Chương IV Luật Hôn nhân và gia đình 1986: Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con
Số hiệu: | 21-LCT/HĐNN7 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Trường Chinh |
Ngày ban hành: | 29/12/1986 | Ngày hiệu lực: | 03/01/1987 |
Ngày công báo: | 15/01/1987 | Số công báo: | Số 1 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quốc hội khóa VI, kì họp thứ 7 đã chính thức thông qua bản Hiến pháp thứ 3 của nước ta, làm nền tảng cho bước phát triển mới của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Hiến pháp 1980 – Đạo luật cơ bản của Nhà nước đã qui định các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa, tại các Điều 38,47,63,64 của Hiến pháp. Việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, có một số điều không phù hợp, chẳng hạn như chưa thể hiện được đầy đủ phong tục tập quán của miền Nam; quá trình thi hành ở cả hai miền đã cho thấy một số quan hệ mới cần phải được điều chỉnh; các nguyên tắc cơ bản cần được cụ thể hơn. Việc ban hành Luật Hôn nhân và gia đình mới là một yếu tố khách quan để thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.
Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã quyết định thành lập ban dự thảo Luật Hôn nhân gia đình mới: Dự luật đã được Quốc hội khóa VII, kì họp thứ 12 thông qua 29/12/1986 và được Hội đồng nhà nước công bố ngày 01/01/1987. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 là sự kế thừa và phát triển của Luật Gia đình năm 1959. Nhiệm vụ của Luật được đặt ra là nhằm tiếp tục xây dựng và cũng cố gia đình xã hội chủ nghĩa, giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ những tục lệ lạc hậu, những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, chống lại sự ảnh hưởng của chế độ hôn nhân và gia đình tư sản trong đó có nhiệm vụ xây dựng và củng cố chế độ hôn nhân và gia đình là nhiệm vụ hàng đầu. Các nguyên tắc của Luật Gia đình năm 1959 tiếp tục được coi là những nguyên tắc quán triệt trong toàn bộ nội dung của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986. Những nguyên tắc, nguyên lý cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 là:
– Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ – một vợ một chồng – Vợ chồng bình đẳng -bảo vệ quyền lợi của cha mẹ con cái – bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Tại Điều 1 của Luật qui định: “Nhà nước bảo đảm thực hiện chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc,bền vững”. Tại một qui định khác (Điều 11 của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986) cũng qui định rõ hơn và bổ trợ cho qui định ở nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng: “Vợ chồng có nghĩa vụ chung thủy với nhau” cũng như Điều 4 của Luật qui định: “Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác”. Vì ta thấy rằng nếu như luật qui định vợ chồng chỉ phải tuân theo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong suốt thời kì hôn nhân thì cũng chưa điều chỉnh được các hành vi chưa đủ yếu tố vi phạm nguyên tắc đó, vì vậy tạo kẻ hở của pháp luật, nhưng ở đây luật có sự qui định chi tiết hơn là vợ chồng có nghĩa vụ chung thủy với nhau, qui định này nhằm góp phần giữ gìn và phát huy những phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam đó là nghĩa tình, thủy chung. Đồng thời có những chế tài cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chung sống như vợ chồng với người khác , hoặc cấm người đang có vợ có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người chưa có vợ có chồng. Những quy định này nhằm xây dựng và củng cố quan hệ vợ chồng, chung thủy, tình nghĩa hơn.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi dưỡng, giáo dục con, chăm lo việc hoặc tập và sự phát triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.
Cha mẹ phải làm gương tốt cho con về mọi mặt, và phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con.
Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con đã thành niên mà không có khả năng lao động để tự nuôi mình.
Các con có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trong gia đình.
Con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo của cha mẹ.
Con đã thành niên còn ở chung với cha mẹ có quyền lựa chọn nghề nghiệp, tham gia các công tác chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội.
Con có quyền có tài sản riêng.
Con từ 16 tuổi trở lên còn ở chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình, và nếu có thu nhập riêng thì phải đóng góp vào nhu cầu của gia đình.
Cha mẹ đại diện cho con chưa thành niên trước pháp luật.
Cha mẹ quản lý tài sản của con chưa thành niên.
Cha mẹ chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con dưới 16 tuổi gây ra. Trong trường hợp cha mẹ không có khả năng mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản của con để bồi thường.
Con chưa thành niên từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm bồi thường bằng tài sản riêng của mình đối với các thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra. Nếu con không có tài sản riêng thì cha mẹ phải bồi thường.
Người cha, người mẹ nào bị xử phạt về một trong các tội xâm phạm thân thể, nhân phẩm của con chưa thành niên, ngược đãi nghiêm trọng hoặc hành hạ con chưa thành niên, thì có thể bị Toà án nhân dân quyết định không cho trông giữ, giáo dục con, quản lý tài sản của con hoặc đại diện cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm. Đối với người đã sửa chữa, Toà án nhân dân có thể rút ngắn thời hạn này.
Người cha, người mẹ nói trên vẫn có nghĩa vụ đóng góp phí tổn nuôi dạy con.
Ông, bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục cháu chưa thành niên trong trường hợp cháu không còn cha mẹ. Cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà trong trường hợp ông bà không còn con. Anh chị em có nghĩa vụ đùm bọc lẫn nhau trong trường hợp không còn cha mẹ.
RIGHTS AND DUTIES OF PARENTS AND CHILDREN
Parents shall be obliged to care for and bring up their children, and to ensure their education and healthy development in all aspects, physically, intellectually and morally.
Parents shall not show any discrimination in the treatment of their children.
Parents shall set a good example for their children and in their education in close co-operation with the school and social organisations.
Parents shall have a duty to support their mature children who are incapable of earning a living.
The children in the family shall have equal rights and duties.
Children shall be obliged to respect, take good care of their parents, and listen to their advice.
Grown-up children living with their parents shall have the right to choose their profession and participate in political, economic, cultural and social activities.
Children shall have the right to own property.
Children under the age of 16 or over living with their parents shall contribute to the family's livelihood, and contribute part of their earnings to meet the family's needs.
Parents shall represent their adolescent children before the law.
Parents shall manage the property of adolescent children.
Parents shall pay compensation for damage caused by illegal acts by their children under 16. Where parents are unable to do so, and the child owns property, an equivalent part of his property shall be taken for compensation. Minors aged 16 or over must pay compensation out of their own means for damage caused by their illegal acts. If they are unable to do so, the parents shall pay compensation.
The father or mother who have committed an offence on account of violating the body or dignity of a child, or serious ill-treatment of child, may be deprived by the People's Court of the right to keep, educate or represent the child or to manage his or her property for a period from one to five years. The Court may reduce this period depending on changes in the attitude of the parents.
The father or mother mentioned above shall be bound to contribute towards supporting or educating the child.
Grandparents shall be bound to support and educate under-age grandchildren if they become orphans. Vice versa, grandchildren who have grown-up shall have a duty to support their grandparents, if the latter have no surviving children. Brothers and sisters whose parents have died shall be obliged to assist one another.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực