Chương II Luật Hôn nhân và gia đình 1986: Kết hôn
Số hiệu: | 21-LCT/HĐNN7 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Trường Chinh |
Ngày ban hành: | 29/12/1986 | Ngày hiệu lực: | 03/01/1987 |
Ngày công báo: | 15/01/1987 | Số công báo: | Số 1 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quốc hội khóa VI, kì họp thứ 7 đã chính thức thông qua bản Hiến pháp thứ 3 của nước ta, làm nền tảng cho bước phát triển mới của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Hiến pháp 1980 – Đạo luật cơ bản của Nhà nước đã qui định các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa, tại các Điều 38,47,63,64 của Hiến pháp. Việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, có một số điều không phù hợp, chẳng hạn như chưa thể hiện được đầy đủ phong tục tập quán của miền Nam; quá trình thi hành ở cả hai miền đã cho thấy một số quan hệ mới cần phải được điều chỉnh; các nguyên tắc cơ bản cần được cụ thể hơn. Việc ban hành Luật Hôn nhân và gia đình mới là một yếu tố khách quan để thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.
Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã quyết định thành lập ban dự thảo Luật Hôn nhân gia đình mới: Dự luật đã được Quốc hội khóa VII, kì họp thứ 12 thông qua 29/12/1986 và được Hội đồng nhà nước công bố ngày 01/01/1987. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 là sự kế thừa và phát triển của Luật Gia đình năm 1959. Nhiệm vụ của Luật được đặt ra là nhằm tiếp tục xây dựng và cũng cố gia đình xã hội chủ nghĩa, giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ những tục lệ lạc hậu, những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, chống lại sự ảnh hưởng của chế độ hôn nhân và gia đình tư sản trong đó có nhiệm vụ xây dựng và củng cố chế độ hôn nhân và gia đình là nhiệm vụ hàng đầu. Các nguyên tắc của Luật Gia đình năm 1959 tiếp tục được coi là những nguyên tắc quán triệt trong toàn bộ nội dung của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986. Những nguyên tắc, nguyên lý cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 là:
– Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ – một vợ một chồng – Vợ chồng bình đẳng -bảo vệ quyền lợi của cha mẹ con cái – bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Tại Điều 1 của Luật qui định: “Nhà nước bảo đảm thực hiện chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, nhằm xây dựng gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc,bền vững”. Tại một qui định khác (Điều 11 của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986) cũng qui định rõ hơn và bổ trợ cho qui định ở nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng: “Vợ chồng có nghĩa vụ chung thủy với nhau” cũng như Điều 4 của Luật qui định: “Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác”. Vì ta thấy rằng nếu như luật qui định vợ chồng chỉ phải tuân theo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng trong suốt thời kì hôn nhân thì cũng chưa điều chỉnh được các hành vi chưa đủ yếu tố vi phạm nguyên tắc đó, vì vậy tạo kẻ hở của pháp luật, nhưng ở đây luật có sự qui định chi tiết hơn là vợ chồng có nghĩa vụ chung thủy với nhau, qui định này nhằm góp phần giữ gìn và phát huy những phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam đó là nghĩa tình, thủy chung. Đồng thời có những chế tài cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chung sống như vợ chồng với người khác , hoặc cấm người đang có vợ có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người chưa có vợ có chồng. Những quy định này nhằm xây dựng và củng cố quan hệ vợ chồng, chung thủy, tình nghĩa hơn.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn.
Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.
Cấm kết hôn trong những trường hợp sau đây :
a) Đang có vợ hoặc có chồng ;
b) Đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình ; đang mắc bệnh hoa liễu ;
c) Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ ; giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha ; giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời ;
d) Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi.
Việc kết hôn do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của một trong hai người kết hôn công nhận và ghi vào sổ kết hôn theo nghi thức do Nhà nước quy định.
Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở ngoài nước do cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận.
Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý.
Việc kết hôn vi phạm một trong các Điều 5, 6, 7 của Luật này là trái pháp luật.
Một hoặc hai bên đã kết hôn trái pháp luật, vợ, chồng hoặc con của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác, Viện kiểm sát nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữa Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam có quyền yêu cầu Toà án nhân dân huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
Tài sản của những người mà hôn nhân bị huỷ được giải quyết theo nguyên tắc : tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người ấy ; tài sản chung được chia căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên ; quyền lợi chính đáng của bên bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn được bảo vệ.
Quyền lợi của con được giải quyết như trong trường hợp cha mẹ ly hôn.
Men reaching the age of twenty and women at eighteen over shall be eligible to marry.
Marriage shall be decided on by the man and woman who are seeking it; neither of them shall be forced by any other party into marriage;impediments to marriage shall not be admitted.
Marriage shall not be permitted in the following circumstances:
1. One of the marriage partners is a marriage person.
2. One of the prospective spouses is mentally ill and is not in control of his or her actions, or has a venereal disease.
3. The marriage partners are directly related by blood: brother and sister with the same parents, half-brother and half-sister, or relatives within three generations.
4. Between an adoptive father or a foster mother and an adopted child.
A marriage shall be recognised and recorded in the Marriage Register, with proceedings prescribed by the State, or by the People's Committee of the commune, ward or town where one of the prospective spouses resides.
A marriage between Vietnamese citizens abroad shall be recognised by the diplomatic mission of the Socialist Republic of Vietnam in that country.
All other marriage proceedings shall be invalid.
Marriage in violation of Article 5, 6 or 7 shall be illegal. Where a marriage person illegally entered into another marriage, his wife or her husband, his or her children, or the People's Prosecution Office, the Vietnam Women's Union, the Ho Chi Minh Communist Youth Union or the Vietnam Federation of Trade Unions can request a People's Court to annul such marriage.
The property of persons whose illegal marriage has been annulled shall be divided according to these principles: each party shall keep his or her personal property; common property shall be divided according to the contributions made by each side; and the legitimate rights of a man or woman who has been deceived or forced into marriage shall be protected.
The rights of their child, if any, shall be guaranteed, as in the case of a divorced couple.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực