Chương 7 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội: Kết quản bầu cử
Số hiệu: | 250-LCT | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Trường Chinh |
Ngày ban hành: | 18/12/1980 | Ngày hiệu lực: | 20/12/1980 |
Ngày công báo: | 31/12/1980 | Số công báo: | Số 21 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Việc kiểm phiếu phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc. Tổ bầu cử phải mời hai cử tri không phải là người ứng cử có mặt tại đó chứng kiến việc kiểm phiếu.
Người ứng cử hoặc người được người ứng cử chính thức uỷ nhiệm, các phóng viên báo chí, điện ảnh, nhiếp ảnh, truyền hình, phát thanh được chứng kiến việc kiểm phiếu.
Những phiếu sau đây là không hợp lệ:
1- Không phải là phiếu theo mẫu quy định do tổ bầu cử phát;
2- Không có dấu của tổ bầu cử;
3- Ghi tên người ứng cử quá số đại biểu được bầu.
Những phiếu bầu cử có ghi tên một hay nhiều người không ứng cử vẫn được coi là hợp lệ, nhưng khi kiểm phiếu chỉ tính những người có tên trong danh sách ứng cử.
Tổ bầu cử không được xoá hoặc chữa các tên ghi trên phiếu bầu.
Nếu có phiếu nào nghi là không hợp lệ thì tổ trưởng tổ bầu cử đưa vấn đề này ra toàn tổ giải quyết.
Phiếu trắng là phiếu mà tất cả tên những người ứng cử đều bị gạch xoá, nếu là phiếu in tên sẵn, hoặc là phiếu không ghi tên người ứng cử nào, nếu là phiếu để trắng cho cử tri tự viết lấy.
Những khiếu nại tại chỗ về việc kiểm phiếu do tổ bầu cử tiếp nhận, giải quyết và ghi cách giải quyết vào biên bản. Nếu tổ bầu cử không giải quyết được, thì phải chuyển đến ban bầu cử để giải quyết.
Tổ bầu cử phải ghi vào biên bản kết quả kiểm phiếu:
- Tổng số cử tri của khu vực bỏ phiếu;
- Số cử tri đã đi bầu;
- Số phiếu hợp lệ;
- Số phiếu không hợp lệ;
- Số phiếu trắng;
- Số phiếu bầu cho mỗi người ra ứng cử;
- Những khiếu nại nhận được, những khiếu nại đã giải quyết và cách giải quyết, những khiếu nại chưa giải quyết được.
Biên bản làm thành hai bản, có chữ ký của tổ trưởng, thư ký và hai cử tri được mời chứng kiến việc kiểm phiếu: một bản gửi đến ban bầu cử, một bản gửi đến Uỷ ban nhân dân xã, phường hoặc cấp tương đương.
Mục 2: KẾT QUẢ BẦU CỬ Ở ĐƠN VỊ BẦU CỬ
Khi nhận được biên bản của các tổ bầu cử, ban bầu cử kiểm tra các biên bản đó và lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử của mình.
Biên bản phải ghi rõ:
- Số đại biểu Quốc hội ấn định cho đơn vị bầu cử;
- Số người ra ứng cử;
- Tổng số cử tri trong đơn vị bầu cử;
- Số cử tri đã đi bầu, tỷ lệ so với tổng số cử tri;
- Số phiếu hợp lệ;
- Số phiếu không hợp lệ;
- Số phiếu trắng;
- Số phiếu bầu cho mỗi người ra ứng cử;
- Danh sách những người trúng cử;
- Những khiếu nại do các tổ bầu cử đã giải quyết, những khiếu nại do ban bầu cử giải quyết, những khiếu nại chuyển đến Hội đồng bầu cử giải quyết.
Biên bản làm thành hai bản, có chữ ký của trưởng ban, phó trưởng ban và các thư ký: một bản gửi Hội đồng bầu cử, một bản gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc đơn vị hành chính cấp tương đương.
Trong số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu, những người ra ứng cử được quá nửa số phiếu hợp lệ và được nhiều phiếu hơn cả là trúng cử. Trong trường hợp nhiều người được số phiếu bằng nhau thì dựa vào thứ tự tuổi mà sắp xếp, người nhiều tuổi hơn được trúng cử.
Mục 3: VIỆC BẦU THÊM HOẶC BẦU LẠI
Nếu trong cuộc bầu cử đầu tiên, số người trúng cử chưa đủ số đại biểu do Hội đồng Nhà nước quy định cho đơn vị bầu cử, thì ban bầu cử phải ghi rõ điểm đó vào biên bản và báo cáo lên Hội đồng bầu cử, đồng thời định ngày bầu thêm số đại biểu còn thiếu. Việc bầu thêm phải được tiến hành chậm nhất là mười lăm ngày sau cuộc bầu cử đầu tiên. Trong cuộc bầu thêm, cử tri chỉ chọn bầu trong danh sách những người đã ra ứng cử kỳ đầu nhưng không trúng cử.
ở mỗi đơn vị bầu cử, nếu số cử tri đi bầu chưa được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách, thì ban bầu cử ghi rõ điểm đó vào biên bản và báo cáo ngay cho Hội đồng bầu cử. Hội đồng bầu cử phải quyết định ngày bầu lại chậm nhất là mười lăm ngày sau cuộc bầu cử đầu tiên. Trong cuộc bầu lại, chỉ chọn bầu trong danh sách những người đã ra ứng cử kỳ đầu.
Việc bầu thêm hoặc bầu lại vẫn theo danh sách cử tri đã lập trong cuộc bầu cử đầu tiên và phải được tiến hành theo những quy định của luật này, trừ điều kiện phải được quá nửa số phiếu hợp lệ quy định ở Điều 52 và phải có quá nửa số cử tri đi bầu quy định ở Điều 54.
Mục 4: VIỆC TỔNG KẾT CUỘC BẦU CỬ
Điều 56
Sau khi nhận và kiểm tra biên bản của tất cả các ban bầu cử và giải quyết những khiếu nại nếu có, Hội đồng bầu cử lập biên bản tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước.
Biên bản tổng kết phải ghi rõ:
- Tổng số đại biểu Quốc hội được bầu;
- Tổng số người ứng cử;
- Tổng số cử tri;
- Số cử tri đã đi bầu, tỷ lệ so với tổng số cử tri;
- Số phiếu hợp lệ;
- Số phiếu không hợp lệ;
- Số phiếu trắng;
- Danh sách những người trúng cử và số phiếu bầu cho mỗi người;
- Những việc quan trọng đã xảy ra và cách giải quyết.
Biên bản làm thành hai bản có chữ ký của chủ tịch, các phó chủ tịch, tổng thư ký và các thư ký Hội đồng bầu cử: một bản gửi đến Hội đồng Nhà nước, một bản gửi đến Hội đồng bộ trưởng.
Việc kiểm phiếu phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc. Tổ bầu cử phải mời hai cử tri không phải là người ứng cử có mặt tại đó chứng kiến việc kiểm phiếu.
Người ứng cử hoặc người được người ứng cử chính thức uỷ nhiệm, các phóng viên báo chí, điện ảnh, nhiếp ảnh, truyền hình, phát thanh được chứng kiến việc kiểm phiếu.
Những phiếu sau đây là không hợp lệ:
1- Không phải là phiếu theo mẫu quy định do tổ bầu cử phát;
2- Không có dấu của tổ bầu cử;
3- Ghi tên người ứng cử quá số đại biểu được bầu.
Những phiếu bầu cử có ghi tên một hay nhiều người không ứng cử vẫn được coi là hợp lệ, nhưng khi kiểm phiếu chỉ tính những người có tên trong danh sách ứng cử.
Tổ bầu cử không được xoá hoặc chữa các tên ghi trên phiếu bầu.
Nếu có phiếu nào nghi là không hợp lệ thì tổ trưởng tổ bầu cử đưa vấn đề này ra toàn tổ giải quyết.
Phiếu trắng là phiếu mà tất cả tên những người ứng cử đều bị gạch xoá, nếu là phiếu in tên sẵn, hoặc là phiếu không ghi tên người ứng cử nào, nếu là phiếu để trắng cho cử tri tự viết lấy.
Những khiếu nại tại chỗ về việc kiểm phiếu do tổ bầu cử tiếp nhận, giải quyết và ghi cách giải quyết vào biên bản. Nếu tổ bầu cử không giải quyết được, thì phải chuyển đến ban bầu cử để giải quyết.
Tổ bầu cử phải ghi vào biên bản kết quả kiểm phiếu:
- Tổng số cử tri của khu vực bỏ phiếu;
- Số cử tri đã đi bầu;
- Số phiếu hợp lệ;
- Số phiếu không hợp lệ;
- Số phiếu trắng;
- Số phiếu bầu cho mỗi người ra ứng cử;
- Những khiếu nại nhận được, những khiếu nại đã giải quyết và cách giải quyết, những khiếu nại chưa giải quyết được.
Biên bản làm thành hai bản, có chữ ký của tổ trưởng, thư ký và hai cử tri được mời chứng kiến việc kiểm phiếu: một bản gửi đến ban bầu cử, một bản gửi đến Uỷ ban nhân dân xã, phường hoặc cấp tương đương.
Khi nhận được biên bản của các tổ bầu cử, ban bầu cử kiểm tra các biên bản đó và lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử của mình.
Biên bản phải ghi rõ:
- Số đại biểu Quốc hội ấn định cho đơn vị bầu cử;
- Số người ra ứng cử;
- Tổng số cử tri trong đơn vị bầu cử;
- Số cử tri đã đi bầu, tỷ lệ so với tổng số cử tri;
- Số phiếu hợp lệ;
- Số phiếu không hợp lệ;
- Số phiếu trắng;
- Số phiếu bầu cho mỗi người ra ứng cử;
- Danh sách những người trúng cử;
- Những khiếu nại do các tổ bầu cử đã giải quyết, những khiếu nại do ban bầu cử giải quyết, những khiếu nại chuyển đến Hội đồng bầu cử giải quyết.
Biên bản làm thành hai bản, có chữ ký của trưởng ban, phó trưởng ban và các thư ký: một bản gửi Hội đồng bầu cử, một bản gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc đơn vị hành chính cấp tương đương
Trong số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu, những người ra ứng cử được quá nửa số phiếu hợp lệ và được nhiều phiếu hơn cả là trúng cử. Trong trường hợp nhiều người được số phiếu bằng nhau thì dựa vào thứ tự tuổi mà sắp xếp, người nhiều tuổi hơn được trúng cử.
Nếu trong cuộc bầu cử đầu tiên, số người trúng cử chưa đủ số đại biểu do Hội đồng Nhà nước quy định cho đơn vị bầu cử, thì ban bầu cử phải ghi rõ điểm đó vào biên bản và báo cáo lên Hội đồng bầu cử, đồng thời định ngày bầu thêm số đại biểu còn thiếu. Việc bầu thêm phải được tiến hành chậm nhất là mười lăm ngày sau cuộc bầu cử đầu tiên. Trong cuộc bầu thêm, cử tri chỉ chọn bầu trong danh sách những người đã ra ứng cử kỳ đầu nhưng không trúng cử.
ở mỗi đơn vị bầu cử, nếu số cử tri đi bầu chưa được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách, thì ban bầu cử ghi rõ điểm đó vào biên bản và báo cáo ngay cho Hội đồng bầu cử. Hội đồng bầu cử phải quyết định ngày bầu lại chậm nhất là mười lăm ngày sau cuộc bầu cử đầu tiên. Trong cuộc bầu lại, chỉ chọn bầu trong danh sách những người đã ra ứng cử kỳ đầu.
Sau khi nhận và kiểm tra biên bản của tất cả các ban bầu cử và giải quyết những khiếu nại nếu có, Hội đồng bầu cử lập biên bản tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước.
Biên bản tổng kết phải ghi rõ:
- Tổng số đại biểu Quốc hội được bầu;
- Tổng số người ứng cử;
- Tổng số cử tri;
- Số cử tri đã đi bầu, tỷ lệ so với tổng số cử tri;
- Số phiếu hợp lệ;
- Số phiếu không hợp lệ;
- Số phiếu trắng;
- Danh sách những người trúng cử và số phiếu bầu cho mỗi người;
- Những việc quan trọng đã xảy ra và cách giải quyết.
Biên bản làm thành hai bản có chữ ký của chủ tịch, các phó chủ tịch, tổng thư ký và các thư ký Hội đồng bầu cử: một bản gửi đến Hội đồng Nhà nước, một bản gửi đến Hội đồng bộ trưởng.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực