Chương 3 Luật hội đồng bộ trưởng 1981: Chế độ làm việc và quan hệ công tác của hội đồng bộ trưởng
Số hiệu: | 2-LCT/HĐNN7 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Trường Chinh |
Ngày ban hành: | 04/07/1981 | Ngày hiệu lực: | 14/07/1981 |
Ngày công báo: | 31/07/1981 | Số công báo: | Số 13 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của năm 1980, Hội đồng Bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hội đồng Bộ trưởng thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước; tăng cường hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành pháp luật; phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân; bảo đảm xây dựng chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Hội đồng Bộ trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn như: Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật; trình dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Hội đồng nhà nước; lập dự án kế hoạch nhà nước và dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội; tổ chức thực hiện kế hoạch nhà nước và ngân sách nhà nước; thống nhất quản lí việc cải tạo, xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân, việc xây dựng và phát triển văn hoá, giáo dục, khoa học, Kĩ thuật... Hội đồng Bộ trưởng căn cứ vào Hiến pháp, các luật và pháp lệnh, ra những nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó; Bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân và tạo điều kiện cho công dân hưởng quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ của mình...
Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhà nước. Nhiệm kì của Hội đồng Bộ trưởng theo nhiệm kì của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Hội đồng Bộ trưởng tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Hội đồng Bộ trưởng mới.
Theo quy định của Hiến pháp của năm 1980, thành phần của Hội đồng Bộ trưởng gồm có: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Bộ trưởng và Chủ nhiệm Uỷ ban nhà nước.
Vào ngày 14.7.1981 Quốc hội đã thông qua Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Hội đồng bộ trưởng sinh hoạt định kỳ theo Điều lệ công tác của Hội đồng bộ trưởng.
Trong các phiên họp, Hội đồng bộ trưởng thảo luận và giải quyết các vấn đề cơ bản như sau:
1- Quyết định các chính sách và biện pháp lớn để thực hiện các nhiệm vụ quy định ở Chương VIII của Hiến pháp và ở Chương II của Luật này;
2- Lập các quy hoạch, dự án kế hoạch Nhà nước dài hạn, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm;
3- Lập dự toán ngân sách Nhà nước và quyết toán ngân sách Nhà nước hàng năm;
4- Thông qua dự án luật trình Quốc hội và dự án pháp lệnh trình Hội đồng Nhà nước;
5- Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch Nhà nước và các chủ trương, chính sách của Hội đồng bộ trưởng.
Các nghị quyết, nghị định và quyết định của Hội đồng bộ trưởng phải được quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng bộ trưởng biểu quyết tán thành.
Hội đồng bộ trưởng lãnh đạo công tác và kiểm tra hoạt động của các Bộ, Uỷ ban Nhà nước và cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng; có quyền đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư không thích đáng của các Bộ, Uỷ ban Nhà nước và cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng.
Hội đồng bộ trưởng và các thành viên của Hội đồng bộ trưởng có trách nhiệm trả lời các chất vấn và kiến nghị của các Hội đồng, các Uỷ ban của Quốc hội và của đại biểu Quốc hội.
Các thành viên của Hội đồng bộ trưởng có nhiệm vụ trình bày hoặc cung cấp tư liệu về những vấn đề cần thiết theo yêu cầu của các Hội đồng và các Uỷ ban của Quốc hội.
Hội đồng bộ trưởng bảo đảm cho Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương; lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các cấp làm tròn nhiệm vụ của cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương; thông báo đều đặn tình hình cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương.
Hội đồng bộ trưởng có quyền đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của các Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương, đồng thời đề nghị Hội đồng Nhà nước sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết đó.
Hội đồng bộ trưởng có quyền đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định và chỉ thị không thích đáng của Uỷ ban nhân dân các cấp; nếu Uỷ ban nhân dân không nhất trí với quyết định của Hội đồng bộ trưởng thì vẫn phải chấp hành quyết định đó và yêu cầu Hội đồng bộ trưởng xem xét.
Hội đồng bộ trưởng tạo điều kiện thuận lợi để các đoàn thể nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội; dựa vào các đoàn thể nhân dân trong việc xây dựng các chủ trưởng, chính sách và pháp luật của Nhà nước liên quan đến các tầng lớp nhân dân; động viên nhân dân thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật đó; cùng với Tổng công đoàn Việt Nam và các đoàn thể nhân dân khác tổ chức và chỉ đạo phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa, khen thưởng kịp thời các đơn vị và cá nhân có thành tích trong sản xuất, chiến đấu và công tác.
Hội đồng bộ trưởng và các thành viên Hội đồng bộ trưởng có trách nhiệm trả lời cho các đoàn thể nhân dân biết kết quả giải quyết những kiến nghị của các đoàn thể.
Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước thuộc Hội đồng bộ trưởng không phải là thành viên Hội đồng bộ trưởng được tham dự hội nghị Hội đồng bộ trưởng.
Chủ tịch Tổng công đoàn Việt Nam có quyền tham dự hội nghị Hội đồng bộ trưởng.
Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người phụ trách chính của các đoàn thể nhân dân trong Mặt trận được mời tham dự hội nghị Hội đồng bộ trưởng khi cần thiết.
Những người tham dự hội nghị Hội đồng bộ trưởng nói trong điều này có quyền phát biểu ý kiến nhưng không biểu quyết.
Cơ quan thường trực của Hội đồng bộ trưởng là Thường vụ Hội đồng bộ trưởng. Thường vụ Hội đồng bộ trưởng gồm có Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, các Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, trong đó có một Phó Chủ tịch được phân công làm Phó Chủ tịch thường trực, và Bộ trưởng Tổng thư ký Hội đồng bộ trưởng.
Thường vụ Hội đồng bộ trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Bảo đảm việc thực hiện các nghị quyết, nghị định, quyết định của Hội đồng bộ trưởng;
2- Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng bộ trưởng, giữa hai kỳ họp của Hội đồng bộ trưởng, quyết định những vấn đề thuộc quyền hạn của Hội đồng bộ trưởng; những quyết định đó phải được báo cáo với Hội đồng bộ trưởng;
3- Chuẩn bị các phiên họp của Hội đồng bộ trưởng.
Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng đứng đầu Hội đồng bộ trưởng, lãnh đạo, quản lý và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Hội đồng bộ trưởng; đại diện Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quan hệ quốc tế.
Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Triệu tập và chủ toạ hội nghị Hội đồng bộ trưởng, hội nghị thường vụ Hội đồng bộ trưởng; bảo đảm tính tập thể trong việc thảo luận và giải quyết các công việc của Hội đồng bộ trưởng và Thường vụ Hội đồng bộ trưởng;
2- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhưng quyết định của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng ở các ngành, các cấp;
3- Chỉ đạo và điều hoà, phối hợp công tác của các Bộ, các Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các cấp;
4- Có chế độ làm việc với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương;
5- Cải tiến lề lối làm việc, đề cao kỷ luật công tác, nâng cao hiệu lực hoạt động của bộ máy Nhà nước;
6- Ban hành các quyết đinh, chỉ thị và thông tư;
7- Đề nghị với Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi chức thành viên của Hội đồng bộ trưởng;
8- Bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi chức các thứ trưởng, tổng cục trưởng, phó tổng cục trưởng các tổng cục thuộc Hội đồng bộ trưởng và các chức vụ tương đương;
9- Thành lập các cơ quan giúp việc.
Các Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng giúp Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, được Chủ tịch phân công điều hoà, phối hợp và kiểm tra, đôn đốc công tác của một số ngành hoặc lĩnh vực công tác.
Khi Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng vắng mặt, Phó Chủ tịch thường trực là người quyền Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng.
Văn phòng Hội đồng bộ trưởng là bộ máy làm việc của Hội đồng bộ trưởng, do Bộ trưởng Tổng thư ký Hội đồng bộ trưởng lãnh đạo.
Hội đồng bộ trưởng sinh hoạt định kỳ theo Điều lệ công tác của Hội đồng bộ trưởng.
Trong các phiên họp, Hội đồng bộ trưởng thảo luận và giải quyết các vấn đề cơ bản như sau:
1- Quyết định các chính sách và biện pháp lớn để thực hiện các nhiệm vụ quy định ở Chương VIII của Hiến pháp và ở Chương II của Luật này;
2- Lập các quy hoạch, dự án kế hoạch Nhà nước dài hạn, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm;
3- Lập dự toán ngân sách Nhà nước và quyết toán ngân sách Nhà nước hàng năm;
4- Thông qua dự án luật trình Quốc hội và dự án pháp lệnh trình Hội đồng Nhà nước;
5- Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch Nhà nước và các chủ trương, chính sách của Hội đồng bộ trưởng.
Các nghị quyết, nghị định và quyết định của Hội đồng bộ trưởng phải được quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng bộ trưởng biểu quyết tán thành.
Hội đồng bộ trưởng lãnh đạo công tác và kiểm tra hoạt động của các Bộ, Uỷ ban Nhà nước và cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng; có quyền đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư không thích đáng của các Bộ, Uỷ ban Nhà nước và cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng.
Hội đồng bộ trưởng và các thành viên của Hội đồng bộ trưởng có trách nhiệm trả lời các chất vấn và kiến nghị của các Hội đồng, các Uỷ ban của Quốc hội và của đại biểu Quốc hội.
Các thành viên của Hội đồng bộ trưởng có nhiệm vụ trình bày hoặc cung cấp tư liệu về những vấn đề cần thiết theo yêu cầu của các Hội đồng và các Uỷ ban của Quốc hội.
Hội đồng bộ trưởng bảo đảm cho Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương; lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các cấp làm tròn nhiệm vụ của cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương; thông báo đều đặn tình hình cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương.
Hội đồng bộ trưởng có quyền đình chỉ việc thi hành những nghị quyết không thích đáng của các Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương, đồng thời đề nghị Hội đồng Nhà nước sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết đó.
Hội đồng bộ trưởng có quyền đình chỉ việc thi hành và sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định và chỉ thị không thích đáng của Uỷ ban nhân dân các cấp; nếu Uỷ ban nhân dân không nhất trí với quyết định của Hội đồng bộ trưởng thì vẫn phải chấp hành quyết định đó và yêu cầu Hội đồng bộ trưởng xem xét.
Hội đồng bộ trưởng tạo điều kiện thuận lợi để các đoàn thể nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội; dựa vào các đoàn thể nhân dân trong việc xây dựng các chủ trưởng, chính sách và pháp luật của Nhà nước liên quan đến các tầng lớp nhân dân; động viên nhân dân thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật đó; cùng với Tổng công đoàn Việt Nam và các đoàn thể nhân dân khác tổ chức và chỉ đạo phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa, khen thưởng kịp thời các đơn vị và cá nhân có thành tích trong sản xuất, chiến đấu và công tác.
Hội đồng bộ trưởng và các thành viên Hội đồng bộ trưởng có trách nhiệm trả lời cho các đoàn thể nhân dân biết kết quả giải quyết những kiến nghị của các đoàn thể.
Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước thuộc Hội đồng bộ trưởng không phải là thành viên Hội đồng bộ trưởng được tham dự hội nghị Hội đồng bộ trưởng.
Chủ tịch Tổng công đoàn Việt Nam có quyền tham dự hội nghị Hội đồng bộ trưởng.
Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người phụ trách chính của các đoàn thể nhân dân trong Mặt trận được mời tham dự hội nghị Hội đồng bộ trưởng khi cần thiết.
Những người tham dự hội nghị Hội đồng bộ trưởng nói trong điều này có quyền phát biểu ý kiến nhưng không biểu quyết.
Cơ quan thường trực của Hội đồng bộ trưởng là Thường vụ Hội đồng bộ trưởng. Thường vụ Hội đồng bộ trưởng gồm có Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, các Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, trong đó có một Phó Chủ tịch được phân công làm Phó Chủ tịch thường trực, và Bộ trưởng Tổng thư ký Hội đồng bộ trưởng.
Thường vụ Hội đồng bộ trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Bảo đảm việc thực hiện các nghị quyết, nghị định, quyết định của Hội đồng bộ trưởng;
2- Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng bộ trưởng, giữa hai kỳ họp của Hội đồng bộ trưởng, quyết định những vấn đề thuộc quyền hạn của Hội đồng bộ trưởng; những quyết định đó phải được báo cáo với Hội đồng bộ trưởng;
3- Chuẩn bị các phiên họp của Hội đồng bộ trưởng.
Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng đứng đầu Hội đồng bộ trưởng, lãnh đạo, quản lý và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Hội đồng bộ trưởng; đại diện Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quan hệ quốc tế.
Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Triệu tập và chủ toạ hội nghị Hội đồng bộ trưởng, hội nghị thường vụ Hội đồng bộ trưởng; bảo đảm tính tập thể trong việc thảo luận và giải quyết các công việc của Hội đồng bộ trưởng và Thường vụ Hội đồng bộ trưởng;
2- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhưng quyết định của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng bộ trưởng ở các ngành, các cấp;
3- Chỉ đạo và điều hoà, phối hợp công tác của các Bộ, các Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân các cấp;
4- Có chế độ làm việc với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương;
5- Cải tiến lề lối làm việc, đề cao kỷ luật công tác, nâng cao hiệu lực hoạt động của bộ máy Nhà nước;
6- Ban hành các quyết đinh, chỉ thị và thông tư;
7- Đề nghị với Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi chức thành viên của Hội đồng bộ trưởng;
8- Bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi chức các thứ trưởng, tổng cục trưởng, phó tổng cục trưởng các tổng cục thuộc Hội đồng bộ trưởng và các chức vụ tương đương;
9- Thành lập các cơ quan giúp việc.
Các Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng giúp Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, được Chủ tịch phân công điều hoà, phối hợp và kiểm tra, đôn đốc công tác của một số ngành hoặc lĩnh vực công tác.
Khi Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng vắng mặt, Phó Chủ tịch thường trực là người quyền Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực