Chương 3 Luật tổ chức Quốc Hội và Hội đồng nhà nước: Hội đồng nhà nước
Số hiệu: | 1-LCT/HĐNN7 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Trường Chinh |
Ngày ban hành: | 03/07/1981 | Ngày hiệu lực: | 11/07/1981 |
Ngày công báo: | 31/07/1981 | Số công báo: | số |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Hội đồng Nhà nước được bầu ra tại kỳ họp đầu tiên của mỗi khoá Quốc hội. Số thành viên của Hội đồng Nhà nước do Quốc hội định.
Nhiệm kỳ của Hội đồng Nhà nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Hội đồng Nhà nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Hội đồng Nhà nước mới.
Hội đồng Nhà nước họp mỗi tháng một lần, nếu cần thiết thì họp nhiều lần.
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước triệu tập và chủ toạ các phiên họp của Hội đồng Nhà nước.
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước có thể uỷ nhiệm một Phó Chủ tịch thay mặt để triệu tập và chủ toạ phiên họp của Hội đồng Nhà nước.
Hội đồng Nhà nước thực hiện nhiệm vụ và sử dụng quyền hạn ghi trong Hiến pháp theo thể thức quy định trong Luật này và trong các văn bản khác của Quốc hội.
Trong việc triệu tập và tiến hành kỳ họp Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước phối hợp với Chủ tịch Quốc hội để:
1/ Dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp Quốc hội;
2/ Bảo đảm việc chuẩn bị các dự án luật và các dự án khác trình Quốc hội;
3/ Quyết định những vấn đề khác liên quan đến kỳ họp Quốc hội.
Trong thời gian Quốc hội không họp, Hội đồng bộ trưởng, Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo công tác trước Hội đồng Nhà nước theo quyết định của Hội đồng Nhà nước hoặc theo đề nghị của các cơ quan đó.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương báo cáo với Hội đồng Nhà nước về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp mình và cấp dưới theo quy định của Hội đồng Nhà nước.
Hội đồng Nhà nước ra những nghị quyết để hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.
Hội đồng Nhà nước thông qua kế hoạch xây dựng pháp luật theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng, của Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, và giám sát việc thực hiện kế hoạch đó.
Hội đồng Nhà nước ra các pháp lệnh do sáng kiến của mình hoặc do đề nghị của các cơ quan Nhà nước, các chính đảng, các tổ chức xã hội và những người nói ở Điều 86 của Hiến pháp.
Trong thời gian Quốc hội không họp, Hội đồng Nhà nước quyết định việc thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và các Uỷ ban Nhà nước; cử và bãi miễn các Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, các Bộ trưởng, các Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng và trình Quốc hội phê chuẩn các quyết định đó trong kỳ họp gần nhất của Quốc hội.
Hội đồng Nhà nước cử và bãi miễn các Phó Chánh án và thẩm phán Toà án nhân dân tối cao theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước; cử và bãi miễn các hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân tối cao theo đề nghị của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cử và bãi miễn các Phó Viện trưởng và kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Hội đồng Nhà nước quyết định bổ nhiệm, bãi miễn và triệu hồi các đại diện toàn quyền ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và ở các tổ chức quốc tế, theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng.
Hội đồng Nhà nước đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết, nghị định, quyết định của Hội đồng bộ trưởng trái với Hiến pháp, luật và pháp lệnh, theo sáng kiến của mình, theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội hoặc của các đoàn đại biểu Quốc hội.
Hội đồng Nhà nước sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết không thích đáng của các Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương; giải tán các Hội đồng nhân dân nói trên trong trường hợp các Hội đồng đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của nhân dân, theo sáng kiến của mình, theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội hoặc của các đoàn đại biểu Quốc hội.
Các pháp lệnh và nghị quyết của Hội đồng Nhà nước phải được quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng Nhà nước biểu quyết tán thành.
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký các pháp lệnh và nghị quyết đã được Hội đồng Nhà nước thông qua.
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước thay mặt Hội đồng công bố các luật và pháp lệnh chậm nhất không quá mười lăm ngày sau khi đã được Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước thông qua.
Hội đồng Nhà nước, thông qua Chủ tịch Hội đồng, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước tiếp nhận các đại diện toàn quyền ngoại giao của nước ngoài và của các tổ chức quốc tế tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; ký thư uỷ nhiệm và thư triệu hồi đại diện toàn quyền ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và ở các tổ chức quốc tế.
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân toàn quốc và giữa chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng.
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước điều khiển công tác của Hội đồng Nhà nước.
Khi Chủ tịch Hội đồng Nhà nước vì lý do sức khoẻ không làm việc được trong một thời gian dài hoặc khi khuyết Chủ tịch Hội đồng Nhà nước thị Hội đồng Nhà nước cử một Phó Chủ tịch quyền Chủ tịch cho đến khi Chủ tịch làm việc trở lại hoặc Quốc hội bầu Chủ tịch mới của Hội đồng Nhà nước.
Hội đồng Nhà nước được bầu ra tại kỳ họp đầu tiên của mỗi khoá Quốc hội. Số thành viên của Hội đồng Nhà nước do Quốc hội định.
Nhiệm kỳ của Hội đồng Nhà nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Hội đồng Nhà nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Hội đồng Nhà nước mới.
Hội đồng Nhà nước họp mỗi tháng một lần, nếu cần thiết thì họp nhiều lần.
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước triệu tập và chủ toạ các phiên họp của Hội đồng Nhà nước.
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước có thể uỷ nhiệm một Phó Chủ tịch thay mặt để triệu tập và chủ toạ phiên họp của Hội đồng Nhà nước.
Hội đồng Nhà nước thực hiện nhiệm vụ và sử dụng quyền hạn ghi trong Hiến pháp theo thể thức quy định trong Luật này và trong các văn bản khác của Quốc hội.
Trong việc triệu tập và tiến hành kỳ họp Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước phối hợp với Chủ tịch Quốc hội để:
1/ Dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp Quốc hội;
2/ Bảo đảm việc chuẩn bị các dự án luật và các dự án khác trình Quốc hội;
3/ Quyết định những vấn đề khác liên quan đến kỳ họp Quốc hội.
Trong thời gian Quốc hội không họp, Hội đồng bộ trưởng, Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo công tác trước Hội đồng Nhà nước theo quyết định của Hội đồng Nhà nước hoặc theo đề nghị của các cơ quan đó.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương báo cáo với Hội đồng Nhà nước về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp mình và cấp dưới theo quy định của Hội đồng Nhà nước.
Hội đồng Nhà nước ra những nghị quyết để hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.
Hội đồng Nhà nước thông qua kế hoạch xây dựng pháp luật theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng, của Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, và giám sát việc thực hiện kế hoạch đó.
Trong thời gian Quốc hội không họp, Hội đồng Nhà nước quyết định việc thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và các Uỷ ban Nhà nước; cử và bãi miễn các Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, các Bộ trưởng, các Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng và trình Quốc hội phê chuẩn các quyết định đó trong kỳ họp gần nhất của Quốc hội.
Hội đồng Nhà nước cử và bãi miễn các Phó Chánh án và thẩm phán Toà án nhân dân tối cao theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước; cử và bãi miễn các hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân tối cao theo đề nghị của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cử và bãi miễn các Phó Viện trưởng và kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Hội đồng Nhà nước quyết định bổ nhiệm, bãi miễn và triệu hồi các đại diện toàn quyền ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và ở các tổ chức quốc tế, theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng.
Hội đồng Nhà nước đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết, nghị định, quyết định của Hội đồng bộ trưởng trái với Hiến pháp, luật và pháp lệnh, theo sáng kiến của mình, theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội hoặc của các đoàn đại biểu Quốc hội.
Hội đồng Nhà nước sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết không thích đáng của các Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương; giải tán các Hội đồng nhân dân nói trên trong trường hợp các Hội đồng đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của nhân dân, theo sáng kiến của mình, theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội hoặc của các đoàn đại biểu Quốc hội.
Các pháp lệnh và nghị quyết của Hội đồng Nhà nước phải được quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng Nhà nước biểu quyết tán thành.
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký các pháp lệnh và nghị quyết đã được Hội đồng Nhà nước thông qua.
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước thay mặt Hội đồng công bố các luật và pháp lệnh chậm nhất không quá mười lăm ngày sau khi đã được Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước thông qua.
Hội đồng Nhà nước, thông qua Chủ tịch Hội đồng, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước tiếp nhận các đại diện toàn quyền ngoại giao của nước ngoài và của các tổ chức quốc tế tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; ký thư uỷ nhiệm và thư triệu hồi đại diện toàn quyền ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và ở các tổ chức quốc tế.
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân toàn quốc và giữa chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng.
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước điều khiển công tác của Hội đồng Nhà nước.
Khi Chủ tịch Hội đồng Nhà nước vì lý do sức khoẻ không làm việc được trong một thời gian dài hoặc khi khuyết Chủ tịch Hội đồng Nhà nước thị Hội đồng Nhà nước cử một Phó Chủ tịch quyền Chủ tịch cho đến khi Chủ tịch làm việc trở lại hoặc Quốc hội bầu Chủ tịch mới của Hội đồng Nhà nước.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực