Chương 4 Luật tổ chức hội đồng bộ trưởng 1981: Nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ công tác của bộ, chủ nhiệm ủy ban nhà
Số hiệu: | 2-LCT/HĐNN7 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Trường Chinh |
Ngày ban hành: | 04/07/1981 | Ngày hiệu lực: | 14/07/1981 |
Ngày công báo: | 31/07/1981 | Số công báo: | Số 13 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của năm 1980, Hội đồng Bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hội đồng Bộ trưởng thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước; tăng cường hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành pháp luật; phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân; bảo đảm xây dựng chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Hội đồng Bộ trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn như: Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật; trình dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Hội đồng nhà nước; lập dự án kế hoạch nhà nước và dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội; tổ chức thực hiện kế hoạch nhà nước và ngân sách nhà nước; thống nhất quản lí việc cải tạo, xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân, việc xây dựng và phát triển văn hoá, giáo dục, khoa học, Kĩ thuật... Hội đồng Bộ trưởng căn cứ vào Hiến pháp, các luật và pháp lệnh, ra những nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó; Bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân và tạo điều kiện cho công dân hưởng quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ của mình...
Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhà nước. Nhiệm kì của Hội đồng Bộ trưởng theo nhiệm kì của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Hội đồng Bộ trưởng tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Hội đồng Bộ trưởng mới.
Theo quy định của Hiến pháp của năm 1980, thành phần của Hội đồng Bộ trưởng gồm có: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Bộ trưởng và Chủ nhiệm Uỷ ban nhà nước.
Vào ngày 14.7.1981 Quốc hội đã thông qua Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM UỶ BAN NHÀ NƯỚC
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước đứng đầu Bộ, Uỷ bam Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Hội đồng Nhà nước và Hội đồng bộ trưởng về việc quản lý Nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác được phân công, và cùng với các thành viên khác của Hội đồng bộ trưởng chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Hội đồng bộ trưởng trước Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.
Thực hiện chức năng quản lý ngành hoặc lĩnh vực công tác của mình trong cả nước, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Lập quy hoạch và dự báo phát triển, các kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm;
2- Xây dựng dự án pháp luật, chính sách, chế độ quản lý, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật;
3- Xây dựng dự báo về phát triển khoa học, kỹ thuật; tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, những thành tựu của khoa học quản lý;
4- Tổ chức bộ máy quản lý; tổ chức việc đào tạo, bối dưỡng và xây dựng tiêu chuẩn, chính sách, chế độ đối với cán bộ, công nhân, viên chức;
5- Tiến hành việc hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật theo chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Bộ trưởng và Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước có quyền sử dụng và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng cán bộ, lao động, tiền vốn, vật tư và thiết bị được giao; chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác, kết quả thực hiện kế hoạch và ngân sách của Bộ, Uỷ ban Nhà nước.
Bộ trưởng quản lý ngành có trách nhiệm:
1- Chỉ đạo toàn diện các cơ quan, đơn vị do mình trực tiếp quản lý;
2- Chỉ đạo về nội dung công tác của ngành và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ thuộc quyền quản lý thống nhất của Bộ đối với các cơ quan, đơn vị thuộc ngành do các địa phương trực tiếp quản lý;
3- Hướng dẫn về nghiệp vụ và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ thuộc quyền quản lý thống nhất của Bộ đối với các đơn vị thuộc ngành do các Bộ khác trực tiếp quản lý.
Bộ trưởng và Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước làm chức năng quản lý tổng hợp có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở trong cả nước chấp hành các chính sách, chế độ thuộc lĩnh vực công tác mình phụ trách; đồng thời có trách nhiệm phục vụ và tạo điều kiện thuận lợi để các Bộ quản lý ngành hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước có quyền ra những quyết định, chỉ thị, thông tư về những vấn đề thuộc chức năng quản lý của mình; hướng dẫn và kiểm tra các ngành, các cấp, các đơn vị trong cả nước thi hành các văn bản đó.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước có nhiệm vụ phối hợp công tác, giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhau hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch Nhà nước.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước có quyền yêu cầu Bộ trưởng hoặc Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước khác sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định trái với nội dung quản lý thống nhất của ngành hoặc lĩnh vực mình phụ trách; nếu yêu cầu đó không được chấp nhận, thì có quyền kiến nghị với Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng quyết định.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành hoặc lĩnh vực mình phụ trách.
Theo chức năng của mình, Bộ trưởng và Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước có trách nhiệm căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước mà cung cấp cán bộ, công nhân kỹ thuật, tiền vốn, vật tư, thiết bị và tạo điều kiện thuận lợi để Uỷ ban nhân dân các cấp phát huy tiềm lực của địa phương, hoàn thành kế hoạch và mọi nhiệm vụ công tác; cùng Uỷ ban nhân dân các cấp chăm lo đời sống vật chất và văn hoá của cán bộ, công nhân, viên chức các cơ quan, đơn vị thuộc quyền mình quản lý.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân các cấp sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định trái với nội dung quản lý của ngành hoặc lĩnh vực mình phụ trách; nếu Uỷ ban nhân dân không nhất trí với yêu cầu đó, thì kiến nghị với Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng quyết định.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước lãnh đạo Bộ, Uỷ ban theo chế độ thủ trưởng. Giúp việc Bộ trưởng có các thứ trưởng, trong đó có một thứ trưởng thứ nhất; giúp việc Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước có các phó chủ nhiệm, trong đó có một phó chủ nhiệm thứ nhất, và các Uỷ viên.
Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng có chức năng quản lý ngành hoặc lĩnh vực công tác trong cả nước cũng có những nhiệm vụ và quyền hạn quy định cho các thành viên của Hội đồng bộ trưởng ghi trong các Điều 29, 30, 31, 32, 33, 34 của Chương IV Luật này.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước đứng đầu Bộ, Uỷ bam Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Hội đồng Nhà nước và Hội đồng bộ trưởng về việc quản lý Nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác được phân công, và cùng với các thành viên khác của Hội đồng bộ trưởng chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Hội đồng bộ trưởng trước Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.
Thực hiện chức năng quản lý ngành hoặc lĩnh vực công tác của mình trong cả nước, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Lập quy hoạch và dự báo phát triển, các kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm;
2- Xây dựng dự án pháp luật, chính sách, chế độ quản lý, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật;
3- Xây dựng dự báo về phát triển khoa học, kỹ thuật; tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, những thành tựu của khoa học quản lý;
4- Tổ chức bộ máy quản lý; tổ chức việc đào tạo, bối dưỡng và xây dựng tiêu chuẩn, chính sách, chế độ đối với cán bộ, công nhân, viên chức;
5- Tiến hành việc hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật theo chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Bộ trưởng và Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước có quyền sử dụng và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng cán bộ, lao động, tiền vốn, vật tư và thiết bị được giao; chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác, kết quả thực hiện kế hoạch và ngân sách của Bộ, Uỷ ban Nhà nước.
Bộ trưởng quản lý ngành có trách nhiệm:
1- Chỉ đạo toàn diện các cơ quan, đơn vị do mình trực tiếp quản lý;
2- Chỉ đạo về nội dung công tác của ngành và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ thuộc quyền quản lý thống nhất của Bộ đối với các cơ quan, đơn vị thuộc ngành do các địa phương trực tiếp quản lý;
3- Hướng dẫn về nghiệp vụ và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ thuộc quyền quản lý thống nhất của Bộ đối với các đơn vị thuộc ngành do các Bộ khác trực tiếp quản lý.
Bộ trưởng và Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước làm chức năng quản lý tổng hợp có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở trong cả nước chấp hành các chính sách, chế độ thuộc lĩnh vực công tác mình phụ trách; đồng thời có trách nhiệm phục vụ và tạo điều kiện thuận lợi để các Bộ quản lý ngành hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước có quyền ra những quyết định, chỉ thị, thông tư về những vấn đề thuộc chức năng quản lý của mình; hướng dẫn và kiểm tra các ngành, các cấp, các đơn vị trong cả nước thi hành các văn bản đó.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước có nhiệm vụ phối hợp công tác, giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhau hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch Nhà nước.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước có quyền yêu cầu Bộ trưởng hoặc Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước khác sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định trái với nội dung quản lý thống nhất của ngành hoặc lĩnh vực mình phụ trách; nếu yêu cầu đó không được chấp nhận, thì có quyền kiến nghị với Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng quyết định
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành hoặc lĩnh vực mình phụ trách.
Theo chức năng của mình, Bộ trưởng và Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước có trách nhiệm căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước mà cung cấp cán bộ, công nhân kỹ thuật, tiền vốn, vật tư, thiết bị và tạo điều kiện thuận lợi để Uỷ ban nhân dân các cấp phát huy tiềm lực của địa phương, hoàn thành kế hoạch và mọi nhiệm vụ công tác; cùng Uỷ ban nhân dân các cấp chăm lo đời sống vật chất và văn hoá của cán bộ, công nhân, viên chức các cơ quan, đơn vị thuộc quyền mình quản lý.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân các cấp sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định trái với nội dung quản lý của ngành hoặc lĩnh vực mình phụ trách; nếu Uỷ ban nhân dân không nhất trí với yêu cầu đó, thì kiến nghị với Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng quyết định.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước lãnh đạo Bộ, Uỷ ban theo chế độ thủ trưởng. Giúp việc Bộ trưởng có các thứ trưởng, trong đó có một thứ trưởng thứ nhất; giúp việc Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước có các phó chủ nhiệm, trong đó có một phó chủ nhiệm thứ nhất, và các Uỷ viên.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực