Chương V Luật Dầu khí 2022: Hoạt động dầu khí
Số hiệu: | 12/2022/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 14/11/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2023 |
Ngày công báo: | 15/12/2022 | Số công báo: | Từ số 907 đến số 908 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chí để lô, mỏ dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư
Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Dầu khí 2022 vào ngày 14/11/2022, trong đó, quy định các tiêu chí lô, mỏ dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư.
Cụ thể, các tiêu chí lô, mỏ dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư như sau:
- Lô dầu khí nằm ở vùng nước sâu, xa bờ, khu vực có điều kiện địa lý đặc biệt khó khăn, địa chất phức tạp;
- Lô dầu khí thông thường đã tổ chức đấu thầu theo các điều kiện kinh tế, kỹ thuật của hợp đồng dầu khí nhưng không có nhà thầu, nhà đầu tư đề xuất;
- Lô dầu khí được hình thành từ diện tích hoàn trả theo hợp đồng dầu khí áp dụng cho lô dầu khí thông thường;
- Lô dầu khí thông thường mà nhà thầu trả lại trước khi hết thời hạn hợp đồng dầu khí;
- Lô dầu khí được hình thành từ việc hợp nhất diện tích hoàn trả và lô dầu khí mà nhà thầu trả lại quy định tại tiêu chí 3 và 4 nêu trên.
Các mỏ dầu khí cận biên thuộc các lô dầu khí thông thường đã ký kết hợp đồng dầu khí;
- Tại thời điểm kết thúc hợp đồng dầu khí, các mỏ dầu khí có thể tiếp tục duy trì hoạt động khai thác nhưng không đạt được hiệu quả đầu tư tối thiểu khi áp dụng các điều kiện kinh tế, kỹ thuật của hợp đồng dầu khí thông thường đã ký kết;
- Đối tượng dầu khí mới chưa được tìm kiếm thăm dò hoặc phát hiện dầu khí trong bể trầm tích.
Xem chi tiết tại Luật Dầu khí 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 và thay thế Luật Dầu khí 1993.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trong quá trình lập kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí, nếu xét thấy cần thiết xây dựng chuỗi đồng bộ các hạng mục công trình, thiết bị dầu khí trên đất liền và trên biển ngoài diện tích hợp đồng ban đầu phục vụ khai thác, xử lý và vận chuyển dầu khí để sản xuất ra dầu khí thương phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án phát triển mỏ dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương thực hiện dự án phát triển mỏ dầu khí có chuỗi đồng bộ các hạng mục công trình, thiết bị dầu khí trên đất liền và trên biển.
2. Việc chuyển mục đích sử dụng rừng, đất (nếu có) đối với dự án phát triển mỏ dầu khí trên đất liền, dự án phát triển mỏ dầu khí có chuỗi đồng bộ các hạng mục công trình, thiết bị dầu khí trên đất liền và trên biển được thực hiện như sau:
a) Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất đối với dự án phát triển mỏ dầu khí trên đất liền trước khi kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí được phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này và đối với dự án phát triển mỏ dầu khí theo chuỗi đồng bộ các hạng mục công trình, thiết bị dầu khí trên đất liền và trên biển trước khi Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương thực hiện dự án theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp: dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 héc ta trở lên; đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên;
b) Trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, đối với dự án phát triển mỏ dầu khí trên đất liền, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trước khi kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí được phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này; đối với dự án phát triển mỏ dầu khí theo chuỗi đồng bộ các hạng mục công trình, thiết bị dầu khí trên đất liền và trên biển, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất cùng với chấp thuận triển khai dự án theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất và kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng, đất đối với dự án để triển khai phát triển mỏ dầu khí.
3. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2 Điều này và hồ sơ trình Quốc hội quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
1. Căn cứ vào các cam kết trong hợp đồng dầu khí và chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt (nếu có), nhà thầu lập chương trình hoạt động và ngân sách hoạt động hằng năm trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phê duyệt.
2. Nội dung chính của chương trình hoạt động và ngân sách hoạt động hằng năm bao gồm:
a) Nội dung công việc;
b) Dự toán chi phí;
c) Kế hoạch sử dụng nhân lực.
1. Trong giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí, trên cơ sở quy định trong hợp đồng dầu khí, nhà thầu lập chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thẩm định, phê duyệt.
2. Nội dung chính của chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí bao gồm:
a) Tổng quan về hợp đồng dầu khí;
b) Lịch sử tìm kiếm thăm dò, thẩm lượng, phát triển và khai thác dầu khí (nếu có);
c) Tài liệu về địa chất, địa vật lý, tài liệu khoan, tài liệu khảo sát và nghiên cứu khác;
d) Đặc điểm địa chất, hệ thống dầu khí, đánh giá tài nguyên dầu khí;
đ) Tiến độ thực hiện, khối lượng công việc, dự toán chi phí;
e) Kế hoạch thực hiện công tác an toàn và bảo vệ môi trường bao gồm cả an toàn và xử lý sự cố, giải pháp ngăn chặn và xử lý các nguy cơ gây ô nhiễm;
g) Dự kiến kết quả đạt được, đánh giá rủi ro tìm kiếm thăm dò dầu khí;
h) Kết luận và kiến nghị.
3. Nội dung thẩm định chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của tài liệu về địa chất, địa vật lý, tài liệu khoan, tài liệu khảo sát và nghiên cứu khác;
b) Đánh giá tính hợp lý của số liệu về đặc điểm địa chất, hệ thống dầu khí, đánh giá tài nguyên dầu khí;
c) Đánh giá tính khả thi, hợp lý của tiến độ thực hiện, khối lượng công việc, dự toán chi phí;
d) Đánh giá sự đáp ứng yêu cầu về an toàn và bảo vệ môi trường;
đ) Đánh giá kết quả đạt được và các rủi ro tìm kiếm thăm dò dầu khí.
4. Trong trường hợp có sự thay đổi các nội dung chính của chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí quy định tại khoản 2 Điều này, nhà thầu đề nghị điều chỉnh chương trình, trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thẩm định, phê duyệt.
5. Trong quá trình phát triển mỏ dầu khí, khai thác dầu khí, nhà thầu có thể đề xuất tiến hành thăm dò dầu khí bổ sung và lập chương trình thăm dò dầu khí bổ sung, trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thẩm định, phê duyệt theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
1. Trên cơ sở kết quả thăm dò, thẩm lượng dầu khí, nếu phát hiện dầu khí có tính thương mại trong diện tích hợp đồng dầu khí, nhà thầu lập báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt.
2. Nội dung chính của báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí bao gồm:
a) Lịch sử tìm kiếm thăm dò, thẩm lượng, phát triển và khai thác dầu khí;
b) Tài liệu khảo sát địa chấn và phương pháp địa vật lý thăm dò khác; tài liệu khoan; tài liệu khảo sát và nghiên cứu khác;
c) Địa chất khu vực, địa chất mỏ;
d) Thông số vỉa chứa bao gồm thành tạo địa chất các thân chứa dầu khí, địa vật lý giếng khoan, công nghệ mỏ, kết quả khai thác, bơm ép dầu, khí, nước (nếu có);
đ) Tính toán dầu khí tại chỗ ban đầu, trữ lượng dầu khí của phát hiện dầu khí, mỏ dầu khí;
e) Kết luận và kiến nghị.
3. Nội dung thẩm định báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí bao gồm:
a) Đánh giá kết quả thực hiện công tác thăm dò, thẩm lượng dầu khí;
b) Tính hợp lý về địa chất, mô hình địa chất vỉa chứa, thông số vỉa chứa và công nghệ mỏ;
c) Tính hợp lý và độ tin cậy của kết quả tính toán dầu khí tại chỗ ban đầu và trữ lượng dầu khí.
4. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tài nguyên, trữ lượng dầu khí của các mỏ dầu khí trên lãnh thổ Việt Nam và cập nhật hằng năm thông tin về tài nguyên, trữ lượng dầu khí báo cáo Bộ Công Thương.
5. Nhà thầu có trách nhiệm cập nhật báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí của từng mỏ trong thời hạn 03 năm kể từ ngày có dòng dầu, khí đầu tiên được khai thác thương mại và sau đó cập nhật định kỳ 05 năm. Trường hợp tổng lượng dầu khí tại chỗ ban đầu có thay đổi lớn hơn 15% so với phê duyệt gần nhất, nhà thầu lập báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí cập nhật trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt theo quy định của Điều này.
6. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục trình, thẩm định, phê duyệt báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí.
1. Sau khi báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí được phê duyệt, nhà thầu triển khai thực hiện giai đoạn phát triển mỏ dầu khí và lập kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt.
2. Nội dung chính của kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí bao gồm:
a) Lịch sử tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng dầu khí, mô hình địa chất của mỏ và kế hoạch thẩm lượng ở giai đoạn tiếp theo;
b) Công nghệ mỏ và hệ số thu hồi dầu khí sơ bộ; các phương án phát triển dự kiến và phương án lựa chọn;
c) Dự báo sản lượng khai thác và quản lý vận hành mỏ;
d) Thiết kế sơ bộ theo các phương án phát triển lựa chọn và xác định sơ bộ chi phí đầu tư;
đ) Công nghệ khoan, kế hoạch khoan và hoàn thiện giếng;
e) Kế hoạch thực hiện công tác an toàn và bảo vệ môi trường;
g) Đánh giá kinh tế, kỹ thuật và lựa chọn phương án phát triển thích hợp tại thời điểm lập báo cáo;
h) Các thông số, tiêu chí chính của phương án được lựa chọn làm cơ sở để lập thiết kế kỹ thuật tổng thể;
i) Phương án tiêu thụ khí sơ bộ;
k) Đánh giá mức độ rủi ro công nghệ, biến động giá dầu và tài chính của dự án;
l) Dự kiến tiến độ thực hiện;
m) Đối với dự án phát triển mỏ dầu khí trên đất liền, dự án phát triển mỏ dầu khí có chuỗi đồng bộ các hạng mục công trình, thiết bị dầu khí trên đất liền và trên biển, ngoài những nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản này phải có các nội dung chính sau đây theo quy định của pháp luật về xây dựng: sơ bộ nhu cầu sử dụng đất; nhu cầu sử dụng tài nguyên; sự phù hợp của dự án với chiến lược, quy hoạch có liên quan; đánh giá tác động kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của dự án;
n) Kết luận và kiến nghị.
3. Nội dung thẩm định kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của công nghệ mỏ, dự báo sản lượng và hệ số thu hồi dầu khí sơ bộ;
b) Đánh giá sự phù hợp của các phương án phát triển dự kiến và phương án lựa chọn về công nghệ khoan, công nghệ khai thác; các thông số, tiêu chí chính của phương án được lựa chọn làm cơ sở để lập thiết kế kỹ thuật tổng thể;
c) Đánh giá sự đáp ứng yêu cầu về an toàn và bảo vệ môi trường;
d) Tính hợp lý trong đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế, kỹ thuật; mức độ rủi ro công nghệ, biến động giá sản phẩm và tài chính của dự án;
đ) Đánh giá sự phù hợp với các quy hoạch có liên quan;
e) Nội dung thẩm định theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với nội dung quy định tại điểm m khoản 2 Điều này.
4. Việc lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí thay cho việc lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng của dự án dầu khí theo quy định của Luật Xây dựng.
5. Khi thay đổi phương án phát triển lựa chọn, nhu cầu sử dụng đất (nếu có), phương án tiêu thụ khí trong kế hoạch đại cương phát triển mỏ đã được phê duyệt, nhà thầu trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt điều chỉnh kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí. Việc điều chỉnh nội dung khác của kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xem xét, phê duyệt.
6. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí.
1. Sau khi kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí được phê duyệt, trong trường hợp cần nghiên cứu, thu thập bổ sung thông tin để giảm thiểu rủi ro sau này, nhà thầu có thể lập kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt.
2. Nội dung chính của báo cáo kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí bao gồm:
a) Kết quả nghiên cứu đặc điểm địa chất mỏ;
b) Số liệu và các phân tích thành phần, tính chất chất lưu và vỉa chứa, các nghiên cứu về mô hình mô phỏng mỏ, công nghệ mỏ và thiết kế khai thác, dự báo về sản lượng khai thác dầu khí, hệ số thu hồi dầu khí;
c) Các thông tin về công nghệ khai thác và các nghiên cứu khả thi;
d) Công nghệ khoan và hoàn thiện giếng;
đ) Mô tả hệ thống công trình và thiết bị khai thác được sử dụng;
e) Báo cáo thuyết minh thiết kế kỹ thuật tổng thể;
g) Các kế hoạch về bảo vệ tài nguyên, môi trường, sinh thái bao gồm cả an toàn và xử lý sự cố, giải pháp ngăn chặn, xử lý các nguy cơ gây ô nhiễm và thu dọn công trình dầu khí;
h) Tính toán tổng mức đầu tư và hiệu quả kinh tế của dự án khai thác sớm mỏ dầu khí;
i) Đánh giá mức độ rủi ro công nghệ, biến động giá dầu thô và tài chính của dự án;
k) Tiến độ thực hiện;
l) Ước tính chi phí thu dọn công trình dầu khí;
m) Thỏa thuận khung bán khí đối với dự án khai thác khí;
n) Đối với dự án phát triển mỏ dầu khí trên đất liền, dự án phát triển mỏ dầu khí có chuỗi đồng bộ các hạng mục công trình, thiết bị dầu khí trên đất liền và trên biển, ngoài những nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản này phải có các nội dung chính sau đây theo quy định của pháp luật về xây dựng: thông tin hiện trạng sử dụng đất, điều kiện thu hồi đất, nhu cầu sử dụng đất; địa điểm xây dựng; phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình; giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng; đánh giá tác động kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của dự án;
o) Kết luận và kiến nghị.
3. Nội dung thẩm định kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp với phương án được lựa chọn trong kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí;
b) Đánh giá sự phù hợp của địa chất mỏ, tính chất chất lưu và vỉa chứa, mô hình mô phỏng mỏ, thiết kế khai thác, sản lượng khai thác dầu khí, hệ số thu hồi dầu khí;
c) Đánh giá sự phù hợp của công nghệ khoan, công nghệ khai thác, hệ thống công trình và thiết bị;
d) Đánh giá tính hợp lý trong đánh giá hiệu quả kinh tế; mức độ rủi ro công nghệ, biến động giá sản phẩm và tài chính của dự án; tiến độ thực hiện;
đ) Đánh giá sự phù hợp của các giải pháp thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng trong thiết kế kỹ thuật tổng thể;
e) Đánh giá sự đáp ứng yêu cầu về an toàn và bảo vệ môi trường;
g) Nội dung thẩm định theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với nội dung quy định tại điểm n khoản 2 Điều này.
4. Việc lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí thay cho việc lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của dự án dầu khí theo quy định của Luật Xây dựng.
5. Nhà thầu trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xem xét, phê duyệt điều chỉnh kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí trong trường hợp việc điều chỉnh dẫn đến tổng mức đầu tư tăng thêm dưới 10% đối với các nội dung sau đây:
a) Điều chỉnh số lượng, kích thước đường ống nội mỏ, điều chỉnh công suất thiết bị để tăng hiệu quả dự án cũng như tăng hệ số thu hồi dầu khí;
b) Điều chỉnh tối ưu vị trí, thứ tự và số lượng giếng khoan để gia tăng sản lượng, trữ lượng hoặc tối ưu hóa đầu tư;
c) Áp dụng giải pháp kỹ thuật bổ sung, mở vỉa mới được phát hiện trong quá trình khoan phát triển để gia tăng sản lượng khai thác, nâng cao hiệu quả của dự án;
d) Khai thác thử nghiệm nhằm nâng cao hệ số thu hồi dầu khí;
đ) Khoan bổ sung các giếng khoan đan dày.
6. Nhà thầu trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xem xét, báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt điều chỉnh kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí trong các trường hợp khác ngoài quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Sau khi hoàn tất kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí, nhà thầu trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xem xét, báo cáo Bộ Công Thương kết quả thực hiện kế hoạch khai thác sớm và cập nhật mô hình khai thác cùng các số liệu và phân tích chứng minh, kết luận về khả năng áp dụng sơ đồ thử nghiệm cho khai thác toàn mỏ dầu khí.
8. Chính phủ quy định về điều kiện để lập kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí và hồ sơ, trình tự, thủ tục trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí.
1. Sau khi kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí được phê duyệt hoặc trước khi kết thúc thời hạn thực hiện của kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí, nhà thầu lập kế hoạch phát triển mỏ dầu khí trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt.
2. Nội dung chính của báo cáo kế hoạch phát triển mỏ dầu khí bao gồm:
a) Kết quả thực hiện của kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí (nếu có);
b) Kết quả nghiên cứu đặc điểm địa chất mỏ;
c) Số liệu và các phân tích thành phần, tính chất chất lưu và vỉa chứa, các nghiên cứu về mô hình mô phỏng mỏ, công nghệ mỏ và thiết kế khai thác, dự báo về sản lượng khai thác dầu khí, hệ số thu hồi dầu khí;
d) Các thông tin về công nghệ khai thác và các nghiên cứu khả thi;
đ) Công nghệ khoan và hoàn thiện giếng;
e) Mô tả hệ thống công trình và thiết bị khai thác được sử dụng;
g) Báo cáo thuyết minh thiết kế kỹ thuật tổng thể;
h) Các kế hoạch về bảo vệ tài nguyên, môi trường, sinh thái bao gồm cả an toàn và xử lý sự cố, giải pháp ngăn chặn, xử lý các nguy cơ gây ô nhiễm và thu dọn công trình dầu khí;
i) Tính toán tổng mức đầu tư và hiệu quả kinh tế của dự án;
k) Đánh giá mức độ rủi ro công nghệ và tài chính của dự án;
l) Tiến độ, lịch trình thực hiện;
m) Thống kê những nguyên tắc, quy định kỹ thuật được áp dụng trong quá trình khoan khai thác;
n) Thỏa thuận khung bán khí đối với dự án khai thác khí;
o) Ước tính chi phí thu dọn công trình dầu khí;
p) Đối với dự án phát triển mỏ dầu khí trên đất liền, dự án phát triển mỏ dầu khí có chuỗi đồng bộ các hạng mục công trình, thiết bị dầu khí trên đất liền và trên biển, ngoài những nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản này phải có các nội dung chính sau đây theo quy định của pháp luật về xây dựng: thông tin hiện trạng sử dụng đất, điều kiện thu hồi đất, nhu cầu sử dụng đất; địa điểm xây dựng; phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình; giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng; đánh giá tác động kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của dự án;
q) Kết luận và kiến nghị.
3. Nội dung thẩm định kế hoạch phát triển mỏ dầu khí bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp với phương án được lựa chọn trong kế hoạch đại cương phát triển mỏ dầu khí;
b) Đánh giá sự phù hợp của địa chất mỏ, tính chất chất lưu và vỉa chứa, mô hình mô phỏng mỏ, thiết kế khai thác, sản lượng khai thác dầu khí, hệ số thu hồi dầu khí;
c) Đánh giá sự phù hợp của công nghệ khoan, công nghệ khai thác, hệ thống công trình và thiết bị;
d) Đánh giá tính hợp lý trong đánh giá hiệu quả kinh tế; mức độ rủi ro công nghệ, biến động giá sản phẩm và tài chính của dự án; tiến độ thực hiện;
đ) Đánh giá sự phù hợp của các giải pháp thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng trong thiết kế kỹ thuật tổng thể;
e) Đánh giá sự đáp ứng yêu cầu về an toàn và bảo vệ môi trường;
g) Nội dung thẩm định theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với nội dung quy định tại điểm p khoản 2 Điều này.
4. Việc lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch phát triển mỏ dầu khí thay cho việc lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của dự án dầu khí theo quy định của Luật Xây dựng.
5. Nhà thầu trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xem xét, phê duyệt điều chỉnh kế hoạch phát triển mỏ dầu khí trong trường hợp việc điều chỉnh dẫn đến tổng mức đầu tư tăng thêm dưới 10% đối với các nội dung sau đây:
a) Điều chỉnh số lượng, kích thước đường ống nội mỏ, điều chỉnh công suất số lượng thiết bị để tăng hiệu quả dự án hoặc tăng hệ số thu hồi dầu khí;
b) Điều chỉnh tối ưu vị trí, thứ tự và số lượng giếng khoan để gia tăng sản lượng, trữ lượng hoặc tối ưu hóa đầu tư;
c) Áp dụng giải pháp kỹ thuật bổ sung, mở vỉa mới được phát hiện trong quá trình khoan phát triển để gia tăng sản lượng khai thác, nâng cao hiệu quả của dự án;
d) Khai thác thử nghiệm nhằm nâng cao hệ số thu hồi dầu khí;
đ) Khoan bổ sung các giếng khoan đan dày.
6. Nhà thầu trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xem xét, báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt điều chỉnh kế hoạch phát triển mỏ dầu khí trong các trường hợp khác ngoài quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch phát triển mỏ dầu khí.
1. Nhà thầu có trách nhiệm thu gom khí sau khi đã sử dụng nội mỏ (nếu có) trong quá trình khai thác dầu khí và phải lập phương án thu gom khí trong kế hoạch khai thác sớm mỏ dầu khí hoặc kế hoạch phát triển mỏ dầu khí.
2. Nhà thầu được đốt và xả khí trong các trường hợp sau đây:
a) Trong quá trình thử vỉa để thông và làm sạch giếng; hoàn thiện, sửa chữa hoặc xử lý giếng và để giải tỏa áp suất giếng;
b) Trong trường hợp khẩn cấp nhằm bảo đảm an toàn cho người, tài sản và hoạt động dầu khí hoặc trong trường hợp hệ thống xử lý, vận chuyển khí tạm ngưng hoạt động do sự cố;
c) Theo kế hoạch đốt và xả khí hằng năm liên quan đến an toàn vận hành, bảo dưỡng định kỳ của mỏ dầu khí được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phê duyệt.
1. Trong quá trình tiến hành hoạt động dầu khí, sau khi kết thúc từng giai đoạn hoặc kết thúc hợp đồng dầu khí, nhà thầu phải thu dọn các công trình dầu khí không còn sử dụng hoặc không thể tiếp tục phục vụ cho hoạt động dầu khí do bị hư hỏng nặng, không phù hợp với công nghệ gây ảnh hưởng đến an toàn và hiệu quả của hoạt động dầu khí.
2. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày có dòng dầu, khí đầu tiên được khai thác thương mại từ diện tích hợp đồng dầu khí, nhà thầu phải lập kế hoạch thu dọn công trình dầu khí trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt.
3. Chậm nhất là 01 năm trước ngày kết thúc hợp đồng dầu khí hoặc kết thúc thời gian khai thác mỏ dầu khí, nhà thầu phải cập nhật kế hoạch thu dọn công trình dầu khí trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt.
4. Nội dung chính của kế hoạch thu dọn công trình dầu khí bao gồm:
a) Danh mục, mô tả các phương tiện, tổ hợp thiết bị, các kết cấu công trình của công trình dầu khí cần thu dọn;
b) Các giải pháp và phương án kỹ thuật thực hiện việc thu dọn công trình dầu khí;
c) Kế hoạch quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, kế hoạch quan trắc môi trường, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, kế hoạch bảo đảm an toàn trong quá trình thu dọn công trình dầu khí;
d) Ước tính chi phí thu dọn, kế hoạch và tiến độ trích lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí;
đ) Tiến độ thực hiện công việc thu dọn công trình dầu khí.
5. Nội dung thẩm định kế hoạch thu dọn công trình dầu khí bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của danh mục các phương tiện, tổ hợp thiết bị, các kết cấu công trình của công trình dầu khí cần thu dọn;
b) Đánh giá sự phù hợp của các giải pháp và phương án kỹ thuật thực hiện việc thu dọn công trình dầu khí;
c) Đánh giá sự phù hợp của kế hoạch quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, quan trắc môi trường, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, bảo đảm an toàn;
d) Đánh giá sự phù hợp và tính hợp lý trong ước tính chi phí thu dọn, kế hoạch và tiến độ trích lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí, tiến độ thực hiện.
6. Nhà thầu trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xem xét, phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thu dọn công trình dầu khí trong trường hợp bổ sung, mở rộng các hạng mục công trình, thiết bị, giếng khoan dẫn đến dự toán chi phí trong kế hoạch thu dọn công trình dầu khí được phê duyệt gần nhất tăng thêm dưới 20%.
7. Trong quá trình triển khai dự án phát triển, khai thác dầu khí nếu xét thấy công trình dầu khí bị sự cố không có khả năng sửa chữa, khắc phục hoặc không bảo đảm an toàn để duy trì hoạt động, nhà thầu trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xem xét, phê duyệt phương án thu dọn.
8. Nhà thầu trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thu dọn công trình dầu khí trong các trường hợp sau đây:
a) Bổ sung, mở rộng các hạng mục công trình, thiết bị, giếng khoan hoặc thay đổi về yêu cầu công nghệ, kỹ thuật, trượt giá dịch vụ dẫn đến dự toán chi phí trong kế hoạch thu dọn công trình dầu khí được phê duyệt gần nhất tăng thêm từ 20% trở lên;
b) Thu dọn công trình dầu khí phải thực hiện từng phần trong trường hợp chưa xác định trong kế hoạch thu dọn công trình dầu khí đã được phê duyệt hoặc hoãn thu dọn hoặc để lại công trình dầu khí.
9. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch thu dọn công trình dầu khí.
1. Việc bảo đảm tài chính cho nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí được thực hiện theo phương thức lập quỹ.
2. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày có dòng dầu, khí đầu tiên được khai thác thương mại từ diện tích hợp đồng dầu khí, nhà thầu phải lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí. Quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí được trích hằng năm trên cơ sở kế hoạch thu dọn công trình dầu khí được phê duyệt và nộp về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Mức trích nộp quỹ của mỗi nhà thầu tương ứng với tỷ lệ quyền lợi tham gia của nhà thầu đó trong hợp đồng dầu khí và được tính vào chi phí thu hồi của hợp đồng dầu khí.
3. Trước khi kết thúc hợp đồng dầu khí hoặc kết thúc thời hạn giai đoạn khai thác dầu khí của mỏ, nhà thầu phải hoàn thành trích nộp quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí.
4. Việc quản lý quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện, đúng quy định của pháp luật và đáp ứng yêu cầu về thu dọn công trình dầu khí theo kế hoạch thu dọn công trình dầu khí được phê duyệt. Trong thời gian chưa sử dụng quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gửi số tiền của quỹ vào ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối; tiền lãi phát sinh hằng năm sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật có liên quan được ghi tăng vào quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí.
5. Trong trường hợp số dư của quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí không đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cho việc thu dọn công trình dầu khí, nhà thầu phải đóng góp bổ sung để bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí. Trường hợp số dư của quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí lớn hơn nhu cầu cần thiết cho việc thu dọn công trình dầu khí thì khoản chênh lệch sau khi hoàn thành nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí sẽ được hoàn trả cho các bên tham gia hợp đồng dầu khí theo quy định của hợp đồng dầu khí.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí.
1. Nhà thầu có nghĩa vụ thực hiện thu dọn công trình dầu khí theo kế hoạch thu dọn công trình dầu khí được phê duyệt. Việc thu dọn công trình dầu khí phải bảo đảm các yêu cầu về an toàn và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Nhà thầu trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương chấp thuận việc để lại một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí; hoãn thu dọn một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí.
3. Nhà thầu phải tiến hành ngay việc thu dọn từng phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí hư hỏng nặng; công trình dầu khí xuống cấp nghiêm trọng không có khả năng sửa chữa, khắc phục ảnh hưởng đến an toàn của hoạt động dầu khí.
4. Trong quá trình khai thác dầu khí, nhà thầu được tiến hành thu dọn trước từng phần hoặc một số hạng mục, thiết bị và hủy bỏ các giếng khoan có trong kế hoạch thu dọn công trình dầu khí đã được phê duyệt mà không còn công năng sử dụng nhằm giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng theo quy định tại khoản 7 Điều 50 của Luật này.
5. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục trình, thẩm định, phê duyệt việc để lại, hoãn thu dọn hoặc thực hiện thu dọn một phần hay toàn bộ công trình dầu khí.
PETROLEUM OPERATIONS
Article 42. Onshore field development projects; field development project with a uniform chain of onshore and offshore petroleum installations and equipment
1. During the process of preparing an outline field development plan (ODP), if it is deemed necessary to build a uniform chain of onshore and offshore installations and equipment apart from the initial contract area serving exploitation, handling and transport of petroleum for manufacturing commercial petroleum products in order to improve the economic efficiency of the field development project, PVN shall submit a report on the guidelines for implementation of the field development project with a uniform chain of onshore and offshore petroleum installations and equipment to the Ministry of Industry and Trade of Vietnam for appraisal and submit it to the Prime Minister for approval.
2. The repurposing of forests and land (if any) of an onshore field development project or a field development project with a uniform chain of onshore and offshore petroleum installations and equipment shall be showed as follows:
a) The National Assembly shall decide on guidelines for the repurposing of forests and land for the onshore field development project before the outline field development plan (ODP) is approved according to the regulations in Clause 1 Article 46 hereof and for the field development project with a uniform chain of onshore and offshore petroleum installations and equipment before the Prime Minister approves the guidelines for implementation of the project according to the regulations in Clause 1 of this Article in case that the projects require the repurposing of land of national parks, nature reserves, landscape protection zones, forests serving researches and scientific experiments, special-use forests, watershed protection forests, or border protection forests of at least 50 hectares; land for wet rice cultivation with at least 02 crops of at least 500 hectares; protective forests for preventing wind and blocking sand and protective forests for breaking waves and blocking sea encroachment of at least 500 hectares; production forests of at least 1.000 hectares;
b) Except the case prescribed in Point a of this Clause, for the onshore field development project, the Prime Minister shall decide on guidelines for the repurposing of forests and land before the outline field development plan (ODP) is approved according to the regulations in Clause 1 Article 46 hereof; for the field development project with a uniform chain of onshore and offshore petroleum installations and equipment, the Prime Minister shall decide on the guidelines for the repurposing of forests and land as well as approve the implementation of the project as prescribed in the regulations in Clause 1 of this Article;
c) After the decision of the competent authorities on the guidelines for the repurposing of forests and land and is taken and the outline field development plan (ODP) is approved, the Provincial People’s Committee shall decide on the repurposing of forests and land for the projects to develop petroleum fields.
3. The Government shall issue regulations on documents and procedures for implementation of Clause 1, Point b and Point c Clause 2 of this Article and documents to be submitted to the National Assembly prescribed in Point a Clause 2 of this Article.
Article 43. Preparation of and approval for operating programs and annual operating budgets (AOBs)
1. On the basis of the obligations stated in petroleum contracts and programs and plans which are approved (if any), contractors shall prepare operating programs and annual operating budgets (AOBs) to be submitted to PVN for approval thereof.
2. The main contents of an operating program and AOB include:
a) Operating contents;
b) Cost estimates;
c) Plans for using human resources.
Article 44. Development, appraisal of and approval for programs of hydrocarbon exploration
1. During the period of hydrocarbon exploration, on the basis of regulations stated in petroleum contracts, contractors shall develop programs of hydrocarbon exploration to be submitted to PVN for appraisal and approval thereof.
2. The main contents of a program of hydrocarbon exploration include:
a) Overall of the petroleum contract;
b) History of exploration, quantification and extraction of petroleum (if any);
c) Materials on geology, geophysics, documentation of drilling, survey and other researches;
d) Characteristics of petroleum geology, petroleum system, petroleum resource assessment system;
dd) Implementation schedule, workload, cost estimate;
e) Plan for implementation of safety and environmental protection, including safety and incident handling and solutions to prevent and handle pollution risks;
g) Expected results, hydrocarbon exploration risks;
h) Conclusion and recommendation.
3. The contents of the appraisal of the program of hydrocarbon exploration include:
a) Assessment of the suitability of the materials on geology, geophysics, documentation of drilling, survey and other researches;
b) Assessment of the reasonableness of data on the characteristics of petroleum geology, petroleum system, petroleum resource assessment system;
c) Assessment of the feasibility and reasonableness of the implementation schedule, workload, cost estimate;
d) Assessment of the satisfaction of the safety and environmental protection requirements;
dd) Evaluation of the expected results achieved and hydrocarbon exploration risks.
4. In case there is a change of the main contents of the program of hydrocarbon exploration prescribed in Clause 2 of this Article, the contractor shall propose adjustment of the program and submit it to PVN for appraisal and approval.
5. During the process of oil and gas field development, petroleum extraction, the contractor may propose additional hydrocarbon exploration and develop the additional hydrocarbon exploration program, and submit it to PVN for appraisal and approval according to the regulations in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
Article 45. Preparation, appraisal of and approval for oil and gas resources and reserves
1. In case of discovery of commercial hydrocarbons according to in a petroleum contract area from the results of exploration and quantification of petroleum, the contractor shall make and submit a report on oil and gas resources and reserves to PVN, which will submit a report to the Ministry of Industry and Trade for appraisal and approval.
2. The main contents of the report on oil and gas resources and reserves include:
a) History of exploration, quantification and extraction of petroleum;
b) Documentation of seismic surveys and other geophysical exploration methods; documentation of drilling, survey and other researches;
c) Regional geology and field geology;
d) Reservoir parameters include geological formation of oil and gas reservoirs, well logging, field technology, results of extraction and force pump of oil, gas and water (if any);
D) Calculation of oil initially in place (OIIP) and oil and gas reserves of discovered petroleum and petroleum fields;
e) Conclusion and recommendation.
3. The contents of the appraisal of the report on oil and gas resources and reserves include:
a) Assessment of the results of exploration and quantification of petroleum;
b) Rationality of geology, reservoir models, reservoir parameters and field technology;
c) Rationality and reliability of the results of the calculation of oil initially in place (OIIP) and oil and gas reserves.
4. PVN is responsible for monitoring and summarizing oil and gas resources and reserves of petroleum fields in the territory of Vietnam and annually updating information about oil and gas resources and reserves and submitting a report to the Ministry of Industry and Trade.
5. The contractor is responsible for updating reports on the oil and gas resource and reserve of each field during 03 years from the date on which the first oil and gas flow enters into commercial production and then periodically updating them for every 05 years. In case there is a change of more than 15% in the total oil initially in place (OIIP) compared to the latest approval, the contractor shall prepare an up-to-date report on oil and gas resources and reserves and submit it to PVN, which will submit a report to the Ministry of Industry and Trade for consideration and approval according to the regulations of this Article.
6. The Government shall issue regulations on documents and procedures for submission, appraisal and approval of the report on oil and gas resources and reserves.
Article 46. Preparation, appraisal of and approval for outline field development plans (ODPs)
1. After the report on oil and gas resources and reserves is approved, the contractor shall implement the phase of petroleum field development and prepare and submit an outline field development plan (ODP) to PVN, which will submit a report to the Ministry of Industry and Trade for appraisal and approval.
2. The main contents of the ODP include:
a) History of exploration and assessment of quality and quantity of petroleum and geological models of petroleum fields as well as a plan for quantification of petroleum for the following phase;
b) Petroleum field technology and preliminary recovery factor; field development plans and methods for selection thereof;
c) Forecast of the oil production and management of oil and gas field operation;
d) Preliminary design following selected field development plans and preliminary determination of investment costs;
dd) Drilling techniques, well completion and drilling plans;
e) Plans for implementation of safety and environmental protection;
g) Economic and technical assessment and selection of appropriate field development plans at the time of preparing the report;
h) Parameters and main criteria of the plans selected as the basis of creation of an overall technical design;
i) Preliminary plans for consumption of natural gas;
k) Assessment of tech-related risk degrees, oil price fluctuations and finance affairs of the projects;
l) Estimate of progress of implementation of the projects;
m) For onshore field development projects, onshore and offshore field development projects with a uniform chain of installations and equipment, apart from contents prescribed in points a, b, c, d, dd, e, g, h, i, k and l of this Clause, the following main contents must be included according to the regulations of laws on construction: preliminary contents of land use demand; resource use needs; the project's conformity with the relevant strategy and planning; assessment of socio-economic impacts, assurance about the national defense and security of the projects;
n) Conclusion and recommendation.
3. The contents of the appraisal of the ODP include:
a) Assessment of the suitability of field technology, forecast of oil production and preliminary recovery factor;
b) Assessment of the suitability of scheduled development plans on drilling techniques and extraction techniques and plans for selection thereof; parameters and main criteria of the plans selected as the basis of creation of the overall technical drawing;
c) Assessment of the satisfaction of the safety and environmental protection requirements;
d) Assessment of the reasonableness of the preliminary assessment of economic and technical efficiency; tech-related risk degrees, product price fluctuations and finance affairs of the projects;
dd) Assessment of the conformity with related planning;
e) Contents of the appraisal under regulations of laws on construction, for the contents prescribed in Point m Clause 2 of this Article.
4. The preparation, appraisal of and approval for the ODP shall replace those of the construction investment pre-feasibility study reports of the projects in accordance with the Construction Law.
5. When changing the selected development plans or land use demands (if any) or gas consumption plans formulated in the approved ODP, the contractor shall submit the adjusted ODP to PVN, which will submit a report to the Ministry of Industry and Trade for consideration and approval. Other contents of the adjusted ODP shall be considered and approved by PVN.
6. The Government shall issue regulations on documents and procedures for appraisal of and approval for the ODP.
Article 47. Preparation, appraisal of and approval for early field development plans (EDPs)
1. After the ODP is approved, if it is necessary to have study and additional collection of information to minimize risks later, the contractor may prepare and submit an early field development plan (EDP) to PVN, which will submit a report to the Ministry of Industry and Trade for appraisal and approval.
2. The main contents of the EDP include:
a) Results of the study of characteristics of field geology;
b) Statistics and analyses of composition and properties of reservoir fluids, studies on field simulation models, field technology and extraction process design and forecast of oil production and recovery factor;
c) Information about extraction techniques and feasibility studies;
d) Well completion and drilling techniques;
dd) Description of the system of installations and equipment used in hydrocarbon extraction;
e) Explanatory report on an overall technical drawing;
g) Plans for protection of resources, environment and ecology, including safety and incident handling and solutions to prevent and handle pollution risks and decommission petroleum installations;
h) Calculation of the total investments and economic efficiency of early field development projects;
i) Assessment of tech-related risk degrees, crude oil price fluctuations and finance affairs of the projects;
k) Implementation progress;
l) Estimate of costs for decommissioning of petroleum installations;
m) Gas sale framework agreement, for gas extraction projects;
n) For onshore field development projects, onshore and offshore field development projects with a uniform chain of installations and equipment, apart from contents prescribed in points a, b, c, d, dd, e, g, h, i, k, l and m of this Clause, the following main contents must be included according to the regulations of law on construction: information on the current land use status; conditions for land recovery; construction sites; plans for connection of technical infrastructure inside and outside the petroleum installations; construction solutions and mainly used building materials; assessment of socio-economic impacts, assurance about the national defense and security of the project;
o) Conclusion and recommendation.
3. The contents of the appraisal of the EDP include:
a) Assessment of the conformity with the plans selected in the ODP;
b) Assessment of the suitability of field geology, properties of reservoir fluids, field simulation models, extraction process design, oil production and recovery factor;
c) Assessment of the suitability of drilling techniques, extraction techniques and petroleum installation and equipment system;
d) Assessment of the reasonableness of the assessment of economic efficiency; tech-related risk degrees, product price fluctuations and finance affairs of the projects; and implementation progress;
dd) Assessment of the suitability of design solutions and standards applied in an overall technical drawing;
e) Assessment of the satisfaction of the safety and environmental protection requirements;
g) Contents of the appraisal under regulations of laws on construction, for the contents prescribed in Point n Clause 2 of this Article.
4. The preparation, appraisal of and approval for the EDP shall replace those of the construction investment feasibility study reports of the projects in accordance with the Construction Law.
5. The contractor shall submit an adjusted EDP to PVN for consideration and approval in case the adjustment leads to the increase of less than 10% of the total investments in terms of the following contents:
a) Adjustment of the number and size of intra-field pipelines, adjustment of capacity of equipment to increase the project efficiency as well as increase recovery factor;
b) Optimal adjustment of location, order and number of wells to increase oil production and reserves or optimize investment;
c) Application of additional technical solutions, open of new petroleum reservoirs discovered in the process of development drilling to increase the oil production and improve the project efficiency;
d) Test extraction for increasing recovery factor;
dd) Additional drilling of infill wells.
6. The contractor shall submit an adjusted EDP to PVN for consideration and submit a report to the Ministry of Industry and Trade for appraisal and approval in other cases apart from the cases prescribed in clause 5 of this Article.
7. After completing the EDP, the contractor shall submit its results to PVN for consideration and submit a report to the Ministry of Industry and Trade and update an extraction model with statistics and analyses to prove and conclude the capacity to apply the test diagram to extraction of the entire fields.
8. The Government of Vietnam shall issue regulations on requirements for preparation of an EDP as well as documents and procedures for appraisal of and approval for the EDP.
Article 48. Preparation, appraisal of and approval for field development plans (FDPs)
1. After the ODP is approved or before the time limit for implementation of the EDP ends, the contractor shall prepare and submit an FDP to PVN, which will submit a report to the Ministry of Industry and Trade for appraisal and approval.
2. The main contents of the FDP include:
a) Results of the EDP (if any);
b) Results of the study of characteristics of field geology;
c) Statistics and analyses of components and properties of reservoir fluids, studies on field simulation models, field technology and extraction process design and forecast of oil production and recovery factor;
d) Information about extraction techniques and feasibility studies;
dd) Well completion and drilling techniques;
e) Description of the system of installations and equipment used in extraction of petroleum;
g) Explanatory report on an overall technical drawing;
h) Plans for protection of resources, environment and ecology, including safety and incident handling and solutions to prevent and handle pollution risks and decommission petroleum installations;
i) Calculation of the total investments and economic efficiency of the projects;
k) Assessment of tech-related risk degrees, oil price fluctuations and finance affairs of the projects;
l) Implementation progress and schedule;
m) Statistics of principles and technical regulations applied in the process of petroleum drilling and extraction;
n) Gas sale framework agreement, for gas extraction projects;
o) Estimate of costs for decommissioning petroleum installations;
p) For onshore field development projects, onshore and offshore field development projects with a uniform chain of installations and equipment, apart from contents prescribed in points a, b, c, d, dd, e, g, h, i, k, l and m of this Clause, the following main contents must be included according to the regulations of laws on construction: information on the current land use status conditions for land recovery, land use demands; construction sites; plans for connection of technical infrastructure inside and outside the petroleum installations; construction solutions and mainly used building materials; assessment of socio-economic impacts, assurance about the national defense and security of the projects;
q) Conclusion and recommendation.
3. Contents of the appraisal of the FDP include:
a) Assessment of the conformity with the plans selected in the ODP;
b) Assessment of the suitability of field geology, properties of reservoir fluids, field simulation models, extraction process design, oil production and recovery factor;
c) Assessment of the suitability of drilling techniques, extraction techniques and petroleum installation and equipment system;
d) Assessment of the reasonableness of the assessment of economic efficiency; tech-related risk degrees, product price fluctuations and finance affairs of the projects; and implementation progress;
dd) Assessment of the suitability of design solutions and standards applied in an overall technical drawing;
e) Assessment of the satisfaction of the safety and environmental protection requirements;
g) Contents of the appraisal under regulations of laws on construction, for the contents prescribed in Point p Clause 2 of this Article.
4. The preparation, appraisal of and approval for the FDP shall replace those of the construction investment feasibility study reports of the projects in accordance with the Construction Law.
5. The contractor shall submit an adjusted FDP to PVN for consideration and approval in case the adjustment leads to the increase of less than 10% of the total investments in terms of the following contents:
a) Adjustment of the number and size of intra-field pipelines, adjustment of capacity of equipment to increase the project efficiency or increase recovery factor;
b) Optimal adjustment of location, order and number of wells to increase oil production and reserves or optimize investment;
c) Application of additional technical solutions, open of new petroleum reservoirs discovered in the process of development drilling to increase the oil production and improve the project efficiency;
d) Test extraction for increasing recovery factor;
dd) Additional drilling of infill wells.
6. The contractor shall submit an adjusted FDP to PVN for consideration and submit a report to the Ministry of Industry and Trade for appraisal and approval in other cases apart from the cases prescribed in clause 5 of this Article.
7. The Government shall issue regulations on documents and procedures for appraisal of and approval for the FDP.
Article 49. Combustion and discharge of gases
1. The contractor is responsible for the collection of gases after being used inside the field (if any) during the hydrocarbon extraction process and must present a plan for collection of gases in the EDP or FDP.
2. The contractor shall be permitted to combust and discharge gases in the following cases:
a) During the process of well testing to clear and clean wells; complete, repair or treat wells and to relieve pressure in wells;
b) In an emergency, in order to ensure the safety of people, assets and petroleum operations, or in case the gas treatment and transportation system is suspended due to a problem;
c) Based on the plan for annual combustion and discharge of gases related to operating security, and periodic maintenance of the petroleum field approved by PVN.
Article 50. Preparation, appraisal of and approval for decommissioning plans
1. During the period of performing operations, after ending each phase or terminating the petroleum contract, the contractor must decommission petroleum installations which are no longer used or can not be continually used for petroleum operations due to severe damage or unsuitable technology affecting the safety and efficiency of petroleum operations.
2. Within 01 year from the date of commercial production of the first oil and gas flow from the petroleum contract area, the contractor must prepare and submit a decommissioning plan to PVN, which will submit a report to the Ministry of Industry and Trade for appraisal and approval.
3. At least 01 year before the date on which the petroleum contract terminates or the extraction period ends, the contractor must update and send the decommissioning plan to PVN, which will submit a report to the Ministry of Industry and Trade for appraisal and approval.
4. The main contents of the decommissioning plan include:
a) List and description of means, equipment complexes and construction structures of petroleum installations to be decommissioned;
b) Solutions and technical plans for decommissioning petroleum installations;
c) Waste management and marine pollution control plan, environmental monitoring plan, environmental incident prevention and response plan, safety assurance plan during the decommissioning of petroleum installations;
d) Estimate of decommissioning costs, plans and progress of appropriation of funds to ensure the obligation to decommission petroleum installations;
dd) Progress of decommissioning petroleum installations.
5. Contents of the appraisal of the decommissioning plan include:
a) Assessment of the suitability of the list of means, equipment complexes and construction structures of petroleum installations to be decommissioned;
b) Assessment of the suitability of solutions and technical plans for decommissioning petroleum installations;
c) Assessment of the suitability of the waste management and marine pollution control plan, environmental monitoring plan, environmental incident prevention and response plan and safety assurance plan;
d) Assessment of the suitability and reasonableness in the estimate of decommissioning costs, plans and progress of appropriation of funds to ensure the obligation to decommission petroleum installations as well as the operating progress;
6. The contractor shall submit an adjusted decommissioning plan to PVN in case there is an increase in size or number of petroleum works, equipment or/and wells, thereby increasing less than 20% of decommissioning costs compared to the estimated costs mentioned in the latest approved decommissioning plan.
7. During the period of implementing the petroleum exploitation and development project, if it deems that a petroleum installation which has failed can not be repaired or is unsafe to be used, the contractor shall submit a decommissioning plan to PVN for consideration and approval.
8. The contractor shall submit an adjusted decommissioning plan to PVN, which will submit a report to the Ministry of Industry and Trade for appraisal and approval in the following cases:
a) There is an increase in size or number of petroleum works, equipment and wells or change of requirements for technology, techniques and slippage in service prices, thereby increasing at least 20% of decommissioning costs compared to the estimated costs mentioned in the latest approved decommissioning plan;
b) Decommissioning of petroleum installations must be partially implemented in case it is not determined in the approved decommissioning plan, decommissioning is suspended or the installations are left in place.
9. The Government shall issue regulations on documents and procedures for appraisal of and approval for the decommissioning plan.
Article 51. Decommissioning trust funds
1. Financial security in decommissioning of petroleum installations shall be done by the method of setting up a fund.
2. Within 01 year from the date of commercial production of the first oil and gas flow from the petroleum contract area, the contractor must prepare a decommissioning trust fund. This fund is annually allocated on the basis of the approved decommissioning plan and transferred to PVN. The fund annually allocated of each contractor is related to the participating interest of such contractor prescribed in the petroleum contract and is included in the recovery cost of the petroleum contract.
3. Before the petroleum contract terminates or the extraction period ends, the contractor must complete the allocation and transfer of the decommissioning trust fund.
4. The decommissioning trust fund shall be managed by PVN in a manner that is in accordance with the regulations of law and meet requirements for decommissioning according to the approved decommissioning plan. In the period of using this fund, PVN shall pay the amount of money of this fund into a commercial bank in which the State holds a controlling interest; and interests generated annually after fulfilling financial obligations according to relative laws shall be recorded as an increase in the decommissioning trust fund.
5. In case the balance of the decommissioning trust fund does not meet necessary demands in the decommissioning of petroleum installations, the contractor must make an additional contribution to ensure the fulfillment of the obligation to decommission petroleum installations. In case the fund for decommissioning of petroleum installations is not completely used, the remainder shall be refunded to the contracting parties according to regulations of the petroleum contract.
6. The Government shall issue regulations on the allocation, transfer, management and use of the decommissioning trust fund.
1. The contractor shall decommission petroleum installations according to the approved decommissioning plan. Petroleum installations must be decommissioned in a manner that meets requirements for safety and environmental protection in accordance with laws.
2. The contractor shall submit a proposal to leave part or the whole petroleum installations in place, suspend or terminate the decommissioning of petroleum installations to PVN, which will submit a report to the Ministry of Industry and Trade for approval.
3. The contractor must immediately decommission part or whole of petroleum installations which are severely damaged; petroleum installations which are seriously degraded but can not be repaired affecting the safety of petroleum operations.
4. During the extraction period, the contractor is entitled to decommission each part or several of petroleum works and equipment and destroy the wells which are included in the approved decommissioning plan but are no longer used in order to reduce operation and maintenance expenses according to the regulations in Clause 7 Article 50 of this Law.
5. The Government shall issue regulations on documents and procedures for submission, appraisal of and approval for the proposal to leave in place, suspend decommissioning of part or the whole petroleum installations.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực