Chương VIII Luật Hôn nhân và gia đình 1986: Chế độ đỡ đầu
Số hiệu: | 21-LCT/HĐNN7 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Trường Chinh |
Ngày ban hành: | 29/12/1986 | Ngày hiệu lực: | 03/01/1987 |
Ngày công báo: | 15/01/1987 | Số công báo: | Số 1 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quốc hội khóa VI, kì họp thứ 7 đã chính thức thông qua bản Hiến pháp thứ 3 của nước ta, làm nền tảng cho bước phát triển mới của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Hiến pháp 1980 – Đạo luật cơ bản của Nhà nước đã qui định các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa, tại các Điều 38,47,63,64 của Hiến pháp. Việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, có một số điều không phù hợp, chẳng hạn như chưa thể hiện được đầy đủ phong tục tập quán của miền Nam; quá trình thi hành ở cả hai miền đã cho thấy một số quan hệ mới cần phải được điều chỉnh; các nguyên tắc cơ bản cần được cụ thể hơn. Việc ban hành Luật Hôn nhân và gia đình mới là một yếu tố khách quan để thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.
Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã quyết định thành lập ban dự thảo Luật Hôn nhân gia đình mới: Dự luật đã được Quốc hội khóa VII, kì họp thứ 12 thông qua 29/12/1986 và được Hội đồng nhà nước công bố ngày 01/01/1987. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 là sự kế thừa và phát triển của Luật Gia đình năm 1959. Nhiệm vụ của Luật được đặt ra là nhằm tiếp tục xây dựng và cũng cố gia đình xã hội chủ nghĩa, giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ những tục lệ lạc hậu, những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, chống lại sự ảnh hưởng của chế độ hôn nhân và gia đình tư sản trong đó có nhiệm vụ xây dựng và củng cố chế độ hôn nhân và gia đình là nhiệm vụ hàng đầu. Các nguyên tắc của Luật Gia đình năm 1959 tiếp tục được coi là những nguyên tắc quán triệt trong toàn bộ nội dung của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986. Những nguyên tắc, nguyên lý cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 là:
– Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ – một vợ một chồng – Vợ chồng bình đẳng -bảo vệ quyền lợi của cha mẹ con cái – bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Tại Điều 1 của Luật qui định: “Nhà nước bảo đảm thực hiện chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc,bền vững”. Tại một qui định khác (Điều 11 của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986) cũng qui định rõ hơn và bổ trợ cho qui định ở nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng: “Vợ chồng có nghĩa vụ chung thủy với nhau” cũng như Điều 4 của Luật qui định: “Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác”. Vì ta thấy rằng nếu như luật qui định vợ chồng chỉ phải tuân theo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong suốt thời kì hôn nhân thì cũng chưa điều chỉnh được các hành vi chưa đủ yếu tố vi phạm nguyên tắc đó, vì vậy tạo kẻ hở của pháp luật, nhưng ở đây luật có sự qui định chi tiết hơn là vợ chồng có nghĩa vụ chung thủy với nhau, qui định này nhằm góp phần giữ gìn và phát huy những phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam đó là nghĩa tình, thủy chung. Đồng thời có những chế tài cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chung sống như vợ chồng với người khác , hoặc cấm người đang có vợ có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người chưa có vợ có chồng. Những quy định này nhằm xây dựng và củng cố quan hệ vợ chồng, chung thủy, tình nghĩa hơn.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Việc đỡ đầu được thực hiện trong trường hợp cần bảo đảm việc chăm nom, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên mà cha mẹ đã chết, hoặc tuy cha mẹ còn sống nhưng không có điều kiện để làm những nhiệm vụ đó.
Cha mẹ có thể cử người đỡ đầu cho con chưa thành niên. Nếu cha mẹ không cử được thì những người thân thích có thể cử người đỡ đầu cho người đó. Việc cử người đỡ đầu do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn công nhận.
Trong trường hợp cha mẹ hoặc những người thân thích không cử được người đỡ đầu thì cơ quan Nhà nước có chức năng hoặc tổ chức xã hội đảm nhiệm việc đỡ đầu người con chưa thành niên.
Công dân làm người đỡ đầu phải là người từ 21 tuổi trở lên, có tư cách đạo đức tốt và có điều kiện thực tế để làm người đỡ đầu.
Công dân hoặc tổ chức làm người đỡ đầu có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :
a) Chăm sóc, giáo dục người được đỡ đầu;
b) Quản lý tài sản của người được đỡ đầu;
c) Đại diện cho người được đỡ đầu trước pháp luật và bảo vệ quyền lợi của người đó.
Công dân làm người đỡ đầu chịu sự giám sát của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn về công việc đỡ đầu.
Người thân thích của người được đỡ đầu, Viện kiểm sát nhân dân,
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thay người đỡ đầu, nếu người này không làm tròn nhiệm vụ, gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của người đỡ đầu.
Công dân làm người đỡ đầu có thể yêu cầu cử người thay, nếu thấy mình không còn đủ điều kiện làm người đỡ đầu.
The purpose of guardianship to ensure the care, education and guarantee of the interests of an under-age child whose parents have died or are still living but unable to carry out their duties.
Parents may choose a person as a guardian for their own under-age child. If they cannot do so, relatives may choose a foster parent.
The choice of foster parent shall be recognised by the People's Committee of the commune, city ward or town.
Where the choice of foster parent for an under-age child cannot be made by the parents or relatives, it shall be made by a responsible government authority or social organisations.
A citizen who becomes a foster parent shall be least 21 years old, and have good behaviour and the practical preconditions for fulfilling his responsibilities.
The citizen or organisation becoming a foster parent shall have the following rights and duties:
a- To care for and bring up the foster child;
b- To manage the property of the foster child;
c- To represent the foster child before the law and defend his interests.
The guardian or foster parents shall be under the supervision of the People's Committee of the commune, city ward or town.
Relatives of foster child, the People's Prosecution Office, the Vietnam Women's Union, the Ho Chi Minh Communist Youth Union, the Vietnam Federation of Trade Unions, may ask the People's Committee of the commune, city ward or town to replace foster parents who do not fulfil responsibilities or do serious damage to the interests of the foster child.
Guardianship shall end where the foster child is returned to his or her original parents, is adopted by another person, or reaches the age of 18.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực