Luật phòng chống thiên tai luật đê điều sửa đổi 2020 số 60/2020/QH14
Số hiệu: | 60/2020/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 17/06/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2021 |
Ngày công báo: | 23/07/2020 | Số công báo: | Từ số 711 đến số 712 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 60/2020/QH14 |
Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2020 |
LUẬT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ LUẬT ĐÊ ĐIỀU
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 và Luật Đê điều số 79/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 15/2008/QH12, Luật số 35/2018/QH14.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai
1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Công trình phòng, chống thiên tai là công trình do Nhà nước, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, bao gồm trạm quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn, địa chấn, cảnh báo thiên tai; công trình đê điều, hồ đập, kè, chống úng, chống hạn, chống xâm nhập mặn, chống sạt lở, chống sụt lún đất, chống lũ quét, chống sét; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền, nhà kết hợp sơ tán dân và công trình khác phục vụ phòng, chống thiên tai.”.
2. Bổ sung khoản 6 và khoản 7 vào sau khoản 5 Điều 5 như sau:
“6. Ưu tiên bố trí nguồn lực nghiên cứu, điều tra cơ bản, xây dựng và triển khai chương trình khoa học và công nghệ trong phòng, chống thiên tai; tăng cường giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai.
7. Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện nâng cao năng lực cho người làm công tác phòng, chống thiên tai; huấn luyện, cung cấp phương tiện, trang thiết bị cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai
1. Nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai bao gồm:
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn là lực lượng tại chỗ thực hiện hoạt động phòng, chống thiên tai;
b) Dân quân tự vệ là lực lượng tại chỗ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo phương án ứng phó thiên tai của địa phương và sự điều động của người có thẩm quyền;
c) Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và là lực lượng nòng cốt trong công tác sơ tán người, phương tiện, tài sản, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội theo sự điều động của người có thẩm quyền;
d) Tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia hỗ trợ hoạt động phòng, chống thiên tai thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo sự chỉ huy của người có thẩm quyền;
đ) Người làm công tác phòng, chống thiên tai tại cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.
2. Lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã được thành lập ở cấp xã, hoạt động kiêm nhiệm, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định trên cơ sở nguồn nhân lực quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, bao gồm dân quân ở thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu; dân quân ở cấp xã và tổ chức khác tại địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo phương án ứng phó thiên tai của địa phương.
3. Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã quy định tại khoản 2 Điều này.”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7 như sau:
“1. Vật tư, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động phòng, chống thiên tai bao gồm vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai và vật tư, phương tiện, trang thiết bị khác của Nhà nước; huy động của tổ chức, cá nhân trên địa bàn; của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự chuẩn bị.
Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục và quy định việc quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai.”.
5. Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 8 như sau:
“4. Nguồn khác theo quy định của pháp luật.”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai
1. Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai bao gồm ngân sách hằng năm, dự phòng ngân sách nhà nước, quỹ dự trữ tài chính.
2. Ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được sử dụng cho xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch, điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai; đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai; hoạt động phòng, chống thiên tai; hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai các cấp.
Việc lập dự toán, phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Dự phòng ngân sách nhà nước cho phòng, chống thiên tai được sử dụng theo quy định sau đây:
a) Hỗ trợ cho công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai;
b) Căn cứ vào hoạt động ứng phó, mức độ thiệt hại, nhu cầu cứu trợ và chế độ, chính sách, Ủy ban nhân dân các cấp quyết định sử dụng dự phòng ngân sách của địa phương để xử lý nhu cầu khẩn cấp cho ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai ngoài dự toán chi hằng năm đã được phê duyệt;
c) Trường hợp dự phòng ngân sách địa phương đã sử dụng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai tổng hợp tình hình thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ của địa phương và đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai với mức độ nghiêm trọng, phát sinh ngoài dự toán mà sau khi sắp xếp lại ngân sách, sử dụng hết dự phòng ngân sách mà vẫn chưa đủ nguồn theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.”.
7. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 10 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 như sau:
“1. Quỹ phòng, chống thiên tai là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách bao gồm Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý.
2. Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai được quy định như sau:
a) Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai trung ương bao gồm hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; điều tiết từ Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các nguồn hợp pháp khác;
b) Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh bao gồm hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; đóng góp bắt buộc của tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài trên địa bàn, công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động; điều tiết từ Quỹ phòng chống, thiên tai trung ương, giữa các Quỹ phòng, chống thiên tai cấp tỉnh và các nguồn hợp pháp khác.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
“4. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai được quy định như sau:
a) Không vì mục đích lợi nhuận;
b) Quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng pháp luật, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm công khai, minh bạch;
c) Hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống thiên tai mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu.”.
8. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 13 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Điều tra cơ bản, xây dựng, phê duyệt và thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng, chống thiên tai.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 và khoản 6 như sau:
“5. Xây dựng, phê duyệt và thực hiện Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, Quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai; rà soát, có kế hoạch di dời dân cư vùng có rủi ro thiên tai rất cao.
6. Xác định cấp độ rủi ro thiên tai; bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai.”.
9. Bổ sung Điều 13a vào sau Điều 13 như sau:
“Điều 13a. Điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai
1. Điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất để thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước và hoạt động phòng, chống thiên tai.
2. Nội dung điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai bao gồm:
a) Hiện trạng về số lượng, chất lượng, năng lực của công trình phòng, chống thiên tai và công trình hạ tầng có liên quan đến phòng, chống thiên tai;
b) Hiện trạng về cơ cấu tổ chức, cơ chế chính sách, nhân lực, tài chính, trang thiết bị trong hoạt động phòng, chống thiên tai;
c) Hiện trạng hệ thống thông tin, quan trắc, giám sát thiên tai và các dữ liệu phòng, chống thiên tai;
d) Tác động của biến đổi khí hậu đến diễn biến thiên tai; tác động của thiên tai đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội; các loại hình thiên tai; hoạt động phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến phòng, chống thiên tai.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện, phê duyệt, công bố, quản lý kết quả điều tra cơ bản phòng, chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và gửi kết quả về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để quản lý.”.
10. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 15 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 4 như sau:
“c) Xác định nội dung, biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai, chú ý khu vực nguy hiểm và đối tượng dễ bị tổn thương, trong đó tập trung xây dựng kế hoạch quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông thuộc tỉnh; kế hoạch phòng, chống bão mạnh, siêu bão; kế hoạch phòng, chống lũ quét, sạt lở đất; kế hoạch phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; kế hoạch phòng, chống sạt lở bờ sông do mưa lũ hoặc dòng chảy, sạt lở bờ biển;”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 6 như sau:
“c) Xác định nội dung, biện pháp tổng thể, chương trình, đề án, dự án phòng, chống thiên tai phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai, chú ý khu vực nguy hiểm và đối tượng dễ bị tổn thương, trong đó tập trung xây dựng kế hoạch quản lý lũ tổng hợp lưu vực sông; kế hoạch phòng, chống bão mạnh, siêu bão; kế hoạch phòng, chống lũ quét, sạt lở đất; kế hoạch phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; kế hoạch phòng, chống sạt lở bờ sông do mưa lũ hoặc dòng chảy, sạt lở bờ biển;”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 7 như sau:
“c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương.”.
11. Bổ sung Điều 18a vào sau Điều 18 như sau:
“Điều 18a. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình
1. Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác phải thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quy chuẩn kỹ thuật, quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình có trách nhiệm thực hiện các tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định chung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành quy định cụ thể bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai quy định tại khoản 1 Điều này và tổ chức kiểm tra việc thực hiện.
5. Ủy ban nhân dân các cấp kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với hộ gia đình, cá nhân do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định tại khoản 2 Điều này.
6. Quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình quy định tại khoản 1 Điều này phải có nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai.”.
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:
“Điều 19. Bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, chỉnh trang khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác
1. Chủ đầu tư khi lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, chỉnh trang khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác phải bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai, bao gồm:
a) Hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không làm tăng nguy cơ rủi ro thiên tai và bảo đảm tính ổn định của công trình trước thiên tai;
b) Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về xây dựng và pháp luật về quy hoạch.
2. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong hồ sơ dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, chỉnh trang khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; điểm dân cư nông thôn; công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, điện lực và công trình hạ tầng kỹ thuật khác trước khi phê duyệt dự án và quyết định đầu tư.
3. Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân khi xây dựng mới hoặc nâng cấp công trình, nhà ở áp dụng tiêu chuẩn có nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai.
4. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng công trình phải có nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai.”.
13. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 21 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:
“2. Việc thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với từng loại đối tượng, trong đó có các hình thức chủ yếu sau đây:
a) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Xây dựng tài liệu chuyên đề, tạp chí, tờ rơi, trong đó có tài liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số;
c) Tổ chức triển lãm, hội thảo, tập huấn, diễn tập phòng, chống thiên tai;
d) Lồng ghép kiến thức phòng, chống thiên tai vào chương trình các cấp học;
đ) Tổ chức diễn đàn về phòng, chống thiên tai để tham vấn rộng rãi chính sách, pháp luật, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống thiên tai;
e) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về phòng, chống thiên tai.”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 3 như sau:
“d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình, đề án về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng;”.
14. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 24 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai phải kịp thời, đủ độ tin cậy, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng được chuyển tải bằng Tiếng Việt, đặc biệt quan tâm đến đối tượng dễ bị tổn thương và trong trường hợp cần thiết được chuyển tải bằng tiếng dân tộc thiểu số.”;
b) Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 2 như sau:
“c) Bản tin dự báo, cảnh báo cháy rừng do tự nhiên phải bảo đảm thông tin về khu vực, loại rừng, diện tích, cấp độ rủi ro cháy.”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 như sau:
“a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm ban hành bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai liên quan đến khí tượng, thủy văn và hải văn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm ban hành bản tin dự báo, cảnh báo cháy rừng do tự nhiên;”.
15. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 25 như sau:
“4. Chính phủ quy định cụ thể các cơ quan có trách nhiệm truyền tin; tần suất, thời lượng phát tin chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai; mạng lưới thông tin, trang thiết bị phục vụ hoạt động chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai; tình huống khẩn cấp về thiên tai; các loại dự án khẩn cấp phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng.”.
16. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 26 như sau:
“5. Đối với nắng nóng, lốc, sét, mưa đá, gió mạnh trên biển, sương mù, cháy rừng do tự nhiên và các loại thiên tai khác thì căn cứ vào dự báo, cảnh báo, tính chất và diễn biến thực tế của từng loại thiên tai, chủ động triển khai biện pháp ứng phó phù hợp với tình huống cụ thể.”.
17. Bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 Điều 30 như sau:
“3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”.
18. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 32 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 như sau:
“c) Nguồn lực cho cứu trợ khẩn cấp bao gồm lương thực, hàng hóa, thuốc chữa bệnh, hóa chất xử lý nước và môi trường thuộc dự trữ quốc gia; kinh phí dự phòng hằng năm từ ngân sách nhà nước; Quỹ phòng, chống thiên tai và đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân; hỗ trợ từ quốc tế.”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 như sau:
“c) Nguồn lực cho hỗ trợ trung hạn bao gồm lương thực, hàng hóa dự trữ của Nhà nước; ngân sách nhà nước; Quỹ phòng, chống thiên tai và đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân; hỗ trợ từ quốc tế.”;
c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 như sau:
“c) Nguồn lực cho hỗ trợ dài hạn bao gồm ngân sách nhà nước và đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân; hỗ trợ từ quốc tế;”.
19. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 33 như sau:
“2. Thẩm quyền huy động, quyên góp và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền huy động nguồn lực của Nhà nước theo thẩm quyền để phục vụ công tác cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về dự trữ quốc gia. Việc hỗ trợ dài hạn thực hiện theo kế hoạch hằng năm;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai để hỗ trợ hoạt động phòng, chống thiên tai, ưu tiên cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Luật này;
c) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện vận động quyên góp, tiếp nhận và phân bổ nguồn lực để cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ vận động quyên góp, tiếp nhận nguồn lực để cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn và chuyển giao cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phân bổ.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ở địa phương phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp tiếp nhận, phân bổ nguồn lực để cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn;
d) Tổ chức, cá nhân được phép quyên góp từ cộng đồng theo quy định của pháp luật có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân nơi được hỗ trợ để thực hiện cứu trợ khẩn cấp, hỗ trợ trung hạn;
đ) Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm kêu gọi, tiếp nhận các khoản hỗ trợ khẩn cấp từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai và chuyển giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phân bổ.”.
20. Sửa đổi, bổ sung tên Chương IV như sau:
“Chương IV
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI”
21. Bổ sung Điều 39a vào sau Điều 39 như sau:
“Điều 39a. Khoa học và công nghệ trong phòng, chống thiên tai
1. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới để nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát, truyền tin các loại hình thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu và các hoạt động có thể làm gia tăng rủi ro thiên tai.
2. Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, vật liệu mới để nâng cao hiệu quả đầu tư, quản lý, sử dụng công trình phòng, chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu; bảo đảm an toàn công trình đê điều, công trình phòng, chống sạt lở, sụt lún đất, hồ, đập và công trình phòng, chống thiên tai khác.”.
22. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 40 như sau:
“a) Kêu gọi quốc tế hỗ trợ cho việc ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 33 của Luật này; đồng thời là đầu mối của Việt Nam hỗ trợ các quốc gia khác theo chỉ đạo của Chính phủ;”.
23. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 44 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai làm nhiệm vụ điều phối liên ngành, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai trên phạm vi toàn quốc.
Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban; thành viên của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai bao gồm Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoặc đại diện lãnh đạo của một số bộ, cơ quan có liên quan và làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và có cơ quan chuyên trách trực thuộc Bộ để tham mưu, giúp việc cho Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định thành lập Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cùng cấp để giúp Ủy ban nhân dân chỉ huy và tổ chức công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn.
Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp làm Trưởng ban. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh sử dụng bộ phận hiện có của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm chuyên trách để tham mưu, giúp việc.”.
24. Thay thế cụm từ “Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai” bằng cụm từ “Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai” tại khoản 1 Điều 17, khoản 4 Điều 22, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 25, Điều 26, Điều 27, khoản 2 và khoản 4 Điều 28, khoản 2 Điều 29, khoản 2 Điều 30, khoản 2 và khoản 4 Điều 31, khoản 3 Điều 42, khoản 4 Điều 44.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đê điều
1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 19 như sau:
“19. Bãi nổi hoặc cù lao là vùng đất nổi trong phạm vi lòng sông.”;
b) Bổ sung khoản 23 vào sau khoản 22 như sau:
“23. Bờ sông là ranh giới giữa mái dốc của lòng sông với mặt đất tự nhiên của bãi sông.”.
2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 7 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều và phạm vi lòng sông không gồm bãi nổi hoặc cù lao, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau:
“7. Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.”;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 10 như sau:
“10. Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác, đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều, các hoạt động khác gây cản trở dòng chảy và thoát lũ nhưng không có biện pháp xử lý, khắc phục.”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 25 như sau:
“2. Việc cấp giấy phép cho những hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này phải căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật về đê điều, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành. Khi cấp giấy phép cho những hoạt động quy định tại các điểm a, b, c và h khoản 1 Điều này đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”.
4. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 28 như sau:
“b) Việc xây dựng cầu qua sông có đê phải bảo đảm thoát lũ, thông thoáng dòng chảy; an toàn đê điều theo quy định của Luật này và bảo đảm giao thông đường thủy theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; vật liệu phế thải và lán trại trong quá trình thi công không được ảnh hưởng đến dòng chảy và phải được thanh thải sau khi công trình hoàn thành.
Thủ tướng Chính phủ quy định nội dung bảo đảm thoát lũ, thông thoáng dòng chảy, an toàn đê điều đối với việc xây dựng cầu qua sông có đê.”.
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 39 như sau:
“2. Lập biên bản vi phạm hành chính, buộc chấm dứt hành vi vi phạm và chuyển ngay đến người có thẩm quyền để tiến hành xử phạt.”.
6. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 42 như sau:
“4. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện phương án bảo đảm an toàn công trình thủy điện, chỉ đạo thực hiện vận hành hồ chứa thủy điện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vận hành hồ chứa thủy điện.”.
7. Bổ sung, thay thế một số cụm từ tại một số điều như sau:
a) Bổ sung cụm từ “, bãi nổi hoặc cù lao” vào sau cụm từ “bãi sông” tại tên Điều 26, Điều 27;
b) Thay thế cụm từ “Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão” bằng cụm từ “Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn” tại khoản 11 Điều 3, khoản 2 Điều 35;
c) Thay thế cụm từ “Ban chỉ đạo phòng chống lụt, bão trung ương” bằng cụm từ “Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai” tại khoản 2 Điều 35;
d) Thay thế cụm từ “Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão trung ương” bằng cụm từ “Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai” tại khoản 7 Điều 36.
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 60/2020/QH14 |
Hanoi, June 17, 2020 |
ON AMENDMENTS TO THE LAW ON NATURAL DISASTER MANAGEMENT AND LAW ON DIKES
Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly hereby promulgates a Law on amendments to the Law on Natural Disaster Management No. 33/2013/QH13 and the Law on Dikes No. 79/2006/QH11 on amendments to the Law No. 15/2008/QH12 and Law No. 35/2018/QH14.
Article 1. Amendments to the Law on Natural Disaster Management
1. Some Clauses of Article 3 are amended as follows:
a) Clause 1 is amended as follows:
“1. “natural disaster” means an unusual natural phenomenon which may cause loss of life and property or damage to the environment, living conditions and socio- economic activities. Natural disasters include tropical storms, tropical depressions, strong breezes at seas, tornadoes, lightning, heavy precipitation, floods, flashfloods, inundations; landslides and land subsidence caused by floods or runoff or droughts; water rise, saltwater intrusion, extreme heat, droughts, wildfires, cold under 13 degree Celsius, hails, frost, fog, earthquakes, tsunamis and other types of natural disasters.”;
b) Clause 5 is amended as follows:
“5. “work serving natural disaster management” means a work that is constructed by the State, an organization or individual. Works serving natural disaster management include meteorological, hydrographical, oceanographic and seismic observatories, disaster warning stations; dikes, reservoirs, dams, embankments, works serving prevention of inundation, droughts, anti-saltwater intrusion, landslides, land subsidence and flashfloods, and lightning protection works; storm shelters for ships, boats, evacuation houses and other works.”.
2. Clause 6 and Clause 7 are added after Clause 5 of Article 5 as follows:
“6. Give priority to provision of resources for researches, baseline surveys, design and execution science and technology programs for natural disaster management purposes; strengthen implementation of natural disaster relief and recovery measures.
7. Give priority to professional training given to persons responsible for natural disaster management; provide training, vehicles and equipment to communal voluntary forces in charge of natural disaster management.”.
3. Article 6 is amended as follows:
“Article 6. Human resources for natural disaster management
1. Human resources for natural disaster management include:
a) Local organizations, households and individuals, which are on-site forces in charge of carrying out natural disaster management activities;
b) Militia and self-defense forces, which are on-site forces in charge of performing the natural disaster management task according to the local natural disaster response plans and under the direction of competent persons;
c) People’s Army and People’s Public Security forces, which have the responsibility to perform the natural disaster management task and serve as key forces upon evacuation of people, vehicles and property, rescue, security and social order and safety maintenance under the direction of competent persons;
d) Organizations and individuals that voluntarily support natural disaster management activities and perform the natural disaster management task under the command of competent persons;
dd) Persons responsible for natural disaster management at regulatory agencies, who perform the natural disaster management task.
2. Communal voluntary forces in charge of natural disaster management shall be decided by the People’s Committee of a commune, work on a part-time basis and decided by the communal People's Committee on the basis of the human resources specified in Points a and b Clause 1 of this Article, including village-level militia and self-defense forces; communal militia and self-defense forces, other local organizations performing the natural disaster management task according to the local natural disaster response plans.
3. The Government shall elaborate benefits for communal voluntary forces in charge of natural disaster management specified in Clause 2 of this Article.”.
4. Clause 1 of Article 7 is amended as follows:
“1. Supplies, vehicles and equipment for natural disaster management activities include specialized supplies, vehicles and equipment and other supplies, vehicles and equipment of the State; ones provided by local organizations and individuals; and ones prepared by organizations, individuals and households themselves.
The Prime Minister shall promulgate a list of and elaborate the management and use of specialized supplies, vehicles and equipment for natural disaster management.”.
5. Clause 4 is added after Clause 3 of Article 8 as follows:
“4. Other sources prescribed by law.”.
6. Article 9 is amended as follows:
“Article 9. State budget for natural disaster management
1. The state budget for natural disaster management is composed of annual budget, backup budget and reserve fund.
2. The state budget for natural disaster management shall be used for formulation and implementation of natural disaster management strategies, plans and baseline surveys; construction, renovation and upgrading of works serving natural disaster management; natural disaster management activities; regular activities of natural disaster management authorities at all levels.
The estimating, allocation, management and use of the state budget for natural disaster management shall comply with regulations of law on state budget and other relevant regulations of law.
3. The backup budget for natural disaster management shall be used in accordance with regulations:
a) The backup budget is used for natural disaster response, relief and recovery;
b) Based on the response activities, severity of damage, relief demands and policies, the People's Committees at all levels shall decide to use the local backup budget to satisfy urgent demands for natural disaster response, relief and recovery in addition to the approved annual expenditure estimate;
c) If the local government backup budget has been used but the demand has not been satisfied, the President of the provincial People’s Committee shall request the Prime Minister to provide assistance. The National Steering Committee for Natural Disaster Management shall produce statistics of damage and local assistance demands and request the Prime Minister to make a decision.
4. The reserve fund shall be used to perform the natural disaster management, relief and recovery tasks that are not covered by the estimate while the backup budget is used up but still not sufficient in accordance with regulations of the law on state budget.”.
7. Some Clauses of Article 10 are amended as follows:
a) Clauses 1 and 2 are amended as follows:
“1. Natural disaster management funds are off-budget financial funds and include central natural disaster management fund managed by the Ministry of Agriculture and Rural Development and provincial natural disaster management funds managed by the provincial People’s Committees.
2. Financial sources of natural disaster management funds:
a) Financial sources of the central natural disaster management fund include assistance and voluntary contributions of domestic and foreign organizations and individuals; are extracted from the provincial natural disaster management fund under the decision of the Prime Minister and other lawful sources;
b) Financial sources of a provincial natural disaster management fund include assistance and voluntary contributions of domestic organizations and individuals; compulsory contributions of domestic and foreign business entities within the province, Vietnamese citizens from at least 18 years of age to retirement age in normal working conditions in accordance with labor regulations; are extracted from the central natural disaster management fund, other provincial natural disaster management funds and other lawful sources.”;
b) Clause 4 is amended as follows:
“4. Operating principles of a natural disaster management fund:
a) The fund operates for non-profit purposes;
b) The fund is managed and used for intended purposes, in accordance with laws and in a timely, effective, public and transparent manner;
c) The fund supports natural disaster management disaster activities that have not yet been funded by the state or have not yet satisfied demands.”.
8. Some Clauses of Article 13 are amended as follows:
a) Clause 1 is amended as follows:
“1. Conducting natural disaster management baseline surveys, formulating, approving and implementing natural disaster management strategies and plans.”;
b) Clauses 5 and 6 are amended as follows:
“5. Formulating, approving and implementing irrigation and natural disaster management planning and populated are planning, and boost natural disaster-resilient production; review and formulate plans to relocate inhabitants in areas at very high risk of being hit by natural disasters.
6. Determining natural disaster risk levels; satisfying requirements for natural disaster management.”.
9. Article 13a is added after Clause 13 as follows:
“Article 13a. Natural disaster management baseline surveys
1. Natural disaster management baseline surveys shall be conducted on a periodic or unscheduled basis with a view to collecting information and establishing databases serving state management and natural disaster management activities.
2. A natural disaster management baseline survey shall focus on:
a) Current quantity, quality and capacity of the work serving natural disaster management and infrastructural constructions related to natural disaster management;
b) Current organizational structure, policies, personnel, finance and equipment for natural disaster management;
c) Status of systems of natural disaster information, observation and monitoring, and data on natural disaster management;
d) Impacts of climate change on natural disaster developments; impacts of natural disasters on socio-economic development; types of natural disasters; socio-economic development associated with natural disaster management.
3. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People’s Committees at all levels shall organize, approve, announce and manage results of natural disaster management baseline surveys within their jurisdiction and send the results to the Ministry of Agriculture and Rural Development.”.
10. Some Points and Clauses of Article 15 are amended as follows:
a) Point c of Clause 4 is amended as follows:
“c) Determining natural disaster management contents and measures suitable for each natural disaster risk level and specific type of natural disaster so as to minimize natural disaster risks, paying attention to dangerous areas and vulnerable groups, focusing on implementing general plans for provincial river basin flood management; strong typhoon and super typhoon preparedness plans; flashflood and landslide preparedness plans; drought and saltwater intrusion preparedness plans; precipitation-, flood- or runoff-induced riverbank erosion preparedness plans, coastal erosion preparedness plans;”;
b) Point c of Clause 6 is amended as follows:
“c) Determining contents, general measures, programs and schemes for natural disaster management suitable for each natural disaster risk level and specific type of natural disaster so as to minimize natural disaster risks, paying attention to dangerous areas and vulnerable groups, focusing on implementing general plans for river basin flood management; strong typhoon and super typhoon preparedness plans; flashflood and landslide preparedness plans; drought and saltwater intrusion preparedness plans; precipitation-, flood- or runoff-induced riverbank erosion preparedness plans, coastal erosion preparedness plans;”;
c) Point c of Clause 7 is amended as follows:
“c) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge and cooperate with the Ministry of National Defense, Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and local authorities in formulating a national natural disaster management plan to be submitted to the Prime Minister for approval; provide guidance on formulation of local natural disaster management plans to local authorities.”.
11. Article 18a is added after Clause 18 as follows:
“Article 18a. Satisfaction of natural disaster management requirements during management, operation and use of works
1. Organizations and individuals managing, operating and using mineral mining areas and areas intended for mining of other natural resources; urban areas; tourist attractions, tourism areas; industrial parks; rural settlements; works serving natural disaster management, traffic works, electric power works and other technical infrastructural constructions shall satisfy the natural disaster management requirements specified in the technical regulations and regulations promulgated by competent authorities.
2. Households and individuals using works and residential houses under their ownership shall fulfill the criteria for satisfaction of the natural disaster management requirements, which are promulgated by the provincial People's Committee.
3. The Minister of Agriculture and Rural Development shall promulgate general provisions on satisfaction of the natural disaster management requirements set out in Clause 1 of this Article.
4. Ministers, heads of ministerial agencies and People’s Committees at all levels shall, within their jurisdiction, promulgate general provisions on satisfaction of the natural disaster management requirements and organize implementation thereof.
5. People’s Committees at all levels shall inspect the fulfillment by households and individuals of the criteria for satisfaction of the natural disaster management requirements specified in Clause 2 of this Article.
6. Technical regulations intended for serving management, operation and use of the works mentioned in Clause 1 of this Article shall contain contents of satisfaction of natural disaster management requirements.”.
12. Article 19 is amended as follows:
“Article 19. Satisfaction of natural disaster management requirements during construction or renovation of urban areas; tourist attractions, tourism areas; industrial parks; rural settlements; works serving natural disaster management, traffic works, electric power works and other technical infrastructural constructions
1. Upon setting up and executing projects on construction or renovation of urban areas; tourist attractions, tourism areas; industrial parks; rural settlements; works serving natural disaster management, traffic works, electric power works and other technical infrastructural constructions, investors shall satisfy the natural disaster management requirements, including:
a) Minimizing or not increasing natural disaster risks and ensuring stability of works before natural disasters;
b) Complying with regulations of law on environmental protection, law on construction and law on planning.
2. Before approving projects and deciding to make investment, investment decision makers shall appraise contents of satisfaction of the natural disaster management requirements specified in the dossier on projects on construction or renovation of urban areas; tourist attractions, tourism areas; industrial parks; rural settlements; works serving natural disaster management, traffic works, electric power works and other technical infrastructural constructions.
3. Households and individuals are encouraged to construct or upgrade works and residential houses applying standards that contain regulations on satisfaction of the natural disaster management requirements.
4. Standards and technical regulations on construction of works shall contain provisions on satisfaction of the natural disaster management requirements.”.
13. Some Points and Clauses of Article 21 are amended as follows:
a) Clause 2 is amended as follows:
“2. The dissemination of information and education about natural disaster management shall be carried out using methods appropriate to each type of subject, including the following main methods:
a) Publishing information on websites of Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and local authorities, and on mass media;
b) Designing thematic documents, magazines and leaflets, including documents in ethnic minority languages;
c) Organizing exhibitions, seminars, training courses and drills on natural disaster management;
d) Incorporating knowledge about natural disaster management into programs intended for education levels and training levels;
dd) Holding forums on natural disaster management to provide advice on policies and laws, share information on and experience in natural disaster management;
e) Providing training in natural disaster management.”;
b) Point d of Clause 3 is amended as follows:
“d) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall provide guidance on and organize implementation of public awareness-raising and community-based disaster risk management programs and schemes;”.
14. Some Points and Clauses of Article 24 are amended as follows:
a) Clause 1 is amended as follows:
“1. Natural disaster forecasts and warnings must convey information in a timely and reliable manner in Vietnamese language, satisfy demands of multiple subjects, pay special attention to vulnerable subjects and where necessary, convey information in ethnic minority languages.”;
b) Point c is added after Point b of Clause 2 as follows:
“c) Wildfire forecasts and warnings, which must convey information about areas, types of forests, area and level of fire risk.”;
c) Point a of Clause 3 is amended as follows:
“a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall issue natural disaster forecasts and warnings related to meteorology, hydrography and oceanography. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall issue wildfire forecasts and warnings;”.
15. Clause 4 of Article 25 is amended as follows:
“4. The Government shall promulgate specific regulations on responsibilities for news broadcasting; news broadcasting frequency and duration; communication networks and equipment serving command over natural disaster response; state of disaster-related emergency; types of urgent projects on natural disaster management, relief and recovery to be executed to immediately remedy consequences of force majeure events.”.
16. Clause 5 of Article 26 is amended as follows:
“5. Regarding extreme heat, tornadoes, lightning, hails, strong breezes at seas, frost, wildfire and other types of natural disasters, according to the forecasts, warnings, nature and actual developments of each type of natural disaster, proactively take appropriate response measures.”.
17. Clause 3 is added after Clause 2 of Article 30 as follows:
“3. The Government shall elaborate this Article.”.
18. Some Points and Clauses of Article 32 are amended as follows:
a) Point c of Clause 1 is amended as follows:
“c) Resources for emergency relief include food, goods, medicines, environment and water treatment chemicals in national reserves; annual cost contingency from the state budget; natural disaster management funds and voluntary contributions of organizations and individuals; international assistance.”;
b) Point c of Clause 2 is amended as follows:
“c) Resources for medium-term assistance include the State’s reserved food and goods; state budget; natural disaster management funds and voluntary contributions of organizations and individuals; international assistance.”;
c) Point c of Clause 3 is amended as follows:
“c) Resources for long-term assistance include state budget and voluntary contributions of organizations and individuals; international assistance;”.
19. Clause 2 of Article 33 is amended as follows:
“2. The power to mobilize, contribute and allocate resources for relief and assistance:
a) The Prime Minister, Ministers, heads of ministerial agencies, Presidents of People’s Committees at all levels have the power to mobilize the State’s resources within their power to serve the emergency relief and medium-term assistance in accordance with regulations of law on state budget and law on national reserves. The long-term assistance shall be provided according to the annual plan;
b) The Ministry of Agriculture and Rural Development and provincial People’s Committees shall use the natural disaster management funds to serve natural disaster management activities. Priority should be given to emergency relief and medium-term assistance in accordance with Clause 3 Article 10 of this Law;
c) The Central Committee of Vietnamese Fatherland Front, committees of Vietnamese Fatherland Front of provinces, Vietnam Red Cross Society, People’s Committees of provinces and People’s Committees of districts shall encourage contribution, receive and allocate resources for emergency relief and medium-term assistance.
Ministries, ministerial agencies and Governmental agencies shall encourage contribution and receive and allocate resources for emergency relief and medium-term assistance and transfer them to the Central Committee of Vietnamese Fatherland Front, Vietnam Red Cross Society and People’s Committees of provinces for allocation purposes.
Committees of Vietnamese Fatherland Front of provinces, districts and communes and Vietnam Red Cross Society in districts and communes shall cooperate with People’s Committees of the same provinces, districts and communes in receiving and allocating resources for emergency relief and medium-term assistance purposes;
d) Organizations and individuals that are allowed to collect contributions from the public in accordance with regulations of law shall cooperate with the People’s Committee of the area that receives assistance in providing emergency relief and medium-term assistance.
dd) The National Steering Committee for Natural Disaster Management shall call for and receive international emergency assistance in the event of disaster-related emergency and transfer it to provincial People's Committees for allocation purposes.
20. Title of Chapter IV is amended as follows:
“Chapter IV
SCIENCE AND TECHNOLOGY, INTERNATIONAL COOPERATION IN NATURAL DISASTER MANAGEEMNT”
21. Article 39a is added after Clause 39 as follows:
“Article 39a. Science and technology for natural disaster management
1. Research and apply high, advanced and new technologies to improve the capacity for forecasting, warning, monitoring and broadcasting news on types of natural disasters, effects of climate change and activities that may increase natural disaster risk.
2. Conduct scientific research into and apply high, advanced and new technologies, and new materials to improve effectiveness in investment in, management and use of works serving natural disaster management and climate change resilience; works intended for ensuring safety of dikes, works serving landslide and subsidence prevention and control, reservoirs, dams and other works serving natural disaster management.”.
22. Point a Clause 2 of Article 40 is amended as follows:
“a) Call for international assistance for natural disaster response and relief and recovery in Vietnam, except for the case specified in Point dd Clause 2 Article 33 of this Law; act as a Vietnamese agency in charge of assisting other countries under the Prime Minister’s direction;”.
23. Some Clauses of Article 44 are amended as follows:
a) Clause 1 is amended as follows:
“1. The National Steering Committee for Natural Disaster Management:
a) The Prime Minister shall decide to establish the National Steering Committee for Natural Disaster Management responsible for cross-sectoral coordination, assisting the Government and Prime Minister in organizing and providing instructions on natural disaster management nationwide.
The Prime Minister or Deputy Prime Minister shall be the head of the National Steering Committee for Natural Disaster Management; members of the Committee include a Minister, head of a ministerial agency or senior representatives of some relevant Ministries and agencies and work on a part-time basis;
b) The Ministry of Agriculture and Rural Development is a standing agency of the National Steering Committee for Natural Disaster Management and has an affiliated specialized agency responsible for assisting the National Steering Committee for Natural Disaster Management.”;
b) Clause 3 is amended as follows:
“3. Presidents of People's Committees at all levels shall decide to establish Command Centers for Natural Disaster Management at the same level to assist the People’s Committee in commanding and organize natural disaster management.
The President of a People’s Committee shall be the head of the Command Center for Natural Disaster Management. The provincial Command Center for Natural Disaster Management shall employ the current department of the specialized agriculture and rural development authority affiliated to the provincial People’s Committee to work on a full-time basis to provide assistance.
24. The phrase “Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai” (“Central Command Center for Natural Disaster Management”) in Clause 1 Article 17, Clause 4 Article 22, Clause 2 Article 23, Clause 1 Article 25, Article 26, Article 27, Clause 2 and Clause 4 Article 28, Clause 2 Article 29, Clause 2 Article 30, Clause 2 and Clause 4 Article 31, Clause 3 Article 42, and Clause 4 Article 44 is replaced with the phrase “Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai”” (“National Steering Committee for Natural Disaster Management”).
Article 2. Amendments to the Law on Dikes
1. Some Clauses of Article 3 are amended as follows:
a) Clause 19 is amended as follows:
“19. “islet or eyot” refers to a floating mass of land in the river bed.”;
b) Clause 23 is added after Clause 22 as follows:
“23. “river bank” refers to the boundary between the talus of the river bed and the natural land surface of the river terrace.”.
2. Some Clauses of Article 7 are amended as follows:
a) Clause 5 is amended as follows:
“5. Constructing works and residential houses within safety perimeters of dikes and within river beds excluding islets or eyots, except for works serving flood, inundation and storm control, ancillary works and special works.”;
b) Clause 7 is amended as follows:
“7. Discharging waste within safety perimeters of dikes, in river beds and river terraces; placing materials within safety perimeters of dikes, except for supplies reserved for flood, inundation and storm control.”;
c) Clause 10 is amended as follows:
“10. Extracting soil, stones, sand, gravels and other minerals, digging ponds and wells within safety perimeters of dikes and carrying out other activities in a manner that obstructs runoff and flood drainage without taking any remedial measures.”.
3. Clause 2 of Article 25 is amended as follows:
“2. The licensing of the activities specified in Clause 1 of this Article shall be based on technical regulations on dikes and technical regulations on construction promulgated by competent authorities. Upon licensing the activities specified in Points a, b, c and h Clause 1 of this Article with respect to special, level I, level II and level III dikes, the provincial People’s Committee must obtain the written consent of the Ministry of Agriculture and Rural Development.”.
4. Point b Clause 1 of Article 28 is amended as follows:
“b) The construction of bridges across diked rivers must facilitate flood drainage and runoff; ensure dike safety in accordance with this Law and waterway traffic safety in accordance with the law on inland waterway traffic; waste materials and tents must not affect the runoff during the construction and must be discharged after the construction is completed.
The Prime Minister shall promulgate regulations on flood drainage and runoff facilitation and dike safety assurance during construction of bridges across diked rivers.”.
5. Clause 2 of Article 39 is amended as follows:
“2. Record administrative violations, enforce termination of violations and transfer cases of violation to competent persons for penalty imposition.”.
6. Clause 4 of Article 42 is amended as follows:
“4. The Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with other Ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committees in directing formulation and implementation of plans to ensure safety of hydropower works and directing operation of hydropower reservoirs in accordance with the national technical regulations on operation of hydropower reservoirs.”.
7. Phrases in some Articles are added or replaced as follows:
a) The phrase “, bãi nổi hoặc cù lao” (“,islets or eyots”) is added after the phrase “bãi sông” (“river terraces”) under the titles of Article 26 and Article 27;
b) The phrase “Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão” (“Steering Committee for Flood and Storm Control”) in Clause 11 Article 3 and Clause 2 Article 35 is replaced with “Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn” (“Command Center for Natural Disaster Management”);
c) The phrase “Ban chỉ đạo phòng chống lụt, bão trung ương” (“Central Steering Committee for Flood and Storm Control”) in Clause 2 Article 35 is replaced with “Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai” (“National Steering Committee for Natural Disaster Management”);
d) The phrase “Ban chỉ đạo phòng chống lụt, bão trung ương” (“Central Steering Committee for Flood and Storm Control”) in Clause 7 Article 36 is replaced with “Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai” (“National Steering Committee for Natural Disaster Management”).
This Law comes into force from July 01, 2021.
This Law is adopted by the 14th National Assembly of Socialist Republic of Vietnam on this 17th of June 2020 during its 9th session.
|
THE PRESIDENT OF THE NATIONAL ASSEMBLY |