Chương V Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp 2024 số 38/2024/QH15: Hợp tác quốc tế và thương mại quốc tế về công nghiệp quốc phòng, an ninh
Số hiệu: | 38/2024/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Trần Thanh Mẫn |
Ngày ban hành: | 27/06/2024 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2025 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Chưa có hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chính sách của Nhà nước về công nghiệp quốc phòng, an ninh
Ngày 27/6/2024, Quốc hội thông qua Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp 2024 .
Chính sách của Nhà nước về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp
- Ưu tiên bảo đảm ngân sách, có chính sách, cơ chế đặc thù cho công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
- Xây dựng, phát triển cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt tinh, gọn, mạnh, hiệu quả, tiên tiến, hiện đại; gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu, thiết kế, chế tạo với sản xuất, sửa chữa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh.
- Ưu tiên nguồn lực cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, an ninh.
- Huy động tối đa nguồn lực của công nghiệp quốc gia, xây dựng và phát triển công trình hạ tầng phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; thu hút, đào tạo, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh.
- Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng, gắn kết chặt chẽ, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia.
- Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
- Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.
**Công nghiệp quốc phòng, an ninh là bộ phận quan trọng, ngành đặc thù của công nghiệp quốc gia, thành phần cơ bản của thực lực, tiềm lực quốc phòng, an ninh; có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, cải hoán, cải tiến, hiện đại hóa, tăng hạn sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vật tư kỹ thuật và các sản phẩm, dịch vụ khác phục vụ quốc phòng, an ninh; góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế - xã hội.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Yêu cầu đối với hoạt động hợp tác quốc tế và thương mại quốc tế về công nghiệp quốc phòng, an ninh bao gồm:
a) Ưu tiên lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nền, công nghệ lõi, công nghệ lưỡng dụng; nghiên cứu, chế tạo vũ khí trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt; gắn hoạt động hợp tác quốc tế, thương mại quốc tế với chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh;
b) Bảo đảm bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Nội dung hợp tác quốc tế và thương mại quốc tế về công nghiệp quốc phòng, an ninh bao gồm:
a) Đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi chuyên gia;
b) Liên doanh, liên kết trong hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh;
c) Nhập khẩu, xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh;
d) Chuyển giao công nghệ với đối tác nước ngoài;
đ) Hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm quốc phòng, an ninh;
e) Nội dung khác theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước khuyến khích cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi chuyên gia phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh.
2. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cử người đủ tiêu chuẩn và trình độ đi đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu ở nước ngoài về ngành nghề, lĩnh vực then chốt, công nghệ nền, công nghệ lõi và công nghệ lưỡng dụng phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh.
3. Chuyên gia, nhà khoa học là người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài được khuyến khích tham gia hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh trong lĩnh vực công nghệ cao.
1. Việc liên doanh, liên kết trong hoạt động công nghiệp quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt được liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài để thực hiện các nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này.
3. Cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt được liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài để thực hiện các nhiệm vụ của công nghiệp an ninh quy định tại điểm a và điểm d khoản 2 Điều 4 của Luật này.
4. Tổng mức sở hữu vốn điều lệ của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài không vượt quá 49%.
5. Doanh nghiệp liên doanh, liên kết được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
6. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định chủ trương thành lập liên doanh, liên kết giữa cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt với đối tác nước ngoài.
1. Sản phẩm, dịch vụ nhập khẩu phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh bao gồm:
a) Vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ;
b) Vật tư kỹ thuật;
c) Máy móc, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất quốc phòng, an ninh;
d) Tài liệu kỹ thuật;
đ) Dịch vụ tư vấn, dịch vụ kỹ thuật;
e) Sản phẩm, dịch vụ khác.
2. Việc nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
a) Doanh nghiệp nhập khẩu có tư cách pháp nhân, có chức năng kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ phục vụ quốc phòng, an ninh mà công nghiệp quốc phòng, an ninh trong nước chưa sản xuất được; sản phẩm, dịch vụ nhập khẩu có tiêu chuẩn, chất lượng cao hơn sản phẩm, dịch vụ cùng loại sản xuất trong nước; năng lực sản xuất của cơ sở công nghiệp quốc phòng, cơ sở công nghiệp an ninh trong nước không đáp ứng được nhu cầu về số lượng;
c) Ưu tiên nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc đối tác có cam kết chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực.
3. Sản phẩm, dịch vụ nhập khẩu phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh được miễn thuế nhập khẩu, miễn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng; được ưu tiên thông quan theo pháp luật về hải quan. Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục sản phẩm, dịch vụ nhập khẩu phục vụ công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định việc nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh.
1. Sản phẩm, dịch vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh xuất khẩu bao gồm:
a) Vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ;
b) Vật tư kỹ thuật;
c) Máy móc, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất;
d) Tài liệu kỹ thuật;
đ) Dịch vụ tư vấn, dịch vụ kỹ thuật;
e) Sản phẩm, dịch vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh khác theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
2. Việc xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
a) Doanh nghiệp là cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt có chức năng xuất khẩu, nhập khẩu được xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh;
b) Đối tác nước ngoài phải được thẩm định về lai lịch, chức năng, nhiệm vụ, năng lực; có cam kết về mục đích sử dụng và người sử dụng cuối cùng do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nơi người sử dụng cuối cùng cấp.
3. Sản phẩm, dịch vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh xuất khẩu được miễn thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; được ưu tiên thông quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
4. Thẩm quyền quyết định việc xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định việc xuất khẩu vũ khí trang bị kỹ thuật có ý nghĩa chiến lược, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đặc biệt;
b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định việc xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh quy định tại khoản 1 Điều này, trừ quy định tại điểm a khoản này.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Nội dung hợp tác quốc tế về chuyển giao công nghệ bao gồm:
a) Chuyển giao tài liệu thiết kế, tài liệu công nghệ;
b) Trao đổi chuyên gia và đào tạo nhân lực để tiếp nhận chuyển giao công nghệ;
c) Chuyển giao máy móc, thiết bị, trang bị công nghệ dây chuyền sản xuất;
d) Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
2. Ưu tiên hợp tác quốc tế về chuyển giao công nghệ để chế tạo, sản xuất các sản phẩm và công nghệ sau đây:
a) Vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ công nghệ cao;
b) Vật liệu mới;
c) Tác chiến không gian mạng;
d) An ninh mạng;
đ) Vũ trụ, vệ tinh;
e) Tàu quân sự và vũ khí dưới nước;
g) Công nghệ lưỡng dụng phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh được ưu tiên đầu tư phát triển quy định tại Điều 28 của Luật này;
h) Công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
3. Chuyển giao công nghệ phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ và pháp luật khác có liên quan; ưu tiên lựa chọn đối tác chuyển giao công nghệ lưỡng dụng, hiện đại; có cam kết sử dụng vật tư, bán thành phẩm được sản xuất tại Việt Nam, cam kết tiêu thụ sản phẩm.
4. Cơ sở công nghiệp quốc phòng do Bộ Quốc phòng quản lý, cơ sở công nghiệp an ninh do Bộ Công an quản lý tiếp nhận chuyển giao công nghệ được hưởng ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế; miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
1. Nhà nước khuyến khích hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm quốc phòng, an ninh để xuất khẩu các sản phẩm do cơ sở công nghiệp quốc phòng, cơ sở công nghiệp an ninh sản xuất.
2. Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại đối với sản phẩm, dịch vụ phục vụ dân sinh do đơn vị sản xuất.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức triển lãm quốc phòng, an ninh quốc tế tại Việt Nam.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định tham gia trưng bày sản phẩm quốc phòng, an ninh tại triển lãm quốc phòng, an ninh quốc tế; tiếp xúc, trao đổi, giới thiệu sản phẩm quốc phòng, an ninh.
5. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tham gia hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm quốc phòng, an ninh.