Chương V Nghị định 12/2022/NĐ-CP: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và lập biên bản vi phạm hành chính; thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Số hiệu: | 42/2019/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 14/06/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2019 |
Ngày công báo: | 17/07/2019 | Số công báo: | Từ số 559 đến số 560 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Sở hữu trí tuệ | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cá nhân được quyền cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm
Đây là nội dung nổi bật được quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 14/6/2019.
Theo đó, cá nhân được quyền cung cấp dịch vụ tư vấn về chương trình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, quản trị rủi ro bảo hiểm và đề phòng, hạn chế tổn thất, khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm hoặc phải có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp cấp.
Ngoài ra, cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải có một số trách nhiệm như sau:
- Sử dụng đúng mục đích thông tin khách hàng, không cung cấp thông tin cho bên thứ ba nếu không được khách hàng đồng ý, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật;
- Phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho việc cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm.
Hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải được lập thành văn bản.
Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực từ ngày 01/11/2019, trừ một số trường hợp quy định về sở hữu trí tuệ tại Luật này.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định này bao gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56 và 57 Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra về lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III, Chương IV Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
1. Thanh tra viên lao động, người được giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
3. Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
4. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
5. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền:
1. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này.
2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương IV Nghị định này.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương IV Nghị định này.
Cục trưởng Cục An toàn lao động có quyền:
1. Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 18, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, điểm b khoản 7 Điều 39, khoản 8 Điều 39 Nghị định này.
2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại các Điều 25, 26, 27 và khoản 9 Điều 39 Nghị định này.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điều 22, 23, 25, 26, 27, khoản 10 Điều 39 Nghị định này.
1. Giám đốc bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 39, điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định này;
b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 10 Điều 39, khoản 3 Điều 40 Nghị định này.
2. Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quyền:
a) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 39, điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định này;
b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 10 Điều 39, khoản 3 Điều 40 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành lập có quyền:
a) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 39, điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định này;
b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 10 Điều 39, khoản 3 Điều 40 Nghị định này.
1. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 và khoản 2 Điều 34 Nghị định này.
2. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh, gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh có quyền phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 và khoản 2 Điều 34 Nghị định này.
3. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8; khoản 3 Điều 11; điểm a khoản 3 Điều 19; điểm đ khoản 3 Điều 21; Điều 31; khoản 3 Điều 32; khoản 2 Điều 34; khoản 3 Điều 35 Nghị định này;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm c khoản 4 Điều 19 Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 5, khoản 6 Điều 7; điểm d khoản 1, khoản 3 Điều 8; khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 11; điểm e, g khoản 6 và khoản 7 Điều 13; điểm a khoản 2 Điều 14; điểm a khoản 3 Điều 19; điểm đ khoản 3 Điều 21; điểm c khoản 3 Điều 29; khoản 4 Điều 30; Điều 31; khoản 2 Điều 34; khoản 3 Điều 35; hành vi giả mạo văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, hành vi giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động quy định tại điểm d khoản 3 và khoản 4 Điều 25; hành vi giả mạo văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định, giả mạo Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định, giả mạo Chứng chỉ kiểm định viên quy định tại điểm đ khoản 1, khoản 5 và khoản 6 Điều 26 Nghị định này;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi phạm quy định tại điểm a, b, c, e, g, h khoản 9 Điều 42; điểm a, b, c khoản 8 Điều 43; điểm a, b, c khoản 7 Điều 44; điểm a, c khoản 6 Điều 45; khoản 1, khoản 2 Điều 46; hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài quy định tại điểm d khoản 9 Điều 42 Nghị định này;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 7 Điều 7; khoản 9 Điều 43; khoản 8 Điều 44; khoản 4 Điều 46 Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 8 Điều 7; điểm c khoản 3 Điều 14; điểm c khoản 4 Điều 19; điểm g khoản 14 Điều 42; khoản 5 Điều 46 Nghị định này.
5. Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 và áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này.
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.750.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 7.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Chương II, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 22.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Chương II, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Chương II, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
1. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 9 Điều 42; điểm a khoản 8 Điều 43; điểm a khoản 7 Điều 44; điểm a khoản 6 Điều 45 Nghị định này;
2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 9 Điều 43, khoản 8 Điều 44 Nghị định này.
Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có quyền:
Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 9 Điều 42; điểm c khoản 8 Điều 43; điểm c khoản 7 Điều 44; điểm c khoản 6 Điều 45; khoản 1 Điều 46; điểm b khoản 2 Điều 46 Nghị định này.
1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 48; khoản 2, 3 Điều 49; các điều 50, 51, 52, 53, 54, 55 và 56 Nghị định này có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
2. Việc giao quyền xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Thủ tục xử phạt vi phạm trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các văn bản hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính, khoản 2 Điều này và Điều 59 Nghị định này.
2. Khi phát hiện hành vi giả mạo giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ; giả mạo văn bản, tài liệu của cơ quan, tổ chức quy định tại điểm d, đ khoản 5, khoản 6 Điều 7; điểm e, g khoản 6, khoản 7 Điều 13; điểm d khoản 2, điểm d khoản 3, khoản 4 Điều 25; điểm đ khoản 1, khoản 5, khoản 6 Điều 26; điểm h khoản 9 Điều 42; điểm c khoản 2 Điều 46 Nghị định này, người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự không truy cứu trách nhiệm hình sự, thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chánh thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là người có thẩm quyền xử phạt); công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng đào tạo nghề mà không phải do bị đe dọa, ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào và không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ;
b) Nhận được văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước sở tại về hành vi vi phạm của người lao động;
c) Nhận được văn bản thông báo của người sử dụng lao động ở nước ngoài về hành vi vi phạm của người lao động. Nội dung văn bản thông báo phải được kiểm tra, xác minh tính chính xác trước khi lập biên bản.
2. Việc lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho người vi phạm và phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt nơi người lao động hiện đang cư trú để xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
4. Việc ra quyết định xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 66, Điều 67 và Điều 68 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
1. Việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các văn bản hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 2, 3, 4 Điều này.
2. Người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi 01 bản quyết định xử phạt đến:
a) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 7 Nghị định này;
b) Người có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b, d, đ, e, g, h khoản 6 Điều 13 Nghị định này;
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, d khoản 2; điểm c, d khoản 3 Điều 25 Nghị định này;
d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d, đ khoản 1, khoản 6 Điều 26 Nghị định này;
đ) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 5; khoản 6; điểm a, b, đ, e, g, h khoản 9; điểm a, b, c khoản 10 Điều 42 Nghị định này.
3. Đối với người lao động bị phạt tiền ở nước ngoài có thể nộp tiền phạt tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài.
4. Tiền phạt được thu bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp thu bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá của ngân hàng thương mại tại thời điểm xử phạt.
Việc thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả quy định trong Nghị định này được áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn.
Chapter V
POWER TO IMPOSE ADMINISTRATIVE PENALTIES AND POWER TO MAKE RECORDS OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS; PROCEDURES FOR IMPOSING PENALTIES; ENFORCEMENT OF PENALTIES AND REMEDIAL MEASURES AGAINST VIOLATIONS IN THE FIELDS OF LABOUR, SOCIAL INSURANCE, AND VIETNAMESE GUEST WORKERS
Section 1. POWER TO IMPOSE ADMINISTRATIVE PENALTIES AND MAKE RECORDS OF VIOLATIONS
Article 47. Power to make records of administrative violations
The following officers shall have the power to make records of the administrative violations prescribed herein:
1. The officers that have the power to impose administrative penalties mentioned in Articles 48 through 57 of this Decree within the ambit of their assigned functions, tasks and powers.
2. Public officials and employees, and officers of people’s army or people's public security forces that are performing inspection tasks relating to labour, social insurance, and Vietnamese guest workers according to legislative documents or administrative documents issued by competent authorities or persons.
Article 48. Power to impose penalties of Chairpersons of People’s Committees
1. Chairpersons of Communal-level People’s Committees shall have the power to impose warnings or fines up to VND 5.000.000 for the administrative violations in the fields of labour, social insurance and Vietnamese guest workers specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree.
2. Chairpersons of District-level People’s Committees shall have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose fines up to VND 37.500.000 for the administrative violations in the fields of labour and social insurance specified in Chapter II, Chapter III of this Decree, except the violations in Clause 3 Article 32 of this Decree.
c) Impose fines up to VND 50.000.000 for the administrative violations in the field of Vietnamese guest workers specified in Chapter IV of this Decree;
d) Impose additional penalties specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree, except those specified in Clause 5 Article 32 of this Decree;
dd) Impose the remedial measures specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree.
3. Chairpersons of Provincial-level People’s Committees shall have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose fines up to VND 75.000.000 for the administrative violations in the fields of labour and social insurance specified in Chapter II, Chapter III of this Decree, except the violations in Clause 3 Article 32 of this Decree;
c) Impose fines up to VND 100.000.000 for the administrative violations in the field of Vietnamese guest workers specified in Chapter IV of this Decree;
d) Impose additional penalties specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree, except those specified in Clause 5 Article 32 of this Decree;
dd) Impose the remedial measures specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree.
Article 49. Power to impose penalties of labour inspectors
1. On-duty labour inspectors and persons assigned to carry out specialized inspections shall have the power to impose warnings or fines up to VND 500.000 for the administrative violations in the fields of labour, social insurance and Vietnamese guest workers specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree.
2. Chief Inspectors of Departments of Labour, War Invalids and Social Affairs shall have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose fines up to VND 37.500.000 for the administrative violations in the fields of labour and social insurance specified in Chapter II, Chapter III of this Decree, except the violations in Clause 3 Article 32 of this Decree.
c) Impose fines up to VND 50.000.000 for the administrative violations in the field of Vietnamese guest workers specified in Chapter IV of this Decree;
d) Impose additional penalties specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree, except those specified in Clause 5 Article 32 of this Decree;
dd) Impose the remedial measures specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree.
3. Chief Inspector of the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs shall have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose fines up to VND 75.000.000 for the administrative violations in the fields of labour and social insurance specified in Chapter II, Chapter III of this Decree, except the violations in Clause 3 Article 32 of this Decree;
c) Impose fines up to VND 100.000.000 for the administrative violations in the field of Vietnamese guest workers specified in Chapter IV of this Decree;
d) Impose additional penalties specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree, except those specified in Clause 5 Article 32 of this Decree;
dd) Impose the remedial measures specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree.
4. Heads of ministerial-level labour inspection teams shall have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose fines up to VND 52.500.000 for the administrative violations in the fields of labour and social insurance specified in Chapter II, Chapter III of this Decree, except the violations in Clause 3 Article 32 of this Decree;
c) Impose fines up to VND 70.000.000 for the administrative violations in the field of Vietnamese guest workers specified in Chapter IV of this Decree;
d) Impose additional penalties specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree, except those specified in Clause 5 Article 32 of this Decree;
dd) Impose the remedial measures specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree.
5. Heads of labour inspection teams of provincial-department level and those established by regulatory authorities in charge of performing specialized inspections of issues concerning labour, social insurance and Vietnamese guest workers shall have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose fines up to VND 37.500.000 for the administrative violations in the fields of labour and social insurance specified in Chapter II, Chapter III of this Decree, except the violations in Clause 3 Article 32 of this Decree.
c) Impose fines up to VND 50.000.000 for the administrative violations in the field of Vietnamese guest workers specified in Chapter IV of this Decree;
d) Impose additional penalties specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree, except those specified in Clause 5 Article 32 of this Decree;
dd) Impose the remedial measures specified in Chapter II, Chapter III and Chapter IV of this Decree.
Article 50. Power to impose penalties of Director General of Department of Overseas Labour
The Director General of Department of Overseas Labour shall have the power to:
1. Impose fines up to VND 100.000.000 for the administrative violations in the field of Vietnamese guest workers specified in Chapter IV of this Decree.
2. Impose additional penalties specified in Chapter IV of this Decree.
3. Impose the remedial measures specified in Chapter IV of this Decree.
Article 51. Power to impose penalties of Director General of Department of Work safety
The Director General of the Department of Work Safety shall have the power to:
1. Impose fines up to VND 75.000.000 for the administrative violations prescribed in Article 18, Articles 20 through 27, Point b Clause 7 Article 39, and Clause 8 Article 39 of this Decree.
2. Impose additional penalties specified in Articles 25, 26, 27 and Clause 9 Article 39 of this Decree.
3. Impose the remedial measures specified in Articles 22, 23, 25, 26, 27, and Clause 10 Article 39 of this Decree.
Article 52. Power to impose penalties of social insurance authorities
1. Directors of provincial-level social insurance authorities shall have the power to:
a) Impose fines up to VND 37.500.000 for the violations against regulations on payment of social insurance and unemployment insurance premiums specified in Clauses 1, 3, 4, 5, 6, 7 Article 39, Point a Clause 1 Article 40 of this Decree;
b) Impose the remedial measures specified in Clause 10 Article 39, Clause 3 Article 40 of this Decree.
2. The General Director of Vietnam Social Security shall have the power to:
a) Impose fines up to VND 75.000.000 for the violations against regulations on payment of social insurance and unemployment insurance premiums specified in Clauses 1, 3, 4, 5, 6, 7 Article 39, Point a Clause 1 Article 40 of this Decree;
b) Impose the remedial measures specified in Clause 10 Article 39, Clause 3 Article 40 of this Decree.
3. Heads of specialized inspection teams established by the General Director of Vietnam Social Security shall have the power to:
a) Impose fines up to VND 52.500.000 for the violations against regulations on payment of social insurance and unemployment insurance premiums specified in Clauses 1, 3, 4, 5, 6, 7 Article 39, Point a Clause 1 Article 40 of this Decree;
b) Impose the remedial measures specified in Clause 10 Article 39, Clause 3 Article 40 of this Decree.
Article 53. Power to impose penalties of people’s public security forces
1. Communal-level Police Chiefs, Heads of Police Posts, Heads of Police Stations at border gates, export processing zones, Heads of International Airport Police Offices, Majors of Mobile Police Battalions, and Captains of Squadrons shall have the power to impose fines up to VND 2.500.000 for the violations specified in Point d Clause 1 Article 8 and Clause 2 Article 34 of this Decree.
2. Heads of district-level police agencies, heads of operations divisions affiliated to the Police Department for Administrative Management of Social Order, heads of operations divisions affiliated to the Immigration Department, and heads of provincial-level police agencies, including: Police Divisions for Administrative Management of Social Order, Investigation Police Divisions on Social Order-related Crimes, Investigation Police Divisions on Corruption, Economic and Smuggling Crimes, and Immigration Divisions, shall have the power to impose fines up to VND 15.000.000 for the violations specified in Point d Clause 1 Article 8 and Clause 2 Article 34 of this Decree.
3. Directors of Provincial-level Police Departments shall have the power to:
a) Impose fines up to VND 37.500.000 for the violations specified in Point d Clause 1 Article 8, Clause 3 Article 11, Point a Clause 3 Article 19, Point dd Clause 3 Article 21, Article 31, Clause 3 Article 32, Clause 2 Article 34, Clause 3 Article 35 of this Decree;
b) Impose additional penalties specified in Clause 5 Article 32 of this Decree;
c) Impose the remedial measures specified in Point c Clause 4 Article 19 of this Decree.
4. Directors of the Police Department for Administrative Management of Social Order, the Investigation Police Department for Social Order-related Crimes and the Immigration Department shall have the power to:
a) Impose fines up to VND 75.000.000 for the violations specified in Points b, c, d, dd Clause 5, Clause 6 Article 7, Point d Clause 1, Clause 3 Article 8, Clause 3, Point a Clause 4 Article 11, Points e, g Clause 6 and Clause 7 Article 13, Point a Clause 2 Article 14, Point a Clause 3 Article 19, Point dd Clause 3 Article 21, Point c Clause 3 Article 29, Clause 4 Article 30, Article 31, Clause 2 Article 34, Clause 3 Article 35, the act of forging any documents included in the application for certificate of eligibility to provide OSH training or forging certificate of eligibility to provide OSH training specified in Point d Clause 3 and Clause 4 Article 25, the act of forging any documents included in the application for certificate of eligibility to provide inspection services or forging certificate of eligibility to provide inspection services specified in Point dd Clause 1, Clause 5 and Clause 6 Article 26 of this Decree;
b) Impose fines up to VND 100.000.000 for the violations specified in Points a, b, c, e, g, h Clause 9 Article 42, Points a, b, c Clause 8 Article 43, Points a, b, c Clause 7 Article 44, Points a, c Clause 6 Article 45, Clause 1, Clause 2 Article 46, and the act of harming honor or dignity of Vietnamese workers who are sent abroad for working specified in Point d Clause 9 Article 42 of this Decree;
c) Impose additional penalties specified in Clause 7 Article 7, Clause 9 Article 43, Clause 8 Article 44, and Clause 4 Article 46 of this Decree;
d) Impose the remedial measures specified in Point b Clause 8 Article 7;], Point c Clause 3 Article 14, Point c Clause 4 Article 19, Point g Clause 14 Article 42, and Clause 5 Article 46 of this Decree.
5. Director of the Immigration Department shall have the power to impose penalties for the violations specified in Clause 3 Article 32 and impose the additional penalties specified in Clause 5 Article 32 of this Decree.
Article 54. Power to impose penalties of coast guard forces
1. On-duty coast guard officers shall have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose fines up to VND 1.500.000 for the administrative violations specified in Chapter II of this Decree.
2. Coastguard team leaders shall have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose fines up to VND 3.750.000 for the administrative violations specified in Chapter II of this Decree.
3. Coastguard squad leaders and captains of coastguard stations shall have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose fines up to VND 7.500.000 for the administrative violations specified in Chapter II of this Decree;
c) Impose the remedial measures specified in Point a Clause 1 Article 28 of the Law on penalties for administrative violations.
4. Commanders of coastguard platoons shall have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose fines up to VND 15.000.000 for the administrative violations specified in Chapter II, except the violations in Clause 3 Article 32 of this Decree;
c) Impose the remedial measures specified in Chapter II of this Decree.
5. Captains of Naval Border Guard Squadrons, Heads of Reconnaissance Commissions, and Heads of Task Force Commissions for Drug Crime Prevention and Control under the control of the High Command of Vietnam Coast Guard shall have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose fines up to VND 22.500.000 for the administrative violations specified in Chapter II, except the violations in Clause 3 Article 32 of this Decree;
c) Impose the remedial measures specified in Chapter II of this Decree.
6. Regional Commands of Coast Guard and Director of the Department of Operations and Legislation under the control of the High Command of Vietnam Coast Guard shall have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose fines up to VND 37.500.000 for the administrative violations specified in Chapter II of this Decree, except the violations in Clause 3 Article 32 of this Decree;
c) Impose additional penalties specified in Chapter II of this Decree, except those specified in Clause 5 Article 32 of this Decree;
d) Impose the remedial measures specified in Chapter II of this Decree.
7. Commander of Vietnam Coast Guard shall have the power to:
a) Issue warning;
b) Impose fines up to VND 75.000.000 for the administrative violations specified in Chapter II, except the violations in Clause 3 Article 32 of this Decree;
c) Impose additional penalties specified in Chapter II of this Decree, except those specified in Clause 5 Article 32 of this Decree;
d) Impose the remedial measures specified in Chapter II of this Decree.
Article 55. Power to impose penalties of Commanders of Provincial-level Border Guard Forces, Captains of Naval Border Guard Squadrons, and Director of Department of Drug and Crime Prevention and Control affiliated to Border Guard High Command
Commanders of Provincial-level Border Guard Forces, Captains of Naval Border Guard Squadrons, and Director of Department of Drug and Crime Prevention and Control affiliated to the Border Guard High Command shall have the power to:
1. Impose fines up to VND 100.000.000 for the violations specified in Point a Clause 9 Article 42; Point a Clause 8 Article 43; Point a Clause 7 Article 44; Point a Clause 6 Article 45 of this Decree;
2. Impose additional penalties specified in Clause 9 Article 43 and Clause 8 Article 44 of this Decree.
Article 56. Power to impose penalties of heads of diplomatic missions, consular missions and other authorities
Heads of diplomatic missions, consular missions and other authorities authorized to perform consular functions of the Socialist Republic of Vietnam in foreign countries shall have the power to:
Impose fines up to 100.000.000 for the violations specified in Point c Clause 9 Article 42, Point c Clause 8 Article 43, Point c Clause 7 Article 44, Point c Clause 6 Article 45, Clause 1 Article 46, Point b Clause 2 Article 46 of this Decree.
Article 57. Delegation of authority to impose penalties
1. The officers competent to impose penalties prescribed in Article 48, Clauses 2, 3 Clause 49, Articles 50 through 56 of this Decree may assign their deputies to exercise the power to impose penalties for administrative violations.
2. The delegation of authority to impose penalties specified in Clause 1 of this Article must comply with in accordance with regulations of laws in force.
Section 2. PROCEDURES FOR IMPOSING ADMINISTRATIVE PENALTIES
Article 58. Procedures for imposing administrative penalties
1. Procedures for imposing penalties for administrative violations against regulations on labour, social insurance, and Vietnamese guest workers shall comply with the Law on penalties for administrative violations, its guiding documents, Clause 2 of this Article and Article 59 of this Decree.
2. When detecting any acts of forging licenses, certificates or certifications, forging documents or papers issued by regulatory authorities or organizations as prescribed in Points d, dd Clause 5, Clause 6 Article 7, Points e, g Clause 6, Clause 7 Article 13, Point d Clause 2, Point d Clause 3, Clause 4 Article 25, Point dd Clause 1, Clause 5, Clause 6 Article 26, Point h Clause 9 Article 42, Point c Clause 2 Article 46 of this Decree, the officers competent to handle the case shall immediately transfer the case file to the relevant criminal proceedings agency to initiate criminal prosecution as prescribed in Article 62 of the Law on penalties for administrative violations. If the criminal proceedings agency decides not to initiate criminal prosecution, the case file shall be transferred to the officer competent to impose penalties for that administrative violation as prescribed in Clause 3 Article 62 of the Law on penalties for administrative violations for imposing suitable administrative penalties as prescribed in this Decree.
Article 59. Procedures for imposing penalties upon workers committing violation in Clause 1 Article 46 of this Decree
1. Chairpersons of People’s Committees, Chief Inspectors of Ministries, Director General of Department of Overseas Labour, and heads of diplomatic missions, consular missions and other authorities authorized to perform consular functions of Vietnam in foreign countries (hereinafter referred to as “officer competent to impose penalties”), officials and public employees that are performing inspection of issues concerning Vietnam guest workers according to legislative documents or administrative documents issued by competent authorities or persons shall make records of administrative violation regarding the worker’s act of illegally staying in the foreign country after his/her employment contract or vocational training contract has expired without any threat or force, if not liable to criminal prosecution, on one of the following grounds:
a) The officer competent to impose penalties directly detects the violation when he/she is on duty;
b) The officer competent to impose penalties receives a written notice from a competent authority or organization of the host country of the violation committed by the worker;
c) The officer competent to impose penalties receives a written notice from the foreign employer of the violation committed by the worker. The accuracy of the received notice must be considered and verified before making record of violation.
2. The records of administrative violations shall be made in accordance with the Law on penalties for administrative violations and the Government’s Decree providing guidelines for implementation of the Law on penalties for administrative violations.
3. After the record of violation is made, it must be transferred to the violating worker and immediately transferred to the officer competent to impose penalties in charge of the place of residence of the violating worker to issue a penalty imposition decision as prescribed.
4. Penalty imposition decisions shall be issued according to Articles 66, 67 and 68 of the Law on penalties for administrative violations.
Section 3. ENFORCEMENT OF PENALTIES AND REMEDIAL MEASURES
Article 60. Enforcement of administrative penalties
1. Enforcement of penalties for administrative violations against regulations on labour, social insurance, and Vietnamese guest workers shall comply with the Law on penalties for administrative violations, its guiding documents, and Clauses 2, 3, 4 of this Article.
2. The person issuing the penalty imposition decision shall send a copy of the penalty imposition decision to:
a) The authority competent to issue license to provide employment agency license in respect of the violation in Clause 5 Article 7 of this Decree;
b) The person competent to issue labour outsourcing license in respect of any of the violations in Points a, b, d, dd, e, g, h Clause 6 Article 13 of this Decree;
c) The authority competent to issue certificate of eligibility to provide OSH training in respect of the violation in Point c or d Clause 2, or Point c or d Clause 3 Article 25 of this Decree;
d) The authority competent to issue certificate of eligibility to provide technical safety inspection services in respect of the violation in Point d or dd Clause 1, or Clause 6 Article 26 of this Decree;
dd) The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs in respect of the violation in Point a or b Clause 5, Clause 6, Point a, b, dd, e, g or h Clause 9, Point a, b, or c Clause 10 Article 42 of this Decree.
3. If the worker incurring fines is staying in a foreign country, he/she may pay fines at the Vietnamese diplomatic mission or consular mission in that foreign country.
4. Fines must be paid in VND. If a fine is paid in a foreign currency, it shall be converted into VND at the exchange rate announced by a commercial bank at the date of penalty imposition.
Article 61. Enforcement of remedial measures
The enforcement of the remedial measures specified in this Decree shall comply with the Law on penalties for administrative violations and its guiding documents.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 11. Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
Điều 12. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
Điều 14. Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Điều 19. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Điều 21. Vi phạm quy định về các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
Điều 28. Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới
Điều 29. Vi phạm quy định về lao động chưa thành niên
Điều 34. Vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động
Điều 35. Vi phạm quy định về bảo đảm thực hiện quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
Điều 39. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp