Số hiệu: | 02/L-CTN | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Lê Đức Anh |
Ngày ban hành: | 06/10/1992 | Ngày hiệu lực: | 10/10/1992 |
Ngày công báo: | 15/12/1992 | Số công báo: | Số 23 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
12/04/2002 |
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất, đạo đức tốt, có kiến thức pháp lý, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán, được bầu hoặc cử làm Hội thẩm.
Tiêu chuẩn cụ thể của Thẩm phán, Hội thẩm của Toà án mỗi cấp, thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán, bầu hoặc cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm, tổ chức và hoạt động của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán, quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán, Hội thẩm do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.
Chánh án Toà án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Nhiệm kỳ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Phó Chánh án và Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các Toà án quân sự do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Phó Chánh án và Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Chánh án, Phó Chánh án và Thẩm phán Toà án nhân dân địa phương, Toà án quân sự là năm năm.
Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân tối cao do Uỷ ban thường vụ Quốc hội cử theo sự giới thiệu của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và do Uỷ ban thường vụ Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm.
Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự Trung ương do Uỷ ban thường vụ Quốc hội cử theo sự giới thiệu của Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và do Uỷ ban thường vụ Quốc hội miễn nhiệm, bãi nhiệm.
Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và do Hội đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm.
Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự quân khu và tương đương do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương và do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam miễn nhiệm, bãi nhiệm.
Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự khu vực do Chủ nhiệm Chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương và do Chủ nhiệm chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương, miễn nhiệm, bãi nhiệm.
Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân tối cao và Hội thẩm quân nhân là năm năm.
Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân địa phương theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Số lượng Thẩm phán và Hội thẩm của Toà án nhân dân tối cao do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
Số lượng Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân của các Toà án nhân dân địa phương do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ tư pháp sau khi đã thống nhất ý kiến với Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
Số lượng Thẩm phán và Hội thẩm quân nhân của các Toà án quân sự quân khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ tư pháp sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ quốc phòng và Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
Các cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội có người được bầu hoặc cử làm Hội thẩm có trách nhiệm tạo điều kiện cho Hội thẩm làm nhiệm vụ xét xử.
Hội thẩm được bồi dưỡng về nghiệp vụ và được hưởng phụ cấp khi làm nhiệm vụ xét xử.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực