Chương 1 Luật tôt chức hội đồng bộ trưởng 1981: Những quy định chung
Số hiệu: | 2-LCT/HĐNN7 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Trường Chinh |
Ngày ban hành: | 04/07/1981 | Ngày hiệu lực: | 14/07/1981 |
Ngày công báo: | 31/07/1981 | Số công báo: | Số 13 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của năm 1980, Hội đồng Bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hội đồng Bộ trưởng thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước; tăng cường hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành pháp luật; phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân; bảo đảm xây dựng chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Hội đồng Bộ trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn như: Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật; trình dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Hội đồng nhà nước; lập dự án kế hoạch nhà nước và dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội; tổ chức thực hiện kế hoạch nhà nước và ngân sách nhà nước; thống nhất quản lí việc cải tạo, xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân, việc xây dựng và phát triển văn hoá, giáo dục, khoa học, Kĩ thuật... Hội đồng Bộ trưởng căn cứ vào Hiến pháp, các luật và pháp lệnh, ra những nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó; Bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân và tạo điều kiện cho công dân hưởng quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ của mình...
Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhà nước. Nhiệm kì của Hội đồng Bộ trưởng theo nhiệm kì của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Hội đồng Bộ trưởng tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Hội đồng Bộ trưởng mới.
Theo quy định của Hiến pháp của năm 1980, thành phần của Hội đồng Bộ trưởng gồm có: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Bộ trưởng và Chủ nhiệm Uỷ ban nhà nước.
Vào ngày 14.7.1981 Quốc hội đã thông qua Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Hội đồng bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.
Hội đồng bộ trưởng thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước, tăng cường hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành pháp luật; phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân; bảo đảm xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Hội đồng bộ trưởng do Quốc hội bầu ra tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội.
Hội đồng bộ trưởng gồm có:
- Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng;
- Các Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng;
- Các Bộ trưởng và Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước.
Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng là đại biểu Quốc hội; các thành viên khác của Hội đồng bộ trưởng chủ yếu chọn trong số các đại biểu Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Hội đồng bộ trưởng theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Hội đồng bộ trưởng tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Hội đồng bộ trưởng mới.
Hội đồng bộ trưởng chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng Nhà nước.
Hội đồng bộ trưởng tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, đồng thời phát huy tính chủ động của các Bộ, các Uỷ ban Nhà nước và các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng.
Hội đồng bộ trưởng quyết định tập thể các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình, đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân của mỗi thành viên Hội đồng bộ trưởng về phần công tác được giao và phần tham gia vào công việc chung của Hội đồng bộ trưởng.
Hội đồng bộ trưởng quản lý các mặt công tác theo Hiến pháp và pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; ngăn ngừa, khắc phục tệ quan liêu và các biểu hiện tiêu cực khác trong các cơ quan Nhà nước và nhân viên Nhà nước.
Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, Hội đồng bộ trưởng dựa vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.
Hội đồng bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính Nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.
Hội đồng bộ trưởng thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước, tăng cường hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành pháp luật; phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân; bảo đảm xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Hội đồng bộ trưởng do Quốc hội bầu ra tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội.
Hội đồng bộ trưởng gồm có:
- Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng;
- Các Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng;
- Các Bộ trưởng và Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước.
Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng là đại biểu Quốc hội; các thành viên khác của Hội đồng bộ trưởng chủ yếu chọn trong số các đại biểu Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Hội đồng bộ trưởng theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Hội đồng bộ trưởng tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Hội đồng bộ trưởng mới.
Hội đồng bộ trưởng chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng Nhà nước.
Hội đồng bộ trưởng tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, đồng thời phát huy tính chủ động của các Bộ, các Uỷ ban Nhà nước và các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng.
Hội đồng bộ trưởng quyết định tập thể các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình, đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân của mỗi thành viên Hội đồng bộ trưởng về phần công tác được giao và phần tham gia vào công việc chung của Hội đồng bộ trưởng.
Hội đồng bộ trưởng quản lý các mặt công tác theo Hiến pháp và pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; ngăn ngừa, khắc phục tệ quan liêu và các biểu hiện tiêu cực khác trong các cơ quan Nhà nước và nhân viên Nhà nước.
Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, Hội đồng bộ trưởng dựa vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực