Số hiệu: | 02/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 02/01/2019 | Ngày hiệu lực: | 16/02/2019 |
Ngày công báo: | 16/01/2019 | Số công báo: | Từ số 57 đến số 58 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Chế độ cho người được huy động làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự
Ngày 02/01/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 02/2019/NĐ-CP về phòng thủ dân sự (PTDS).
Trong đó, quy định về chế độ tiền lương, tiền công đối với người được huy động huấn luyện, diễn tập và làm nhiệm vụ PTDS như sau.
- Đối với người không hưởng lương từ NSNN:
+ Khi huấn luyện, diễn tập PTDS: mức trợ cấp theo ngày thấp nhất bằng 0,04 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đó.
+ Khi làm nhiệm vụ PTDS: mức trợ cấp theo ngày thấp nhất bằng 0,1 lần mức lương cơ sở, nếu nhiệm vụ có liên quan đến chất phóng xạ, hóa chất…thì trợ cấp bằng 0,15 lần mức lương cơ sở.
+ Nếu huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ vào ban đêm thì được tính gấp đôi mức trợ cấp trên.
Như vậy, quy định mới đã chia mức trợ cấp theo huấn luyện, diễn tập hoặc trực tiếp làm nhiệm vụ chứ không để chung và xét trợ cấp như hiện hành.
- Đối với người hưởng lương từ NSNN trong thời gian được huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ PTDS được trả nguyên lương, phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe.
Nghị định 02/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 16/02/2019 và thay thế Nghị định 117/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008.
Nghị định này quy định nguyên tắc tổ chức, nhiệm vụ, hoạt động phòng thủ dân sự; bảo đảm phòng thủ dân sự; trách nhiệm của các bộ, ngành trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp về phòng thủ dân sự.
1. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân là công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân là người nước ngoài sinh sống và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phòng thủ dân sự đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân.
3. Phòng thủ dân sự được tổ chức từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện phòng thủ dân sự.
4. Tăng cường, củng cố năng lực phòng thủ dân sự là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên; phòng thủ dân sự phải được chuẩn bị từ trước khi xảy ra các thảm họa, chiến tranh; tích cực thực hiện phương châm phòng là chính; chủ động ứng phó kịp thời khi có thảm họa, chiến tranh, khắc phục hậu quả; phát huy vai trò của lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ.
5. Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng thủ dân sự.
1. Nội dung quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, đề án, dự án về phòng thủ dân sự;
b) Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự;
c) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về phòng thủ dân sự;
d) Chỉ đạo, điều hành phòng thủ dân sự;
đ) Tổ chức đào tạo, huấn luyện, diễn tập, xây dựng lực lượng, trang bị, phương tiện, công trình phòng thủ dân sự;
e) Quy định và hướng dẫn bảo đảm ngân sách cho hoạt động phòng thủ dân sự;
g) Thẩm định, phê duyệt các dự án, thiết kế và nghiệm thu công trình xây dựng về phòng thủ dân sự; kiểm định và chứng nhận các điều kiện an toàn về phương tiện và an toàn phòng thủ dân sự;
h) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng thủ dân sự;
i) Hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự;
k) Kiểm tra, thanh tra nhà nước về phòng thủ dân sự;
n) Tổ chức thống kê nhà nước về phòng thủ dân sự;
m) Sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm về phòng thủ dân sự.
2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự
a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự;
b) Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự;
c) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực được phân công trên phạm vi cả nước;
d) Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự tại địa phương.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực