Số hiệu: | 06/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 17/06/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2004 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
Luật Biên giới quốc gia - Ngày 17/06/2003, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật Biên giới quốc gia. Luật này gồm VI chương, 41 điều, có hiệu lực từ ngày 01/01/2004. Theo quy định tại Luật này, biên giới quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước CHXHCN Việt Nam. Lãnh hải của Việt Nam rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài. Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo. Việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới quốc gia được thực hiện tại cửa khẩu, việc quá cảnh qua biên giới vào lãnh thổ đất liền, vùng biển, vùng trời phải tuân thủ quy định đi theo các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không, việc qua lại biên giới của nhân dân trong khu vực biên giới được thực hiện tại cửa khẩu hoặc nơi mở ra cho qua lại biên giới... Quốc hội quyết định chọn ngày 03 tháng 03 hàng năm là "Ngày biên phòng toàn dân".
Nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách về biên giới quốc gia;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới quốc gia, chính sách, chế độ về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
3. Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về biên giới quốc gia;
4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia;
5. Quyết định xây dựng công trình biên giới, công trình kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới;
6. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
7. Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia;
9. Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi trách nhiệm phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
2. Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia theo quy định của Chính phủ.
STATE MANAGEMENT ON NATIONAL BORDER
Contents of state management on national border include:
1. Develop and direct implementation of strategy and policies regarding the national border;
2. Promulgate and implement legislative documents regarding national border, policies and regimes regarding construction, management and defense of the national border;
3. Negotiate, sign and implement international agreements on national border;
4. Publicize, popularize and raise awareness regarding national border laws;
5. Decide to establish border constructions, socioeconomic constructions in border areas;
6. Conduct research, apply science and technology serving the construction, management and defense of the national border;
7. Develop primary and specialized force; train and improve expertise and operation regarding management and defense of the national border;
8. Inspect, examine and handle complaints, accusations and take actions against violations regarding national border;
9. Participate in international agreement on construction, management and defense of the national border.
1. The Government shall perform joint state management on national border; specify tasks, powers and responsibilities for cooperation between ministries, ministerial agencies, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities where the national border situated in order to implement state management on national border.
2. Ministry of National Defense shall take charge and cooperate with Ministry of Foreign Affairs and Ministry of Public Security to be responsible to the Government for implementation of state management on national border.
3. Ministries, ministerial agencies within their tasks and powers shall perform state management on national border.
People’s Committees of all levels where the national border situated shall perform state management on national border as per the law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực