Chương 5 Luật tổ chức Quốc Hội và Hội đồng nhà nước: Đại biểu Quốc hội
Số hiệu: | 1-LCT/HĐNN7 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Trường Chinh |
Ngày ban hành: | 03/07/1981 | Ngày hiệu lực: | 11/07/1981 |
Ngày công báo: | 31/07/1981 | Số công báo: | số |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nhiệm kỳ của đại biểu mỗi khoá Quốc hội bắt đầu từ kỳ họp thứ nhất của khoá Quốc hội đó đến kỳ họp thứ nhất của khoá Quốc hội sau.
Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ tham gia các kỳ họp và phiên họp của Quốc hội. Đại biểu nào không thể tham gia các kỳ họp và phiên họp phải có lý do và phải báo trước cho Chủ tịch Quốc hội biết.
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Hội đồng bộ trưởng và các thành viên của Hội đồng bộ trưởng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Khi Quốc hội họp, đại biểu quốc hội gửi những chất vấn đến Chủ tịch Quốc hội để Chủ tịch Quốc hội chuyển cho các cơ quan hoặc người bị chất vấn.
Khi đại biểu chất vấn Hội đồng bộ trưởng thì Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng hoặc một thành viên được uỷ nhiệm của Hội đồng bộ trưởng trả lời. Khi đại biểu chất vấn một thành viên của Hội đồng bộ trưởng thì thành viên đó trả lời.
Cơ quan hoặc ườngi bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp đó của Quốc hội. Trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội quyết định thời gian trả lời trước Hội đồng Nhà nước hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội.
Giữa hai kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội gửi những chất vấn đến Chủ tịch Hội đồng Nhà nước để Chủ tịch Hội đồng Nhà nước chuyển cho các cơ quan hoặc người bị chất vấn. Cơ quan hoặc người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng Nhà nước hoặc, theo quyết định của Hội đồng Nhà nước, trước Quốc hội tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội.
Khi cần thiết, Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước ra nghị quyết về việc trả lời và trách nhiệm của những cơ quan hoặc người bị chất vấn.
Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri. Sau mỗi kỳ họp Quốc hội, các đại biểu Quốc hội báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các luật và nghị quyết đã được Quốc hội thông qua.
Đại biểu Quốc hội tuyên truyền, phổ biến pháp luật và chính sách của Nhà nước, động viên nhân dân tham gia quản lý Nhà nước.
Đại biểu Quốc hội nhận được những điều khiếu nại và tố cáo của nhân dân, có trách nhiệm nghiên cứu và chuyển đến cơ quan Nhà nước hữu quan, theo dõi việc giải quyết và báo cho đương sự biết kết quả.
Các cơ quan Nhà nước phải báo cho đại diện Quốc hội biết kết quả giải quyết những khiếu nại và tố cáo của nhân dân do đại biểu Quốc hội chuyển đến.
Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với các cơ quan Nhà nước về việc thi hành pháp luật, chính sách của Nhà nước và những vấn đề thuộc lợi ích chung. Các cơ quan Nhà nước và những người có trách nhiệm phải nghiên cứu và trả lời những kiến nghị đó của đại biểu.
Theo yêu cầu của đại biểu Quốc hội, các cơ quan Nhà nước và những người có trách nhiệm phải thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức xã hội hoặc của bất cứ cá nhân nào.
Khi đại biểu Quốc hội đến gặp người phụ trách của một cơ quan Nhà nước hoặc cơ quan đoàn thể nhân dân thì người đó có trách nhiệm phải tiếp đại biểu.
Đại biểu Quốc hội có quyền tham dự hội nghị Hội đồng nhân dân các cấp nơi mình được bầu, có quyền phát biểu ý kiến nhưng không biểu quyết. Khi triệu tập hội nghị Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân phải thông báo cho các đại biểu Quốc hội ở địa phương mình biết.
Không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Hội đồng Nhà nước, thì không được bắt giam và truy tố đại biểu Quốc hội. Việc đề nghị bắt giam và truy tố đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Nếu vì phạm pháp quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ, thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước xét và quyết định.
Đại biểu Quốc hội có thể bị cử tri của đơn vị bầu ra mình bãi miễn, nếu không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
Thể thức bãi miễn đại biểu Quốc hội được tiến hành theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội nào phạm pháp và bị Toà án phạt tù thì mất quyền đại biểu Quốc hội.
Quốc hội xét và quyết định những trường hợp đại biểu Quốc hội không xứng đáng là đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Hội đồng Nhà nước, của Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc địa phương đã giới thiệu đại biểu ra ứng cử.
Đại biểu Quốc hội có thể xin từ chức vì lý do không đảm nhiệm được chức vụ đại biểu Quốc hội.
Việc chấp nhận đại biểu Quốc hội từ chức do Hội đồng Nhà nước quyết định và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội.
Trong trường hợp khuyết đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhà nước xét và quyết định việc bầu cử bổ sung.
Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội được bầu bổ sung bắt đầu từ kỳ họp sau cuộc bầu cử bổ sung đến kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới.
Đại biểu Quốc hội ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vi hành chính tương đương họp thành đoàn đại biểu Quốc hội địa phương và cử ra trưởng đoàn. Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức hoạt động của đại biểu Quốc hội tại các đơn vị bầu cử.
Các trưởng đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội giữ quan hệ với Chủ tịch Quốc hội và Hội đồng Nhà nước. Mỗi năm hai lần, các đoàn đại biểu Quốc hội thông báo cho Chủ tịch Quốc hội, Hội đồng Nhà nước và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc địa phương về hoạt động của các đại biểu Quốc hội ở địa phương.
Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan Nhà nước khác có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đại biểu Quốc hội, như cung cấp tư liệu, thông tin, bảo đảm nơi tiếp xúc với cử tri, các phương tiện đi lại theo tiêu chuẩn.
Những người cản trở đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ đại biểu sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Nhiệm kỳ của đại biểu mỗi khoá Quốc hội bắt đầu từ kỳ họp thứ nhất của khoá Quốc hội đó đến kỳ họp thứ nhất của khoá Quốc hội sau.
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Hội đồng bộ trưởng và các thành viên của Hội đồng bộ trưởng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Khi Quốc hội họp, đại biểu quốc hội gửi những chất vấn đến Chủ tịch Quốc hội để Chủ tịch Quốc hội chuyển cho các cơ quan hoặc người bị chất vấn.
Khi đại biểu chất vấn Hội đồng bộ trưởng thì Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng hoặc một thành viên được uỷ nhiệm của Hội đồng bộ trưởng trả lời. Khi đại biểu chất vấn một thành viên của Hội đồng bộ trưởng thì thành viên đó trả lời.
Cơ quan hoặc ườngi bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp đó của Quốc hội. Trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội quyết định thời gian trả lời trước Hội đồng Nhà nước hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội.
Giữa hai kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội gửi những chất vấn đến Chủ tịch Hội đồng Nhà nước để Chủ tịch Hội đồng Nhà nước chuyển cho các cơ quan hoặc người bị chất vấn. Cơ quan hoặc người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng Nhà nước hoặc, theo quyết định của Hội đồng Nhà nước, trước Quốc hội tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội.
Khi cần thiết, Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước ra nghị quyết về việc trả lời và trách nhiệm của những cơ quan hoặc người bị chất vấn.
Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri. Sau mỗi kỳ họp Quốc hội, các đại biểu Quốc hội báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các luật và nghị quyết đã được Quốc hội thông qua.
Đại biểu Quốc hội tuyên truyền, phổ biến pháp luật và chính sách của Nhà nước, động viên nhân dân tham gia quản lý Nhà nước.
Đại biểu Quốc hội nhận được những điều khiếu nại và tố cáo của nhân dân, có trách nhiệm nghiên cứu và chuyển đến cơ quan Nhà nước hữu quan, theo dõi việc giải quyết và báo cho đương sự biết kết quả.
Các cơ quan Nhà nước phải báo cho đại diện Quốc hội biết kết quả giải quyết những khiếu nại và tố cáo của nhân dân do đại biểu Quốc hội chuyển đến.
Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với các cơ quan Nhà nước về việc thi hành pháp luật, chính sách của Nhà nước và những vấn đề thuộc lợi ích chung. Các cơ quan Nhà nước và những người có trách nhiệm phải nghiên cứu và trả lời những kiến nghị đó của đại biểu.
Theo yêu cầu của đại biểu Quốc hội, các cơ quan Nhà nước và những người có trách nhiệm phải thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức xã hội hoặc của bất cứ cá nhân nào.
Khi đại biểu Quốc hội đến gặp người phụ trách của một cơ quan Nhà nước hoặc cơ quan đoàn thể nhân dân thì người đó có trách nhiệm phải tiếp đại biểu.
Đại biểu Quốc hội có quyền tham dự hội nghị Hội đồng nhân dân các cấp nơi mình được bầu, có quyền phát biểu ý kiến nhưng không biểu quyết. Khi triệu tập hội nghị Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân phải thông báo cho các đại biểu Quốc hội ở địa phương mình biết.
Không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Hội đồng Nhà nước, thì không được bắt giam và truy tố đại biểu Quốc hội. Việc đề nghị bắt giam và truy tố đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Nếu vì phạm pháp quả tang mà đại biểu Quốc hội bị tạm giữ, thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước xét và quyết định.
Đại biểu Quốc hội có thể bị cử tri của đơn vị bầu ra mình bãi miễn, nếu không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
Thể thức bãi miễn đại biểu Quốc hội được tiến hành theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội nào phạm pháp và bị Toà án phạt tù thì mất quyền đại biểu Quốc hội.
Quốc hội xét và quyết định những trường hợp đại biểu Quốc hội không xứng đáng là đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Hội đồng Nhà nước, của Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc địa phương đã giới thiệu đại biểu ra ứng cử.
Đại biểu Quốc hội có thể xin từ chức vì lý do không đảm nhiệm được chức vụ đại biểu Quốc hội.
Việc chấp nhận đại biểu Quốc hội từ chức do Hội đồng Nhà nước quyết định và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội.
Trong trường hợp khuyết đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhà nước xét và quyết định việc bầu cử bổ sung.
Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội được bầu bổ sung bắt đầu từ kỳ họp sau cuộc bầu cử bổ sung đến kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới.
Đại biểu Quốc hội ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vi hành chính tương đương họp thành đoàn đại biểu Quốc hội địa phương và cử ra trưởng đoàn. Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức hoạt động của đại biểu Quốc hội tại các đơn vị bầu cử.
Các trưởng đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội giữ quan hệ với Chủ tịch Quốc hội và Hội đồng Nhà nước. Mỗi năm hai lần, các đoàn đại biểu Quốc hội thông báo cho Chủ tịch Quốc hội, Hội đồng Nhà nước và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc địa phương về hoạt động của các đại biểu Quốc hội ở địa phương.
Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng, Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan Nhà nước khác có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của đại biểu Quốc hội, như cung cấp tư liệu, thông tin, bảo đảm nơi tiếp xúc với cử tri, các phương tiện đi lại theo tiêu chuẩn.
Những người cản trở đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ đại biểu sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực