Chương 4 Luật tổ chức Quốc Hội và Hội đồng nhà nước: Chủ tịch Quốc , các Hội đồng và các Ủy ban của Quốc, Chủ tịch Quốc
Số hiệu: | 1-LCT/HĐNN7 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Trường Chinh |
Ngày ban hành: | 03/07/1981 | Ngày hiệu lực: | 11/07/1981 |
Ngày công báo: | 31/07/1981 | Số công báo: | số |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI, CÁC HỘI ĐỒNG VÀ CÁC UỶ BAN CỦA QUỐC HỘI CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
Chủ tịch Quốc hội chủ toạ các phiên họp của Quốc hội; bảo đảm việc thi hành nội quy của Quốc hội; giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội; chứng thực những luật và những nghị quyết đã được Quốc hội thông qua; thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội điều hoà và phối hợp hoạt động của các Uỷ ban của Quốc hội; có quyền tham dự hội nghị của các Uỷ ban, phát biểu ý kiến nhưng không biểu quyết; triệu tập và chủ trì hội nghị Chủ nhiệm các Uỷ ban để điều hoà và phối hợp chương trình làm việc của các Uỷ ban.
Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội và có thể được uỷ nhiệm đảm nhận từng phần những nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch hoặc thay Chủ tịch khi Chủ tịch vắng mặt.
Chủ tịch Quốc hội có quyền tham dự các phiên họp của Hội đồng Nhà nước.
Khi Chủ tịch Quốc hội vì lý do sức khoẻ không làm việc được trong một thời gian dài hoặc khi khuyết Chủ tịch Quốc hội thì Hội đồng Nhà nước cử một Phó Chủ tịch Quốc hội quyền Chủ tịch cho đến khi Chủ tịch làm việc trở lại hoặc Quốc hội bầu Chủ tịch mới.
Các Hội đồng và các Uỷ ban của Quốc hội
Hội đồng quốc phòng động viên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc.
Trong trường hợp có chiến tranh, Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước có thể giao cho Hội đồng quốc phòng những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt.
Hội đồng dân tộc, được bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội, tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, thư ký và các uỷ viên. Danh sách đề cử chức vụ từng người do Chủ tịch Quốc hội và các trưởng đoàn đại biểu Quốc hội giới thiệu chung, sau khi hỏi ý kiến các đoàn đại biểu.
Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội và Hội đồng Nhà nước những vấn đề dân tộc; giúp Quốc hội và Hội đồng Nhà nước giám sát các cơ quan Nhà nước trong việc thi hành chính sách dân tộc; thẩm tra các báo cáo, dự án luật, dự án pháp lệnh và những dự án khác liên quan đến vấn đề dân tộc do Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước giao cho; trình dự án luật, dự án pháp lệnh và những dự án khác về vấn đề dân tộc ra trước Quốc hội và hội đồng Nhà nước.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc điều khiển công tác của Hội đồng dân tộc; triệu tập và chủ toạ hội nghị Hội đồng dân tộc.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc có quyền tham dự các phiên họp của Hội đồng Nhà nước.
Quốc hội thành lập các uỷ ban thường trực sau đây để giúp Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
1/ Uỷ ban pháp luật;
2/ Uỷ ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách;
3/ Uỷ ban văn hoá và giáo dục;
4/ Uỷ ban khoa học và kỹ thuật;
5/ Uỷ ban y tế và xã hội;
6/ Uỷ ban thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;
7/ Uỷ ban đối ngoại.
Quốc hội thành lập những Uỷ ban thường trực khác khi xét thấy cần thiết.
Uỷ ban thường trực của Quốc hội gồm Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, thư ký và các uỷ viên.
Quốc hội bầu Chủ nhiệm và các thành viên khác của Uỷ ban theo danh sách do Chủ tịch Quốc hội và các trưởng đoàn đại biểu Quốc hội giới thiệu chung, sau khi hỏi ý kiến các đoàn đại biểu. Phó Chủ nhiệm và thư ký do Uỷ ban cử trong số thành viên của Uỷ ban.
Số thành viên của mỗi Uỷ ban do Quốc hội định.
Các Uỷ ban thường trực của Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1/ Thẩm tra các báo cáo, dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác mà Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước giao cho;
2/ Trình dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác ra trước Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
3/ Nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội và Hội đồng Nhà nước về những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Uỷ ban;
4/ Giúp Quốc hội và Hội đồng Nhà nước thực hiện quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của Hội đồng bộ trưởng, Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Hội đồng nhân dân các cấp.
Các Uỷ ban thường trực của Quốc hội hoạt động theo chương trình do Uỷ ban quyết định.
Các Uỷ ban gửi chương trình hoạt động của mình đến Chủ tịch Quốc hội để Chủ tịch Quốc hội điều hoà và phối hợp hoạt động của các Uỷ ban.
Khi cần thiết, Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước có thể thành lập các Uỷ ban lâm thời để làm những nhiệm vụ nhất định. Tổ chức và hoạt động của các Uỷ ban lâm thời do Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước quy định khi thành lập các Uỷ ban đó.
Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội tiến hành điều tra, xem xét tại chỗ về những vấn đề cần thiết. Khi vấn đề có liên quan đến nhiều Uỷ ban thì các Uỷ ban đó phối hợp để xem xét.
Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội có quyền yêu cầu các thành viên của Hội đồng bộ trưởng và những nhân viên hữu quan khác trình bày hoặc cung cấp tư liệu về những vấn đề cần thiết có liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng và các Uỷ ban. Những người được yêu cầu có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó.
Các đại biểu Quốc hội không phải là thành viên của các Uỷ ban thường trực của Quốc hội có thể tham dự hội nghị của Uỷ ban với sự đồng ý của Chủ nhiệm Uỷ ban, và có quyền phát biểu ý kiến nhưng không biểu quyết.
Các Uỷ ban thường trực của Quốc hội thành lập các tiểu ban giúp việc với sự đồng ý của Hội đồng Nhà nước.
Trưởng tiểu ban phải là thành viên của Uỷ ban thường trực; các uỷ viên có thể không phải là thành viên của Uỷ ban thường trực hoặc không phải là đại biểu Quốc hội.
Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội có quyền chất vấn Hội đồng bộ trưởng và các thành viên của Hội đồng bộ trưởng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Thủ tục chất vấn và trả lời chất vấn theo quy định trong Điều 59 và Điều 60 của Luật này.
Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội có thể đề nghị Hội đồng Nhà nước đưa một dự án luật, dự án pháp lệnh hay là một vấn đề quan trọng ra trưng cầu ý kiến nhân dân.
Thể thức hoạt động cụ thể của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban thường trực của Quốc hội do điều lệ hoạt động của các cơ quan đó quy định.
Hội đồng Nhà nước tổ chức văn phòng để giúp việc Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.
Chủ tịch Quốc hội chủ toạ các phiên họp của Quốc hội; bảo đảm việc thi hành nội quy của Quốc hội; giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội; chứng thực những luật và những nghị quyết đã được Quốc hội thông qua; thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội điều hoà và phối hợp hoạt động của các Uỷ ban của Quốc hội; có quyền tham dự hội nghị của các Uỷ ban, phát biểu ý kiến nhưng không biểu quyết; triệu tập và chủ trì hội nghị Chủ nhiệm các Uỷ ban để điều hoà và phối hợp chương trình làm việc của các Uỷ ban.
Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội và có thể được uỷ nhiệm đảm nhận từng phần những nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch hoặc thay Chủ tịch khi Chủ tịch vắng mặt.
Chủ tịch Quốc hội có quyền tham dự các phiên họp của Hội đồng Nhà nước.
Khi Chủ tịch Quốc hội vì lý do sức khoẻ không làm việc được trong một thời gian dài hoặc khi khuyết Chủ tịch Quốc hội thì Hội đồng Nhà nước cử một Phó Chủ tịch Quốc hội quyền Chủ tịch cho đến khi Chủ tịch làm việc trở lại hoặc Quốc hội bầu Chủ tịch mới.
Các Hội đồng và các Uỷ ban của Quốc hội
Hội đồng quốc phòng động viên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc.
Trong trường hợp có chiến tranh, Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước có thể giao cho Hội đồng quốc phòng những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt.
Hội đồng dân tộc, được bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội, tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, thư ký và các uỷ viên. Danh sách đề cử chức vụ từng người do Chủ tịch Quốc hội và các trưởng đoàn đại biểu Quốc hội giới thiệu chung, sau khi hỏi ý kiến các đoàn đại biểu.
Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội và Hội đồng Nhà nước những vấn đề dân tộc; giúp Quốc hội và Hội đồng Nhà nước giám sát các cơ quan Nhà nước trong việc thi hành chính sách dân tộc; thẩm tra các báo cáo, dự án luật, dự án pháp lệnh và những dự án khác liên quan đến vấn đề dân tộc do Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước giao cho; trình dự án luật, dự án pháp lệnh và những dự án khác về vấn đề dân tộc ra trước Quốc hội và hội đồng Nhà nước.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc điều khiển công tác của Hội đồng dân tộc; triệu tập và chủ toạ hội nghị Hội đồng dân tộc.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc có quyền tham dự các phiên họp của Hội đồng Nhà nước.
Quốc hội thành lập các uỷ ban thường trực sau đây để giúp Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
1/ Uỷ ban pháp luật;
2/ Uỷ ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách;
3/ Uỷ ban văn hoá và giáo dục;
4/ Uỷ ban khoa học và kỹ thuật;
5/ Uỷ ban y tế và xã hội;
6/ Uỷ ban thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;
7/ Uỷ ban đối ngoại.
Quốc hội thành lập những Uỷ ban thường trực khác khi xét thấy cần thiết.
Uỷ ban thường trực của Quốc hội gồm Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, thư ký và các uỷ viên.
Quốc hội bầu Chủ nhiệm và các thành viên khác của Uỷ ban theo danh sách do Chủ tịch Quốc hội và các trưởng đoàn đại biểu Quốc hội giới thiệu chung, sau khi hỏi ý kiến các đoàn đại biểu. Phó Chủ nhiệm và thư ký do Uỷ ban cử trong số thành viên của Uỷ ban.
Số thành viên của mỗi Uỷ ban do Quốc hội định.
Các Uỷ ban thường trực của Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1/ Thẩm tra các báo cáo, dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác mà Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước giao cho;
2/ Trình dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác ra trước Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
3/ Nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội và Hội đồng Nhà nước về những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Uỷ ban;
4/ Giúp Quốc hội và Hội đồng Nhà nước thực hiện quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của Hội đồng bộ trưởng, Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Hội đồng nhân dân các cấp.
Các Uỷ ban thường trực của Quốc hội hoạt động theo chương trình do Uỷ ban quyết định.
Các Uỷ ban gửi chương trình hoạt động của mình đến Chủ tịch Quốc hội để Chủ tịch Quốc hội điều hoà và phối hợp hoạt động của các Uỷ ban.
Khi cần thiết, Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước có thể thành lập các Uỷ ban lâm thời để làm những nhiệm vụ nhất định. Tổ chức và hoạt động của các Uỷ ban lâm thời do Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước quy định khi thành lập các Uỷ ban đó.
Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội tiến hành điều tra, xem xét tại chỗ về những vấn đề cần thiết. Khi vấn đề có liên quan đến nhiều Uỷ ban thì các Uỷ ban đó phối hợp để xem xét.
Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội có quyền yêu cầu các thành viên của Hội đồng bộ trưởng và những nhân viên hữu quan khác trình bày hoặc cung cấp tư liệu về những vấn đề cần thiết có liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng và các Uỷ ban. Những người được yêu cầu có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó.
Các đại biểu Quốc hội không phải là thành viên của các Uỷ ban thường trực của Quốc hội có thể tham dự hội nghị của Uỷ ban với sự đồng ý của Chủ nhiệm Uỷ ban, và có quyền phát biểu ý kiến nhưng không biểu quyết.
Các Uỷ ban thường trực của Quốc hội thành lập các tiểu ban giúp việc với sự đồng ý của Hội đồng Nhà nước.
Trưởng tiểu ban phải là thành viên của Uỷ ban thường trực; các uỷ viên có thể không phải là thành viên của Uỷ ban thường trực hoặc không phải là đại biểu Quốc hội.
Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội có thể đề nghị Hội đồng Nhà nước đưa một dự án luật, dự án pháp lệnh hay là một vấn đề quan trọng ra trưng cầu ý kiến nhân dân.
Thể thức hoạt động cụ thể của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban thường trực của Quốc hội do điều lệ hoạt động của các cơ quan đó quy định.
Hội đồng Nhà nước tổ chức văn phòng để giúp việc Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực