Chương VI Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp 2024: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp
Số hiệu: | 38/2024/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Trần Thanh Mẫn |
Ngày ban hành: | 27/06/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2025 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Chưa có hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chính sách của Nhà nước về công nghiệp quốc phòng, an ninh
Ngày 27/6/2024, Quốc hội thông qua Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp 2024 .
Chính sách của Nhà nước về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp
- Ưu tiên bảo đảm ngân sách, có chính sách, cơ chế đặc thù cho công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
- Xây dựng, phát triển cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt tinh, gọn, mạnh, hiệu quả, tiên tiến, hiện đại; gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu, thiết kế, chế tạo với sản xuất, sửa chữa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh.
- Ưu tiên nguồn lực cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, an ninh.
- Huy động tối đa nguồn lực của công nghiệp quốc gia, xây dựng và phát triển công trình hạ tầng phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; thu hút, đào tạo, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh.
- Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng, gắn kết chặt chẽ, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia.
- Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
- Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.
**Công nghiệp quốc phòng, an ninh là bộ phận quan trọng, ngành đặc thù của công nghiệp quốc gia, thành phần cơ bản của thực lực, tiềm lực quốc phòng, an ninh; có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, cải hoán, cải tiến, hiện đại hóa, tăng hạn sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vật tư kỹ thuật và các sản phẩm, dịch vụ khác phục vụ quốc phòng, an ninh; góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế - xã hội.
Xem chi tiết tại Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp 2024 có hiệu lực thi hành từ 01/7/2025.
Văn bản tiếng anh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
2. Nội dung quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp bao gồm:
a) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng; quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển công nghiệp an ninh; kế hoạch động viên công nghiệp; kế hoạch bảo đảm nguồn lực cho công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp;
c) Tổ chức, sắp xếp hệ thống cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt; xây dựng mạng lưới cơ sở công nghiệp động viên;
d) Quản lý hoạt động sản xuất quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp;
e) Hợp tác quốc tế và thương mại quốc tế về công nghiệp quốc phòng, an ninh;
g) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp;
h) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, khen thưởng về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp và có trách nhiệm sau đây:
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này;
2. Tổ chức, quản lý hệ thống cơ sở công nghiệp quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng; đăng ký, quản lý cơ sở công nghiệp động viên;
3. Hướng dẫn Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp;
4. Xây dựng tiêu chí và Danh mục nhóm sản phẩm vũ khí trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
5. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng Danh mục sản phẩm vũ khí quân dụng, vật liệu nổ quân dụng do Bộ Công an đặt hàng cơ sở công nghiệp quốc phòng nghiên cứu, sản xuất trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
6. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn phòng, chống cháy nổ cho cơ sở công nghiệp quốc phòng do Bộ Quốc phòng quản lý;
7. Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Cơ quan chuyên trách về công nghiệp quốc phòng, động viên công nghiệp.
Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về công nghiệp an ninh và có trách nhiệm sau đây:
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này;
2. Tổ chức, quản lý hệ thống cơ sở công nghiệp an ninh thuộc Bộ Công an;
3. Hướng dẫn Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công nghiệp an ninh;
4. Xây dựng tiêu chí và Danh mục nhóm sản phẩm phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
5. Phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 78 của Luật này;
6. Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Cơ quan chuyên trách về công nghiệp an ninh.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp và có trách nhiệm sau đây:
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Chuyển giao công nghệ đối với lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, an ninh;
2. Ưu tiên bố trí lồng ghép kết hợp nhiệm vụ phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh trong chiến lược xây dựng và phát triển ngành do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, trong thực hiện chức năng tham mưu cho Chính phủ về tính lưỡng dụng của các đề án, chương trình, dự án khoa học và công nghệ từ ngân sách nhà nước;
3. Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong triển khai chính sách huy động nguồn lực khoa học và công nghệ của quốc gia cho xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp và có trách nhiệm sau đây:
1. Ưu tiên bố trí lồng ghép kết hợp nhiệm vụ phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh trong chiến lược xây dựng và phát triển ngành trong phạm vi quản lý;
2. Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch động viên công nghiệp theo thẩm quyền.
1. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Quyết định chủ trương, biện pháp xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Giám sát việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân trong xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về động viên công nghiệp và tổ chức thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp;
b) Căn cứ nhu cầu, định hướng sử dụng đất quốc phòng, an ninh, ưu tiên quy hoạch đất phục vụ xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh;
c) Thực hiện đăng ký, quản lý, theo dõi năng lực doanh nghiệp đủ điều kiện động viên công nghiệp; quản lý dây chuyền động viên công nghiệp theo thẩm quyền;
d) Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch động viên công nghiệp.
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; giám sát, phản biện xã hội trong quá trình xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập hợp ý kiến, kiến nghị của Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Tình trạng hiệu lực: Chưa có hiệu lực