính phủ, thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) là cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với các đối tượng sau đây:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp do Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và không thuộc đối tượng chuyển giao về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước trong thời gian chưa chuyển giao.
3. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp được chuyển giao từ các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
Quyền, trách nhiệm của Chính phủ theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp được thực hiện như sau:
1. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền trình Chính phủ: Ban hành, sửa đổi, bổ sung điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập giao Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu theo quy định của Chính phủ; ban hành, sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý tài chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2. Bộ Quốc phòng trình Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung điều lệ và cơ chế quản lý tiền lương của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.
3. Bộ Tài chính:
a) Trình Chính phủ ban hành: Quy định về chuyển doanh nghiệp do Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần; quy định việc quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; quy định tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; quy định việc giám sát, kiểm tra hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
b) Xây dựng Báo cáo về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc, trình Chính phủ xem xét và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm theo phân công của Chính phủ.
4. Bộ Nội vụ trình Chính phủ ban hành quy định về tuyển dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật người quản lý doanh nghiệp và Kiểm soát viên doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người đại diện phần vốn nhà nước.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chính phủ ban hành: Quy định về chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của người quản lý doanh nghiệp và Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người đại diện phần vốn nhà nước; quy định chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi khác của người lao động tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về lao động.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ ban hành: Quy định việc công khai thông tin về hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; quy định về quy chế hoạt động của Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; quy định về thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, bán toàn bộ doanh nghiệp và chuyển doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Thủ tướng Chính phủ thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp như sau:
1. Đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo thẩm quyền như sau:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu lập và trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp, bao gồm Đề án thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các tài liệu khác theo quy định của pháp luật.
b) Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập doanh nghiệp sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành có liên quan đối với Đề án thành lập doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu trình.
c) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu và thẩm định của Bộ Nội vụ.
2. Quyết định những nội dung sau đây đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập:
a) Quyết định tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại doanh nghiệp theo đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành.
b) Quyết định vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này; quyết định phê duyệt điều chỉnh vốn điều lệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động theo đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu và ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính theo quy định của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
c) Phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm của doanh nghiệp (bao gồm chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm) theo đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu, ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành và thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
d) Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu Chủ tịch Hội đồng thành viên trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu và thẩm định của Bộ Nội vụ. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên sau khi có ý kiến thống nhất của tập thể Ban cán sự Đảng Chính phủ theo quy định tại điều lệ của doanh nghiệp.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước sau khi có ý kiến thống nhất của tập thể Ban cán sự Đảng Chính phủ.
đ) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, điều động luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với chức danh Chủ tịch Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội theo đề nghị của Bộ Quốc phòng và ý kiến Bộ Nội vụ. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ tịch Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội sau khi có ý kiến thống nhất của tập thể Ban cán sự Đảng chính phủ.
3. Phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu và ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp và Bộ quản lý ngành.
Thẩm quyền quyết định cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
4. Quyết định chủ trương chuyển giao vốn nhà nước tại doanh nghiệp giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu, giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh, vốn nhà nước theo quy định pháp luật về chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác của đại diện chủ sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật, phân công của Chính phủ và Nghị định này.
1. Căn cứ phạm vi đầu tư vốn nhà nước và điều kiện thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu lập và trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp, bao gồm Đề án thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các tài liệu khác theo quy định của pháp luật.
2. Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện các quyền, trách nhiệm sau đây:
a) Quyết định thành lập doanh nghiệp, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
b) Đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định hồ sơ đề nghị đầu tư vốn và thực hiện cấp vốn cho doanh nghiệp.
c) Ban hành điều lệ, bổ nhiệm Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Trình tự, thủ tục thực hiện các quyền, trách nhiệm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và về thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý căn cứ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
2. Đề án quy định tại khoản 1 Điều này phải xác định các hình thức sắp xếp, đổi mới, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể đối với từng doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và lộ trình thực hiện.
3. Về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp theo đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu ra quyết định chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 3 Điều này.
b) Đối với trường hợp sáp nhập các doanh nghiệp thuộc các cơ quan đại diện chủ sở hữu khác nhau thì cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp nhận sáp nhập ra quyết định sáp nhập doanh nghiệp sau khi có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp bị sáp nhập.
c) Thẩm quyền quyết định hợp nhất các doanh nghiệp thuộc các cơ quan đại diện chủ sở hữu khác nhau thực hiện theo quy định hướng dẫn của Chính phủ.
d) Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
đ) Điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định hướng dẫn của Chính phủ.
4. Về chuyển doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần:
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần thực hiện theo quy định của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.
5. Về chuyển doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
Căn cứ điều kiện, phương thức, trình tự, thủ tục chuyển doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định hướng dẫn của Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện các quyền và trách nhiệm sau đây:
a) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển đổi doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
b) Quyết định chuyển đổi doanh nghiệp trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
c) Quyết định lựa chọn tổ chức tư vấn định giá, đấu giá; phê duyệt kết quả xác định giá trị doanh nghiệp.
d) Phê duyệt phương án chuyển đổi doanh nghiệp hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án chuyển đổi doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
đ) Phối hợp với các cơ quan liên quan phê duyệt quyết toán tài chính, quyết toán chi phí chuyển đổi doanh nghiệp, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư, quyết toán số tiền thu từ việc chuyển đổi doanh nghiệp.
e) Cử người đại diện phần vốn nhà nước góp tại doanh nghiệp chuyển đổi; giải quyết những vướng mắc, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chuyển đổi doanh nghiệp theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật hiện hành.
g) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình chuyển đổi doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Bán doanh nghiệp:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt phương án bán, giá bán doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án bán, giá bán doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
c) Cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng bán doanh nghiệp với người mua doanh nghiệp theo phương án và giá bán đã được phê duyệt tại điểm a và điểm b khoản này.
d) Điều kiện, trình tự, thủ tục bán doanh nghiệp thực hiện theo quy định hướng dẫn của Chính phủ về bán doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
7. Giải thể doanh nghiệp:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định giải thể doanh nghiệp theo đề nghị của người có thẩm quyền đề nghị giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giải thể doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
c) Đối tượng doanh nghiệp bị giải thể được xác định theo đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trường hợp việc giải thể doanh nghiệp nhà nước chưa được quy định tại Đề án tổng thể, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thì cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
d) Điều kiện, trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
8. Phá sản doanh nghiệp:
Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện thủ tục nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
9. Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu:
Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện chuyển giao vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho cơ quan đại diện chủ sở hữu khác theo quy định của Chính phủ.
10. Trường hợp quy định tại Điều này khác với quy định của pháp luật về ngân hàng đối với việc tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản, chuyển giao doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là tổ chức tín dụng thì áp dụng quy định của pháp luật về ngân hàng.
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành điều lệ và điều lệ sửa đổi, bổ sung của doanh nghiệp theo đề nghị của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt để Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định kế hoạch 05 năm (bao gồm chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm) và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
3. Quyết định phê duyệt các kế hoạch quy định tại khoản 2 Điều này phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Mục tiêu và nhiệm vụ kế hoạch;
b) Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách và các chỉ tiêu kế hoạch khác.
c) Giải pháp thực hiện kế hoạch;
d) Phân công tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.
đ) Các nội dung khác.
4. Về giám sát, kiểm tra thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu phải thực hiện giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch quy định tại khoản 2 Điều này và đánh giá kết quả thực hiện.
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu hướng dẫn, đôn đốc doanh nghiệp xây dựng, gửi báo cáo giữa kỳ và báo cáo cuối kỳ về tình hình thực hiện các kế hoạch để phục vụ công tác giám sát, kiểm tra, bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch được giao;
- Tình hình thực hiện các giải pháp đã đề ra trong kế hoạch;
- Hạn chế, nguyên nhân của việc không thực hiện hoặc thực hiện không tốt kế hoạch (nếu có);
- Các giải pháp tiếp theo để hoàn thành các mục tiêu trong kế hoạch kỳ kế tiếp.
c) Trình tự và thời hạn gửi các báo cáo thực hiện theo quy định Chính phủ về chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao của doanh nghiệp nhà nước.
1. Đối với người quản lý doanh nghiệp:
a) Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
b) Phê duyệt để Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Tổng Giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ báo cáo xin ý kiến Ban cán sự Đảng Chính phủ trước khi có văn bản chấp thuận để Hội đồng thành viên của doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập bổ nhiệm Tổng giám đốc theo quy định, tại điều lệ của doanh nghiệp.
c) Thực hiện quyền và trách nhiệm về tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ về tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
d) Việc quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, chấp thuận từ chức, thôi giữ chức, điều động, luân chuyển, phong, thăng quân hàm, xếp lương, nâng lương, phụ cấp lương, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu đối với Tổng giám đốc, Giám đốc và các chức danh quản lý khác của doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy chế công tác cán bộ trong quân đội, công an, quy định của pháp luật và Điều lệ doanh nghiệp.
2. Đối với kiểm soát viên:
a) Quyết định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Kiểm soát viên theo quy định của pháp luật.
b) Thành lập Ban Kiểm soát gồm tối đa 05 Kiểm soát viên tại công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước.
c) Thành lập Ban Kiểm soát gồm 03 Kiểm soát viên tại Công ty mẹ của tổng công ty nhà nước.
d) Bổ nhiệm 01 Kiểm soát viên hoặc thành lập Ban Kiểm soát gồm 03 Kiểm soát viên tại các doanh nghiệp nhà nước khác tùy thuộc vào quy mô vốn, phạm vi địa bàn và ngành, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.
đ) Cơ quan đại diện chủ sở hữu lựa chọn, quyết định bổ nhiệm cán bộ, công chức do mình quản lý làm Kiểm soát viên và có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho cán bộ, công chức khi thôi làm Kiểm soát viên.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu:
1. Ban hành quy chế tài chính của doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ.
2. Phê duyệt mức vốn điều lệ của doanh nghiệp (kể cả điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động) trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; thẩm định hồ sơ, phương án bổ sung vốn điều lệ của doanh nghiệp; phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp: thực hiện cấp bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp theo quy định phù hợp với từng nguồn vốn bổ sung điều lệ.
Hồ sơ, phương án, trình tự, thủ tục cấp vốn theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định hướng dẫn của Chính phủ.
3. Xem xét, phê duyệt theo đề nghị của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với những nội dung sau đây:
a) Phương án huy động vốn đối với từng dự án có mức huy động trên mức quy định tại điểm a khoản 3 Điều 23 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
b) Phương án huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Đối với khoản vay nước ngoài theo phương thức doanh nghiệp tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ, trừ khoản vay vốn nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm, cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt chủ trương vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp và đề nghị Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận. Đối với các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công và quy định khác của pháp luật có liên quan.
c) Dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định của doanh nghiệp có giá trị trên mức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
d) Dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp có giá trị trên mức quy định tại điểm a khoản 4 Điều 28 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Việc huy động vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của pháp luật ngân hàng và pháp luật có liên quan.
Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt các dự án và phương án quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
4. Quyết định để Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty ký hợp đồng thuê, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định hướng dẫn của Chính phủ.
5. Phê duyệt phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định hướng dẫn của Chính phủ.
6. Quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài, trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền của Quốc hội hoặc thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý ngoại hối và pháp luật có liên quan.
7. Quyết định chủ trương góp vốn, tăng, giảm vốn góp, chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
8. Quyết định chủ trương tiếp nhận công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty con, công ty liên kết của doanh nghiệp.
9. Phê duyệt báo cáo tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp.
10. Phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp để thực hiện việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết định việc chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong trường hợp giá trị chuyển nhượng thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất vốn đầu tư.
11. Phê duyệt chủ trương để Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân hàng.
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương để Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu tổ chức thực hiện giám sát, kiểm tra việc quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, việc tuyển dụng lao động, thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp; có ý kiến về việc giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền đối với hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định hướng dẫn của Chính phủ.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu tổ chức thực hiện đánh giá kết quả hoạt động, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong quản lý, điều hành của người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định hướng dẫn của Chính phủ.
3. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện thanh tra hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra và quy định pháp luật có liên quan.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu:
1. Thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thông qua người đại diện phần vốn nhà nước.
2. Cử, bãi nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, phụ cấp trách nhiệm, tiền thưởng và quyền lợi khác của người đại diện phần vốn nhà nước theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các quy định của Chính phủ về người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, về lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước và pháp luật có liên quan.
3. Phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện đầu tư tăng vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sau khi đã được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư bổ sung. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định của Chính phủ.
Xây dựng lộ trình, quyết định phương án và tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển nhượng đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng giai đoạn.
Trường hợp chuyển nhượng vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa có trong danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước chuyển nhượng đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định trước khi xây dựng phương án và tổ chức thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước tại doanh nghiệp này.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện chuyển nhượng vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
4. Giám sát việc thu hồi vốn đầu tư, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật.
5. Yêu cầu người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 36% vốn điều lệ trở lên báo cáo, xin ý kiến cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp về các vấn đề sau đây:
a) Mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản doanh nghiệp;
b) Điều lệ, sửa đổi và bổ sung điều lệ của doanh nghiệp;
c) Việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ; thời điểm và phương thức huy động vốn; loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; việc mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
d) Việc đề cử để bầu, kiến nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát. Đề cử để bổ nhiệm, kiến nghị miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp. Thù lao, tiền lương, tiền thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp; số lượng thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp;
đ) Chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển;
e) Chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của doanh nghiệp tại công ty con; thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết;
g) Chủ trương mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp; chủ trương vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp;
h) Báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, mức cổ tức hằng năm;
i) Chế độ tuyển dụng; chế độ thù lao, tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp;
k) Các vấn đề khác theo quy định Quy chế hoạt động của người đại diện phần vốn nhà nước do cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành và không trái với quy định tại Điều 48 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định của pháp luật có liên quan.
6. Quy định tại Quy chế hoạt động của người đại diện phần vốn nhà nước các vấn đề mà người đại diện phần vốn nhà nước phải báo cáo, xin ý kiến cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 36% vốn điều lệ (nếu có) không trái với quy định tại Điều 48 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Điều lệ của doanh nghiệp và quy định của pháp luật có liên quan.
7. Có ý kiến kịp thời bằng văn bản đối với những vấn đề thuộc trách nhiệm của người đại diện phải báo cáo, xin ý kiến.
8. Giám sát, đánh giá người đại diện phần vốn nhà nước theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
9. Chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước được giao quản lý.
10. Tổ chức thực hiện quyền, trách nhiệm khác theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, điều lệ của doanh nghiệp và quy định của pháp luật có liên quan.
Hội đồng thành viên công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước và doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp:
1. Xây dựng và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm của doanh nghiệp (bao gồm chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm).
2. Quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm của doanh nghiệp và gửi quyết định đến cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, giám sát.
3. Đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, phê duyệt quỹ thù lao, tiền lương hàng năm của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, đánh giá, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Tổng Giám đốc doanh nghiệp sau khi được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.
5. Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh vốn điều lệ; sửa đổi, bổ sung Điều lệ; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản doanh nghiệp. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị phụ thuộc sau khi đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu thẩm định và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương.
6. Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương thành lập mới công ty con 100% vốn của doanh nghiệp. Quyết định thành lập công ty con 100% vốn sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương.
7. Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định chủ trương đầu tư góp vốn mới, thành lập doanh nghiệp mới trong và ngoài nước dưới các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết. Quyết định đầu tư sau khi được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định chủ trương.
8. Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn hoặc không tiếp tục đầu tư vốn bổ sung vào công ty con, công ty liên kết; quyết định đầu tư sau khi được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định chủ trương đầu tư.
Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư bổ sung vốn hoặc không tiếp tục đầu tư vốn bổ sung vào công ty con, công ty liên kết trong trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật; quyết định đầu tư sau khi được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
9. Quyết định đầu tư bổ sung vốn vào công ty con, công ty liên kết, tham gia góp vốn vào hợp đồng hợp tác kinh doanh sau khi được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định chủ trương đầu tư đối với các khoản đầu tư cố giá trị vượt mức giá trị tương đương dự án nhóm B theo phân loại của Luật đầu tư công.
10. Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp (gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất), phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.
11. Chủ động quyết định và chịu trách nhiệm về việc quyết định những nội dung thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp, quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ của doanh nghiệp.
Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không thuộc đối tượng quy định tại Điều 14 Nghị định này:
1. Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu:
a) Quyết định tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản doanh nghiệp;
b) Ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ; quyết định, điều chỉnh vốn điều lệ;
c) Phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp;
d) Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty;
đ) Phê duyệt việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp;
e) Phê duyệt phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp có giá trị trên mức phân cấp cho Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty theo quy định của pháp luật;
g) Cấp vốn để thực hiện việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết định việc chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong trường hợp giá trị chuyển nhượng thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất vốn đầu tư;
h) Quyết định chủ trương góp vốn, tăng, giảm vốn góp, chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; quyết định chủ trương tiếp nhận công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thành công ty con, công ty liên kết của doanh nghiệp;
i) Phê duyệt báo cáo tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp.
2. Chủ động quyết định và chịu trách nhiệm về việc quyết định những nội dung thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp, quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ của doanh nghiệp.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 3 năm 2019.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu xây dựng và thực hiện quy chế nội bộ về tổ chức thực hiện các quyền, trách nhiệm đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và vốn nhà nước tại doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.
2. Trong trường hợp nhận chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ,chức thực hiện việc sắp xếp, đổi mới, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo đề án, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước thời điểm chuyển giao.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện vốn Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 10/2019/ND-CP |
Hanoi, January 30, 2019 |
IMPLEMENTING RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF STATE OWNER’S REPRESENTATIVES
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Management and Use of State Capital Invested in Business Activities of Enterprises dated November 26, 2014;
Pursuant to the Law on Enterprises dated November 26, 2014;
Upon the request of the Minister of Planning and Investment,
The Government hereby promulgates the Decree on implementation of rights and responsibilities of state owner’s representatives.
This Decree provides for the implementation of rights and responsibilities of state owner’s representatives in accordance with the Law on Management and Use of State Capital Invested in Business Activities of Enterprises.
Article 2. Subjects of application
1. Representatives of state owners at wholly state-owned enterprises and of state capital participation portions at joint-stock companies and multiple-member limited liability companies.
2. Wholly state-owned enterprises
3. Other entities, organizations and individuals involved in the investment, management and utilization of state capital at enterprises.
Article 3. State owner’s representatives
1. The Government shall implement uniform rights and responsibilities of the state owner’s representative for investment of state capital in enterprises and management of state capital at enterprises under the provisions of the Law on management and use of state capital invested in business activities of enterprises and other relevant laws.
2. The Prime Minister shall carry out rights and responsibilities of the state owner’s representative under the provisions of the Law on management and use of state capital invested in business activities of enterprises and other relevant laws.
3. The owner’s representative agency shall implement rights and responsibilities as a state owner’s representative to enterprises that the representative decides to establish or is authorized to manage, and shall implement rights and responsibilities as a state owner's representative for state capital contribution portions at joint-stock companies and multiple-member limited liability companies in accordance with the Law on management and use of state capital invested in business activities of enterprises and other relevant laws.
4. The owner’s representative shall directly carry out rights and responsibilities of the state owner’s representative at enterprises under the provisions of the Law on management and use of state capital invested in business activities of enterprises and other relevant laws.
Article 4. Owner’s representative agency
1. The Committee for management of state capital at enterprises shall be the agency representing the owners of wholly state-owned enterprises and the state capital invested in enterprises in accordance with the Government’s regulations.
2. Ministries, Ministry-level agencies, Governmental bodies (hereinafter referred to as ministry), People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities (hereinafter referred to as provincial People’s Committee) shall be the agency for owner’s representative to the followings:
a) Wholly state-owned enterprises and state capital contribution portions invested in enterprises that are established under the decisions issued, or of which management is authorized, by ministries or provincial People's Committees, and that are not transferred to the Committee for management of state capital at enterprises and the State Capital Investment Corporation in accordance with laws;
b) Wholly state-owned enterprises and state capital contribution portions invested in enterprises that are transferred to the Committee for management of state capital at enterprises and the State Capital Investment Corporation during the period of pending transfer.
3. The State Capital Investment Corporation shall exercise the right of representation for the state owner at enterprises that are transferred from ministries or provincial People’s Committees in accordance with laws.
IMPLEMENTATION OF RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF STATE OWNER’S REPRESENTATIVES
Section 1. IMPLEMENTATION OF RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF THE GOVERNMENT AND PRIME MINISTER
Article 5. Implementation of rights and responsibilities of the Government
Rights and responsibilities of the Government prescribed under the provisions of the Law on management and use of state capital invested in business activities of enterprises shall be implemented as follows:
1. The Committee for management of state capital at enterprises shall have the right to request competent regulatory authorities to appeal to the Government to: Promulgate, amend and supplement the statutes of wholly state-owned enterprises that are established under the Prime Minister’s decisions and of which management is authorized to the Committee in accordance with the Government’s regulations; promulgate, amend and supplement financial management regulations of the Vietnam National Oil and Gas Group, and the Vietnam Electricity Corporation.
2. The Ministry of National Defense shall appeal to the Government to promulgate, amend and supplement the salary management statutes and regulations of the Parent Company – Military Industry and Telecommunications Corporation.
3. The Ministry of Finance:
a) Appeal to the Government to promulgate: Regulations on transformation of wholly state-owned enterprises into joint-stock companies; regulations on financial administration of wholly state-owned enterprises; regulations on criteria for assessment of business performance and efficiency of wholly state-owned enterprises; regulations on supervision and inspection of investment, management and use of state capital at enterprises;
b) Prepare the report on investment, management and use of state capital at enterprises nationwide for submission to the Government so that the Government may review it, and present it in the year-end meeting of the National Assembly under its authority delegated by the Government.
4. Ministry of Home Affairs shall appeal to the Government to promulgate regulations on recruitment, appointment, re-appointment, dismissal, grant of awards to, and imposition of disciplinary actions on, managers and comptrollers of wholly state-owned enterprises, and the representatives for state capital contribution portions.
5. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall appeal to the Government to: Promulgate regulations on the compensation, remuneration and bonus package and other benefits granted to managers and comptrollers of wholly state-owned enterprises, and the representatives for state capital contribution portions; regulations on policies for recruitment, compensation, reward package and other benefits of employees working for wholly state-owned enterprises as provided in laws on labor.
6. Ministry of Planning and Investment shall appeal to the Government to: Promulgate regulations on disclosure of information about business operations of wholly state-owned enterprises; regulations on rules for performing tasks of comptrollers of wholly state-owned enterprises; regulations on incorporation, consolidation, acquisition, splitting, dissolution and total sale of enterprises and transformation of wholly state-owned enterprises into multiple-member limited liability companies.
Article 6. Implementation of rights and responsibilities of the Prime Minister
The Prime Minister shall carry out rights and responsibilities of the state owner’s representative under the provisions of the Law on management and use of state capital invested in business activities of enterprises as follows:
1. Investing state capital in establishment of wholly state-owned enterprises under the following delegated powers:
a) The owner’s representative agency shall prepare application documentation for establishment of enterprises and submit it to the Prime Minister. The application documentation shall enclose the proposal for establishment of an enterprise under the provisions of the Law on management and use of state capital invested in business activities of enterprises and other relevant documents prescribed in applicable provisions of laws.
b) The Prime Minister shall issue the Decision on establishment of an enterprise after receipt of assessment opinions from the Ministry of Planning and Investment and opinions from the Ministry of Finance, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Justice, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and other sectoral ministries involved, about the proposal for establishment of an enterprise submitted by the owner's representative agency.
c) The Prime Minister shall appoint the Chair of the Board of Members upon the request of the owner's representative agency and assessment conducted by the Ministry of Home Affairs.
2. Making the decision on the following issues related to wholly state-owned enterprises established under the Prime Minister’s decision:
a) Decide reorganization and transfer of ownership and rearrangement of enterprises according to the request of the owner's representative agency and opinions of the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Justice, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and sectoral ministries involved.
b) Decide the charter capital of an enterprise upon its establishment as provided in clause 1 of this Article; decide to approve the adjustment to the charter capital of an enterprise during its business period according to the owner’s representative agency and consenting opinions given in writing by the Ministry of Finance under the Government’s regulations on investment of state capital in enterprises, management and use of capital and assets at enterprises.
c) Approve the business strategy and plan, and the 5-year investment and development plan of each enterprise (including the business strategy, plan and 5-year investment and development plan) according to the request of the owner’s representative agency and opinions of the Ministry of Finance or relevant sectoral ministries and assessment opinions of the Ministry of Planning and Investment.
d) Decide personnel planning, appointment, re-appointment, acceptance of resignation, dismissal, secondment, rotation, grant of awards to, imposition of disciplinary sanctions on, sacking and retirement of the Chair or the Board of Members according to the request of the owner’s representative agency and assessment opinions of the Ministry of Home Affairs. The Prime Minister shall appoint the Chair of the Board of Members after receipt of consenting opinions from the collective of the Party’s Committee for Civil Affairs of the Government in accordance with the enterprise’s statutes.
The State Capital Management Committee operating at each enterprise shall preside over and cooperate with the Ministry of Home Affairs to appeal to the Prime Minister to appoint the General Director of the State Capital Investment Corporation after receipt of consenting opinions from the collective of the Government’s Party Civil Affairs Committee.
dd) Make the decision on appointment, re-appointment, dismissal, resignation, secondment, rotation, grant of awards to, impose disciplinary actions on and retirement of the Chair of the Parent Company – Military Industry and Telecommunications Corporation according to the request of the Ministry of National Defence and opinions of the Ministry of Home Affairs. The Prime Minister shall appoint the Chair of the Parent Company – Military Industry and Telecommunications Corporation after receipt of unanimous opinions from the collective of the Government's Party Civil Affairs Committee.
3. Approve the proposal for the general organization and reform of enterprises that are established by the owner’s representative agencies or of which management is authorized on the basis of the request of these representative agencies and opinions of the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Justice and other relevant sectoral ministries.
Authority to grant the decision on restructuring of credit institutions going into special administration shall be subject to provisions of the Law on Credit Institutions.
4. Make a decision on the policies for transfer of state capital invested at enterprises amongst the owner's representative agencies and between owner's representative agencies and enterprises specialized in state capital investment and business in accordance with laws on transfer of the right to represent the owner of state capital invested at enterprises in accordance with laws.
5. Implement other rights and responsibilities of the state owner’s representatives as regulated by laws and assigned by the Government, and in accordance with this Decree.
Section 2. IMPLEMENTATION OF RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF OWNER’S REPRESENTATIVE AGENCIES
Article 7. Rights and responsibilities of the owner’s representative agencies for establishment of wholly state-owned enterprises
1. Based on the scope of state capital investment and requirements for establishment of wholly state-owned enterprises under the law on management and use of state capital invested in business activities of enterprises, the owner’s representative agency shall prepare application documentation for establishment of enterprises, enclosing the proposal for establishment of enterprises under the provisions of the Law on management and use of state capital invested in business activities of enterprises and other relevant documents prescribed by laws.
2. After receipt of the Prime Minister’s approval of the proposal for establishment of enterprises, the owner’s representative agencies shall implement the following rights and responsibilities:
a) Make the decision on establishment of enterprises, except for cases under the decision-making authority of the Prime Minister.
b) Submit the request documentation to same-level financial institutions for assessment for investment of capital and disbursement of funds to enterprises.
c) Promulgate the charter, appoint the Chair and members of the Board of Members, and the Chair of the enterprise, except for cases under the authority of the Government and the Prime Minister.
3. Procedures and processes for implementation of rights and responsibilities specified in clause 1 and clause 2 in this Article shall be subject to the Government’s regulations on investment of state capital in enterprises, management and use of state capital and property at enterprises, and establishment of wholly state-owned enterprises.
Article 8. Rights and responsibilities of the owner’s representative agencies for reorganization, transfer of ownership, dissolution, insolvency and disposition of wholly state-owned enterprises
1. The owner’s representative agencies shall cooperate with relevant agencies in formulating and appealing to the Prime Minister to approve the general proposal for reorganization and reform of enterprises established under their decision or of which management is authorized, based on legislative regulations on management and use of state capital invested in business activities of enterprises, and criteria for classification of state enterprises and state-invested enterprises, which are decided by the Prime Minister over periods of time.
2. The proposal stated in clause 1 of this Article must define forms of arrangement, reform and reorganization, transfer of ownership and dissolution of each enterprise which is established under the owner’s representative agency or of which management is authorized, and implementation schedule.
3. Regarding the splitting, division, consolidation and acquisition of enterprises based on the general proposal for arrangement and reform of enterprises which has already been approved by the Prime Minister:
a) The owner’s representative agency shall make the decision on splitting, division, consolidation and acquisition of enterprises, except cases referred to in point b, point c and point d of clause 3 in this Article.
b) As for the acquisition of enterprises belonging to different owner's representative agencies, the representative agency of the owner of the acquirer enterprise shall issue the decision on corporate acquisition after receipt of the consenting opinion from the representative agency of the owner of the acquired enterprise.
c) Authority to decide acquisition of enterprises under the control of different owner’s representative agencies shall be subject to the Government’s instructions.
d) The owner’s representative agency shall appeal to the Prime Minister to decide the splitting, division, consolidation and acquisition of enterprises established under the Prime Minister’s decision.
dd) Application and documentation requirements, procedures and processes for the splitting, division, consolidation and acquisition of enterprises shall be subject to legislative regulations on enterprises and instructional regulations of the Government.
4. Regarding transformation of wholly state-owned enterprises into joint-stock enterprises:
Procedures, processes for and authority over grant of the decision on transformation of enterprises into joint-stock enterprises shall be subject to regulations of the Government on transformation of state enterprises and single-member limited liability enterprises whose charter capital is wholly owned by the State into joint-stock companies.
5. Regarding transformation of enterprises into multiple-member limited liability companies:
Based on application and documentation requirements, methods, procedures and processes for transformation of enterprises into multiple-member limited liability companies as provided in the Law on Enterprises, the Law on management and use of state capital invested in business activities of enterprises and instructional regulations of the Government, the owner's representative agency shall implement the following rights and responsibilities:
a) Appeal to the Prime Minister to make the decision on transformation of enterprises established under the Prime Minister’s decision.
b) Make the decision on transformation of enterprises, except cases specified in point a of this clause.
c) Make the decision on selection of valuation consulting and auctioning service providers; approve the results of determination of corporate value.
d) Approve the plan for corporate transformation or appeal to the Prime Minister to seek his approval of the plan for transformation of enterprises established under the Prime Minister’s decision.
dd) Cooperate with related bodies in approving the final financial accounts and the final accounts of corporate transformation expenses and the final accounts of funds for employee severance package and the final accounts of revenues generated from the corporate transformation.
e) Assign the representative for the state capital contribution portion in a transformed enterprise; deal with difficulties, complaints or denunciations related to corporate transformation under its authority and in accordance with applicable laws.
g) Instruct, inspect and supervise the process for corporate transformation in accordance with laws.
6. Regarding sale of an enterprise:
a) The owner’s representative agency shall decide to approve the plan for sale and the selling price of an enterprise, except for the cases stated in point b of this clause.
b) The owner’s representative agency shall appeal to the Prime Minister to approve the plan for sale and the selling price of an enterprise that the Prime Minister has decided to establish.
c) The owner’s representative agency or the authorized person shall sign the contract for sale of the enterprise with the buyer according to the plan for sale and the selling price of the enterprise which has been approved in point a and point b of this clause.
d) Requirements, procedures and processes for sale of an enterprise shall subject to the instructional regulations of the Government on sale of wholly state-owned enterprises.
7. Dissolution of an enterprise:
a) The owner’s representative agency shall make the decision on corporate dissolution upon the request of the competent authority requesting corporate dissolution in accordance with laws, except the cases specified in point b of this clause.
b) The owner’s representative agency shall appeal to the Prime Minister to grant his decision on dissolution of the enterprise that the Prime Minister has decided to establish.
c) The enterprise to be dissolved shall be determined according to the general proposal for arrangement and reform of enterprises which has already been approved by the Prime Minister. In case where the corporate dissolution has not been yet regulated in the general proposal for arrangement and reform of state enterprises, the entity granting the decision on establishment of state enterprises shall have to appeal to the Prime Minister to consider granting a decision on such dissolution.
d) Requirements, procedures and processes for corporate dissolution in accordance with laws.
8. Insolvency of an enterprise:
The owner’s representative agency shall submit the application for initiation of corporate insolvency procedures in accordance with laws.
9. Transfer of the right to represent the owner:
The owner’s representative agency shall carry out the transfer of state capital at an enterprise to another owner’s representative agency in accordance with the Government’s regulations.
10. In case where regulations in this Article are contrary to provisions of laws on banking operations applied to the reorganization and transfer of ownership, dissolution, insolvency and transfer of wholly state-owned enterprises which are credit institutions, the latter shall prevail.
Article 9. Rights and responsibilities of the owner’s representative agency regarding the charter, strategy and plan of a wholly state-owned enterprise
1. The owner's representative agency shall adopt the charter and the revised or amended one of the enterprise upon the request of the Board of Members and the enterprise’s Chairman, except the cases in which the authority to adopt the charter is delegated to the Government.
2. The owner’s representative agency shall approve that charter so that the Board of Members and the enterprise’s Chairman can decide the 5-year plan (including the business strategy and plan and 5-year investment and development plan) and the annual business plan of the enterprise, except the cases in which the authority to grant approval is delegated to the Prime Minister.
3. The decision on approval of plans specified in clause 2 of this Article must contain the following main information:
a) Planned objectives and tasks;
b) Indices measuring revenues, profits, payments to the state budget and other plan-related indices.
c) Plan implementation solutions;
d) Assignment of tasks of implementation, supervision and assessment of results of implementation of these plans.
dd) Others.
4. Regarding the supervision and inspection of the implementation of the approved plan:
a) The owner’s representative agency shall have to carry out the supervision and inspection of implementation of plans stated in clause 2 of this Article and the assessment of results of implementation of these plans.
b) The owner’s representative agency shall instruct and encourage an enterprise to prepare and submit the mid-term and final assessment report on implementation of plans to serve the purposes of supervision and inspection, including the following main information:
- Latest updates on implementation of assigned objectives, tasks and targets in the plan;
- Latest updates on implementation of solutions specified in the plan;
- Restrictions and causes of failure or unsuccessful implementation of the plan (if any);
- Subsequent solutions to accomplishing objectives in the plan of the following period.
c) Sequences and time limits for submission of review reports shall be subject to the Government’s regulations on the regime for supervision and inspection of implementation of strategies, plans, objectives and tasks under the delegated authority of state enterprises.
Article 10. Rights and responsibilities of the owner’s representative agency regarding management of staff working for wholly state-owned enterprises
1. Managers:
a) Make its decisions on planning, appointment, re-appointment, resignation, discharge secondment, rotation, grant of awards to, imposition of disciplinary actions on, dismissal and retirement of the Chair of the Board of Members, members of the Board of Members and the President of an enterprise in accordance with laws, except for the cases in which the decision-making authority is delegated to the Prime Minister.
b) Grant the approval so that the Board of Members and the enterprise's President can issue the decision on appointment, re-appointment, discharge, grant of awards to and imposition of disciplinary actions on the General Director and the Director of an enterprise.
The owner’s representative agency shall preside over and cooperate with the Ministry of Home Affairs in sending reports to and asking for opinions of the Government’s Party Civil Affairs Committee before sending the written consent in order for the Board of Members of an enterprise that the Prime Minister has decided to establish to appoint the General Director in accordance with regulations and the enterprise's charter.
c) Implement rights and responsibilities regarding compensation, remuneration and bonus package and other benefits of the manager in accordance with the Government’s regulations on compensation, remuneration and bonus package for the manager of the single-member limited liability company whose charter capital is wholly owned by the State.
d) The decision on appointment, re-appointment, dismissal, acceptance of resignation and discharge from holding office, secondment, rotation, military rank grant and promotion, pay classification, pay raise, salary-based allowance, grant of awards to, imposition of disciplinary actions on and retirement of the General Director, the Director and other managerial rank holders in the enterprise affiliated to the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense shall be subject to the regulations on personnel affairs in the military and police forces, legislative regulations and the enterprise’s charter.
2. Comptrollers:
a) Make decisions on planning, appointment, re-appointment, resignation, dismissal, transfer, rotation, grant of rewards to, imposition of disciplinary actions on, resignation and retirement of comptrollers in accordance with law.
b) Establish the Control Board composed of 05 comptrollers at maximum at a parent company of the state economic corporation.
c) Establish the Control Board composed of 03 comptrollers at the parent company of the state general company.
d) Appoint 01 comptroller or establish the Control Board composed of 03 comptrollers at other state enterprises, depending on the capital size, scope of locality and business sectors or industries of state enterprises that the comptroller has established or is authorized to manage.
dd) The owner’s representative agency shall choose and decide to appoint an officer or public servant under its management to hold office as a comptroller and shall be responsible for assigning work suitable for officers and public servants who have resigned as comptrollers.
Article 11. Conduct of implementation of rights and responsibilities regarding financial and investment activities of wholly state-owned enterprises
The owner’s representative agency:
1. Promulgate financial regulations of enterprises according to the Government's regulations on investment of state capital in enterprises and management and use of capital and assets at enterprises, except for cases in which the authority to promulgate such regulations is delegated to the Government.
2. Approve the charter capital amount of the enterprise (including adjust the charter capital during its business period), except for cases falling under the Prime Minister's competence; appraise dossiers and plans for supplementing the charter capital of enterprises; cooperate with the finance agencies at the same level in: supplementing the charter capital of enterprises in accordance with regulations by using proper funding sources as such supplementary funds.
Dossiers, plans, sequences and procedures for granting capital according to the provisions of the Law on Management and Use of State Capital Invested in Production and Business activities of Enterprises and the Government's directives.
3. Consider granting approval of the request of the Board of Members and the enterprise’s Chairman related to the followings:
a) Capital mobilization plan for each project with the amount of mobilized funds greater than the limit prescribed in point a of clause 3 of Article 23 of the Law on Management and Use of State Capital Invested in Production and Business Activities of Enterprises.
b) Plan for mobilization of funds from foreign organizations and individuals.
For foreign loans that enterprises take out according to the method wherein enterprises have to exercise responsible autonomy to borrow funds and assume responsibility for debt repayment, except for foreign loans in the form of import of goods for which deferred payments are allowed, the owner’s representative agency shall approve the policy for lending of foreign funds by each enterprise and shall request the Ministry of Finance to conduct assessment and grant approval. Loans guaranteed by the Government shall be subject to legislative regulations on public debt management and other provisions of relevant law.
c) Projects for investment, construction, purchase and sale of fixed assets of enterprises that have values greater than those specified in point a of clause 1 of Article 24 in the Law on management and use of state capital invested in production and business activities of enterprises.
d) Outward investment projects that have values greater than those specified in point a of clause 4 of Article 28 in the Law on management and use of state capital invested in production and business activities of enterprises.
Mobilization of funds by wholly state-owned enterprises which are credit institutions shall be subject to regulations of laws on banks and other relevant laws.
Processes and procedures for preparation, assessment and approval of projects and plans specified in clause 2 of this Article shall be subject to provisions of relevant laws.
4. Make a decision to allow the Board of Members and the enterprise’s President to sign the contract to rent, lease, mortgage and hypothecate property of enterprises that has values greater than the limits under the authority delegated to the Board of Members and the enterprise's President in accordance with the Law on management and use of state capital invested in production and business activities of enterprises and other instructional regulations of the Government.
5. Grant the approval of the plan to liquidate and sell unmovable property of enterprises that has values greater than the limits under the authority delegated to the Board of Members and the enterprise's President in accordance with the Law on management and use of state capital invested in production and business activities of enterprises and other instructional regulations of the Government.
6. Make a decision on the policy for outbound investment, except cases in which the authority to make such decision is delegated to the National Assembly and the Prime Minister, according to laws on management and use of state capital invested in business activities of enterprises, laws on investment and laws on foreign exchange management and other relevant ones.
7. Make a decision on the policy for capital contribution, increase or decrease in contributed capital and transfer of investment capital invested in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies.
8. Make a decision on the policy for accepting a joint-stock company or multiple-member limited liability company into an affiliate or subsidiary company of the enterprise.
9. Approve financial statements, annual plans for profit distribution and creation of funds of the enterprise.
10. Cooperate with the finance agency of the same level to carry out state capital investment in enterprises after receipt of approval from competent authorities; decide on the transfer of investment capital of enterprises at joint-stock companies and multiple-member limited liability companies in case the transfer value is lower than the value recorded in the accounting books of the enterprise after provisions for losses of investment capital have already been set off against such value.
11. Approve the policy to allow the Board of Members and the enterprise’s Chairman to decide on the establishment, reorganization and dissolution of branches, representative offices and dependent accounting units of enterprises according to the provisions of law.
Establishment of branches or representative offices of wholly state-owned enterprises which are credit institutions shall be subject to regulations of laws on banks.
Report to the Prime Minister to consider approving the policy to allow the Board of Members and the enterprise’s Chairman to decide on the establishment, reorganization and dissolution of branches, representative offices and dependent accounting units of enterprises that the Prime Minister has decided to establish.
Article 12. Conduct of implementation of rights and responsibilities regarding surveillance, inspection and assessment of operations of wholly state-owned enterprises
1. The owner’s representative agency shall organize the monitoring and inspection of the management, use, preservation and development of capital, implementation of strategies, development investment plans, recruitment of labor, implementation of the salary and bonus regime of these enterprises; shall give opinions on supervision, inspection and audit by other competent agencies and organizations with respect to investment, management and use of state capital in enterprises in accordance with the Law on management and use of state capital invested in production and business of enterprises and regulations of the Government.
2. The owner’s representative agency shall conduct the evaluation of the performance and efficiency of production and business activities of these enterprises, the assessment of the level of accomplishing the tasks in the management and administration of business managers and comptrollers in compliance with the law on management and use of state capital invested in production and business in enterprises and the Government's instructional regulations.
3. Authority, procedures and processes for carrying out the inspection of operations of wholly state-owned enterprises shall be subject to legislative regulations on inspection and provisions of relevant laws.
Article 13. Conduct of implementation of rights and responsibilities regarding the state capital contribution portion in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies
The owner’s representative agency:
1. Implement rights and responsibilities regarding the state capital contribution portion in joint-stock companies and multiple-member limited liability companies through its representative person for state capital contribution portion.
2. Appoint, dismiss, discharge, reward, discipline, pay salary, responsibility allowances, bonuses and other benefits to the representative for state capital in accordance with the Law on management and use of state capital invested in production and business of enterprises and the Government's regulations on representatives of state capital who hold managerial positions at enterprises of which over 50% of the charter capital is owned by the State, and on labor, salaries, remuneration and bonuses for companies in which that State holds voting shares and contributed capital, and other relevant laws.
3. Cooperate with finance agencies of the same level in investing in an increase in the state capital contributed to joint-stock companies and multiple-member limited liability companies after receipt of the approval of additional investment from the competent authority. Dossiers, plans, sequences and procedures for supplementary investment in an increase in state capital investment in enterprises shall be subject to the provisions of the Law on Management and Use of State Capital Invested in Production and Business activities of Enterprises and the Government's regulations.
Develop a roadmap, decide the plan and organize the implementation of state capital transfer in joint stock companies and multiple-member limited liability companies according to the list of state-invested enterprises eligible for transfers under the Prime Minister’s decisions over periods of time.
In case of transfer of state capital in an enterprise not yet included in the list of state-invested enterprises eligible for transfer under the Prime Minister’s decisions, the owner’s representative agency must report such transfer to the Prime Minister to seek his decision before elaborating transfer plans and organizing the implementation of state capital transfer at this enterprise.
Dossiers, plans, sequences and procedures for transfer of state capital investment in enterprises shall be subject to the provisions of law on investment of state capital in enterprises, management and use of capital and assets at enterprises.
4. Supervise the recovery of investment capital, the collection of profits and share dividends distributed by joint-stock companies and multiple-member limited liability companies in accordance with law.
5. Request representatives of the state capital at enterprises of which 36% of charter capital or more is owned by the State to report to the owner’s representative before giving comments, casting votes and making decisions at the General Meeting of Shareholders, the meeting of the Board of Directors and the Board of Members in accordance with the law and the Charter of the enterprise on the following issues:
a) Objectives, tasks and business sectors or industries; business reorganization, dissolution and bankruptcy;
b) Charter, amendments and supplements to the charter of an enterprise;
c) The increase or decrease in the charter capital; time and method of capital mobilization; types of shares and the total number of shares of which offering is authorized; the redemption of over 10% of the total shares already sold;
d) The nomination for election, petition to dismiss, discharge, reward, handle violations of members of the Board of Directors, Chairman of the Board of Directors, Chairman of the Members' Council and members of the Control Board. Nomination to appoint, propose to dismiss, sign a contract, terminate the contract with the General Director (Director) of the enterprise. Remuneration, salary, bonus and other benefits of members of the Board of Directors, members of the Members' Council, members of the Control Board, General Director (Director) of the enterprise; number of members of the Board of Directors, members of the Supervisory Board, Deputy General Director (Deputy Director) of the enterprise;
dd) Business strategies, plans and investment and development plans;
e) The policy of capital contribution, holding, increase and reduction of capital of enterprises in subsidiaries; establishment, reorganization and dissolution of branches and representative offices; acceptance of enterprises voluntarily participating as subsidiaries and affiliates of enterprises;
g) The policy on buying and selling assets and borrowing and lending contracts with a value equal to or greater than 50% of the enterprise's charter capital or another percentage less than the value prescribed in the charter of the enterprise; the policy for borrowing of foreign funds of enterprises;
h) Financial statements, distribution of profits, establishment and use of funds and annual share dividends;
i) Employee recruitment regime; employee compensation, remuneration and bonus package of enterprises;
k) Other issues that conform to regulations on performing tasks of the representative of state capital issued by the owner’s representative agency and that are not in breach of the provisions of Article 48 of the Law on management and use of state capital invested in production and business in enterprises and relevant laws.
6. Set forth the operational regulations of representatives of state capital on issues that representatives of the state capital must report to, consult with the owner’s representatives before giving comments, casting votes, making decisions at an enterprise of which less than 36% of the charter capital is owned by the State (if any). These regulations shall not be contrary to the provisions of Article 48 of the Law on Management and Use of State Capital Invested in Production and Business in Enterprises, charter of enterprises and relevant laws
7. Give timely opinions in writing on issues under the management of the representative.
8. Carry out the supervision and assessment of representatives of state capital according to their competence, order and procedures prescribed in the provisions of law on management and use of state capital invested in production and business in enterprises and the Government’s regulations on supervision of state capital investment in enterprises, financial supervision, assessment of operational efficiency and disclosure of financial information of wholly state-owned or state-invested enterprises.
9. Take responsibility for effective use, preservation and development of allocated state capital.
10. Implement other rights and responsibilities under the provisions of the Law on management and use of state capital invested in business activities of enterprises, the enterprise’s charter and other relevant laws.
Section 3. OWNER’S DIRECT REPRESENTATIVE
Article 14. Rights and responsibilities of the owner’s direct representative at wholly state-owned enterprises established under the Prime Minister’s decision
The Board of Members of the parent company of a state economic group, the State Capital Investment Corporation and the enterprise established under the Prime Minister’s decision to invest state capital under the provisions of the Law on management and use of state capital invested in production and business in enterprises shall:
1. Develop and report to the owner’s representative agency to appeal to the Prime Minister to approve the business strategy and plan, and the 5-year investment and development plan of each enterprise (including the business strategy, plan and 5-year investment and development plan).
2. Make a decision on the annual business, investment and development plan of an enterprise and send such decision to the owner's representative agency, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for synthesis and supervision purposes.
3. Petition the authority to decide the planning, appointment, re-appointment, dismissal, secondment, rotation, approval of resignation, commendation, discipline and assessment of performance of the Chairman and members of the Board of Members, approval of the compensation and remuneration package paid to the enterprise’s managers in accordance with law.
4. Make a decision on planning, appointment, assessment of performance, re-appointment, resignation, dismissal, secondment, grant of rewards to, imposition of disciplinary actions on, resignation and retirement of the General Director of the enterprise after obtaining approval from the owner’s representative agency.
5. Request the owner’s representative agency to appeal to the competent authority to adjust the charter capital; amend and supplement the Charter; reorganize, transfer ownership of, dissolve and order the bankruptcy of an enterprise. Make a decision on establishment, reorganization and dissolution of dependent units immediately after submitting a request to the owner’s representative agency for assessment and receiving the Prime Minister’s consent to an investment policy.
6. Request the owner’s representative agency to consider appealing to the Prime Minister to make his decision on a policy on establishment of a subsidiary wholly owned by the enterprise. Make a decision on establishment of a subsidiary wholly owned by the enterprise after the Prime Minister grants his approval of the policy for such establishment.
7. Request the owner’s representative agency to consider deciding on the policy of investment in new capital contribution, establishment of new domestic and foreign enterprises in a form of multiple-member limited liability companies, joint-stock companies or foreign-invested companies, or acquire enterprises voluntarily participate as subsidiaries and affiliates. Make a decision on investment after receipt of the decision on the investment policy from the owner’s representative agency.
8. Request the owner’s representative agency to consider deciding on the policy of investment in supplementing capital or not continuing to invest additional capital in subsidiaries and affiliates; make an investment decision after receipt of the decision on the investment policy from the owner’s representative agency.
Request the owner’s representative agency to consider appealing to the Prime Minister to make a decision on the policy for investment in supplementing capital or not continuing to invest additional capital in subsidiaries and associated companies in case of the authority to grant such decision is delegated to the Prime Minister in accordance with law; make an investment decision after receipt of the approval of the investment policy from the Prime Minister.
9. Make a decision on additional investment of capital in subsidiaries and affiliates, capital contribution to business cooperation contracts after receipt of the decision on the investment policy from the owner’s representative on investment of capital having the value exceeding the equivalent value of Group B projects according to the classification defined in the Law on Public Investment.
10. Request the owner’s representative agency to approve annual financial statements of an enterprise (including financial statements of parent companies and consolidated financial statements), distribute profits, set aside and use funds.
11. Proactively make a decision on and bear responsibility for making a decision on issues under the authority of the Board of Members of wholly state-owned enterprises in accordance with the Law on management and use of state capital invested in business and production of enterprises, the Law on enterprises, other provisions of relevant laws and the enterprise's Charter.
Article 15. Rights and responsibilities of the owner’s direct representative at wholly state-owned enterprises that are established under the decision of the owner’s representative agency or which it is authorized to represent
Board of Members and President of wholly state-owned enterprises shall not be governed by Article 14 herein.
1. Request the owner’s representative agency to:
a) Make a decision on reorganization and transfer of ownership, dissolution and bankruptcy of an enterprise;
b) Promulgate, amend and supplement the charter; decide and adjust the charter capital;
c) Approve the 5-year investment and development plan and strategy, and the annual business plan, of each enterprise;
d) Make a decision on appointment, reappointment, discharge, grant of rewards to, imposition of disciplinary actions on, grant of compensation, remuneration and bonus package and other benefits to, the Chairman and members of the Board of Members and the President of an enterprise;
dd) Approve the appointment, re-appointment, dismissal, grant of rewards to, and imposition of disciplinary actions on, the General Director or Director of an enterprise;
e) Approve the plan of capital mobilization, investment projects, construction, purchase and sale of fixed assets, investment projects outside enterprises, overseas investment projects of enterprises having value greater than the limit within which the Board of Members and the enterprise’s President is authorized to make their decision in accordance with the law;
g) Provide funds to carry out state capital investment in enterprises after receipt of approval from competent authorities; decide on the transfer of investment capital of enterprises at joint-stock companies and multiple-member limited liability companies in case the transfer value is lower than the value recorded in the accounting books of the enterprise after provisions for losses of investment capital have already been set off;
h) Make the decision on the policy of capital contribution, increase, decrease of contributed capital, transfer of investment capital of enterprises at joint-stock companies or multiple-member limited liability companies; make a decision on the policy for adoption of joint stock companies or multiple-member limited liability companies as subsidiaries and affiliates of enterprises;
i) Approve financial statements, annual plans for profit distribution and creation of funds of the enterprise.
2. Proactively make a decision on and bear responsibility for making a decision on issues under the authority of the Board of Members of wholly state-owned enterprises in accordance with the Law on management and use of state capital invested in business and production of enterprises, the Law on enterprises, other provisions of relevant laws and the enterprise's Charter.
1. This Decree shall be in effect on March 15, 2019.
2. This Decree shall replace the Government’s Decree No. 99/2012/ND-CP dated November 15, 2012 on assignment and delegation of authority to implement rights, responsibilities and obligations of the state owner of wholly state-owned enterprises and state capital contributions to enterprises.
1. The owner’s representative agency shall formulate and implement internal regulations on implementation of rights and responsibilities to wholly state-owned enterprises and state capital contributions to enterprises that they have established or they are authorized to manage.
2. In case of acceptance of transferred right to represent the owner of the state capital at enterprises, the owner’s representative agency shall preside over and cooperate with the relevant agencies in carrying out the arrangement, reform, reorganization, transfer of ownership and restructuring of state capital at enterprises according to plans and proposals approved by competent authorities prior to the date of transfer.
3. Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, Chairpersons of People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces, the Boards of Members, Presidents of wholly state-owned enterprises, and the owner’s representatives, shall be responsible for implementing this Decree./.
|
PP. GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực