Chương 3 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội: Hội đồng bầu cử, các ban bầu cử, các tổ bầu cử
Số hiệu: | 250-LCT | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Trường Chinh |
Ngày ban hành: | 18/12/1980 | Ngày hiệu lực: | 20/12/1980 |
Ngày công báo: | 31/12/1980 | Số công báo: | Số 21 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
HỘI ĐỒNG BẦU CỬ, CÁC BAN BẦU CỬ, CÁC TỔ BẦU CỬ
Phụ trách tổ chức việc bầu cử đại biểu Quốc hội có:
Hội đồng bầu cử ở Trung ương,
Ban bầu cử ở đơn vị bầu cử,
Tổ bầu cử ở khu vực bỏ phiếu.
Chậm nhất là năm mươi lăm ngày trước ngày bầu cử, Hội đồng Nhà nước thành lập Hội đồng bầu cử từ hai mươi lăm đến ba mươi người, gồm đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các chính đảng, các đoàn thể nhân dân trong cả nước.
Hội đồng bầu cử bầu ra Chủ tịch, một hoặc nhiều Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và một hoặc nhiều thư ký.
Hội đồng bầu cử có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành luật lệ bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước;
2- Xét và giải quyết những khiếu nại về công tác của các ban bầu cử, tổ bầu cử;
3- Tiếp nhận và kiểm tra biên bản bầu cử do các ban bầu cử gửi đến, làm biên bản tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước;
4- Tuyên bố kết quả cuộc bầu cử trong cả nước;
5- Cấp giấy chứng nhận cho đại biểu trúng cử;
6- Trình Quốc hội biên bản tổng kết bầu cử và những hồ sơ, tài liệu về bầu cử.
Chậm nhất là bốn mươi ngày trước ngày bầu cử, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính cấp tương đương thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử một ban bầu cử, từ chín đến mười lăm người gồm, đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các chính đảng, các đoàn thể nhân dân ở địa phương.
Ban bầu cử bầu ra một Trưởng ban, một hoặc hai Phó trưởng ban và một hoặc nhiều thư ký.
Ban bầu cử có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành luật lệ bầu cử đại biểu Quốc hội của các tổ bầu cử;
2- Kiểm tra, đôn đốc việc bố trí các phòng bỏ phiếu;
3- Xét và giải quyết những khiếu nại về công tác của các tổ bầu cử;
4- Phân phối phiếu bầu cử cho các tổ bầu cử, chậm nhất là năm ngày trước ngày bầu cử;
5- Kiểm tra việc lập và niêm yết danh sách cử tri;
6- Tiếp nhận đơn ứng cử của những người được giới thiệu ra ứng cử, lập và niêm yết danh sách những người ra ứng cử, xét và giải quyết những khiếu nại về việc lập danh sách người ra ứng cử;
7- Kiểm tra công việc bầu cử tại các phòng bỏ phiếu;
8- Tiếp nhận, kiểm tra biên bản kiểm phiếu do các tổ bầu cử gửi đến, làm biên bản xác định kết quả bầu cử trong đơn vị để gửi Hội đồng bầu cử và tuyên bố kết quả đó;
9- Giao hồ sơ, tài liệu về bầu cử cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc đơn vị hành chính cấp tương đương.
Chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày bầu cử, Uỷ ban nhân dân xã, phường hoặc cấp tương đương thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một tổ bầu cử, từ năm đến mười một người, gồm đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và tầng lớp nhân dân ở xã, phường hoặc cấp tương đương.
Các đơn vị quân đội nhân dân thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu của mình một tổ bầu cử gồm từ năm đến chín người đại diện cho quân nhân trong đơn vị.
Tổ bầu cử bầu ra một tổ trưởng, một phó tổ trưởng và một hoặc nhiều thứ ký.
Tổ bầu cử có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Phụ trách công tác bầu cử trong khu vực bỏ phiếu;
2- Bố trí phòng bỏ phiếu và chuẩn bị hòm phiếu;
3- Phát phiếu bầu cử có đóng dấu của tổ bầu cử cho các cử tri;
4- Bảo đảm trật tự trong phòng bỏ phiếu;
5- Kiểm phiếu và làm biên bản kiểm phiếu để gửi lên ban bầu cử;
6- Giao biên bản kiểm phiếu và tất cả những phiếu bầu cho Uỷ ban nhân dân xã, phường hoặc cấp tương đương.
Hội đồng bầu cử, ban bầu cử, tổ bầu cử không được vận động bầu cử cho những người ra ứng cử.
Các cơ quan và nhân viên Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội tạo điều kiện thuận lợi giúp Hội đồng bầu cử, các ban bầu cử và tổ bầu cử thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Hội đồng bầu cử hết nhiệm vụ sau khi đã trình Quốc hội biên bản tổng kết bầu cử và những hồ sơ, tài liệu về bầu cử. Các ban bầu cử, các tổ bầu cử hết nhiệm vụ sau khi Hội đồng bầu cử tuyên bố kết quả bầu cử trong cả nước
Phụ trách tổ chức việc bầu cử đại biểu Quốc hội có:
Hội đồng bầu cử ở Trung ương,
Ban bầu cử ở đơn vị bầu cử,
Tổ bầu cử ở khu vực bỏ phiếu.
Chậm nhất là năm mươi lăm ngày trước ngày bầu cử, Hội đồng Nhà nước thành lập Hội đồng bầu cử từ hai mươi lăm đến ba mươi người, gồm đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các chính đảng, các đoàn thể nhân dân trong cả nước.
Hội đồng bầu cử bầu ra Chủ tịch, một hoặc nhiều Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và một hoặc nhiều thư ký.
Hội đồng bầu cử có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành luật lệ bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước;
2- Xét và giải quyết những khiếu nại về công tác của các ban bầu cử, tổ bầu cử;
3- Tiếp nhận và kiểm tra biên bản bầu cử do các ban bầu cử gửi đến, làm biên bản tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước;
4- Tuyên bố kết quả cuộc bầu cử trong cả nước;
5- Cấp giấy chứng nhận cho đại biểu trúng cử;
6- Trình Quốc hội biên bản tổng kết bầu cử và những hồ sơ, tài liệu về bầu cử.
Chậm nhất là bốn mươi ngày trước ngày bầu cử, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính cấp tương đương thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử một ban bầu cử, từ chín đến mười lăm người gồm, đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các chính đảng, các đoàn thể nhân dân ở địa phương.
Ban bầu cử bầu ra một Trưởng ban, một hoặc hai Phó trưởng ban và một hoặc nhiều thư ký.
Ban bầu cử có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành luật lệ bầu cử đại biểu Quốc hội của các tổ bầu cử;
2- Kiểm tra, đôn đốc việc bố trí các phòng bỏ phiếu;
3- Xét và giải quyết những khiếu nại về công tác của các tổ bầu cử;
4- Phân phối phiếu bầu cử cho các tổ bầu cử, chậm nhất là năm ngày trước ngày bầu cử;
5- Kiểm tra việc lập và niêm yết danh sách cử tri;
6- Tiếp nhận đơn ứng cử của những người được giới thiệu ra ứng cử, lập và niêm yết danh sách những người ra ứng cử, xét và giải quyết những khiếu nại về việc lập danh sách người ra ứng cử;
7- Kiểm tra công việc bầu cử tại các phòng bỏ phiếu;
8- Tiếp nhận, kiểm tra biên bản kiểm phiếu do các tổ bầu cử gửi đến, làm biên bản xác định kết quả bầu cử trong đơn vị để gửi Hội đồng bầu cử và tuyên bố kết quả đó;
9- Giao hồ sơ, tài liệu về bầu cử cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc đơn vị hành chính cấp tương đương.
Chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày bầu cử, Uỷ ban nhân dân xã, phường hoặc cấp tương đương thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một tổ bầu cử, từ năm đến mười một người, gồm đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và tầng lớp nhân dân ở xã, phường hoặc cấp tương đương.
Các đơn vị quân đội nhân dân thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu của mình một tổ bầu cử gồm từ năm đến chín người đại diện cho quân nhân trong đơn vị.
Tổ bầu cử bầu ra một tổ trưởng, một phó tổ trưởng và một hoặc nhiều thứ ký.
Tổ bầu cử có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Phụ trách công tác bầu cử trong khu vực bỏ phiếu;
2- Bố trí phòng bỏ phiếu và chuẩn bị hòm phiếu;
3- Phát phiếu bầu cử có đóng dấu của tổ bầu cử cho các cử tri;
4- Bảo đảm trật tự trong phòng bỏ phiếu;
5- Kiểm phiếu và làm biên bản kiểm phiếu để gửi lên ban bầu cử;
6- Giao biên bản kiểm phiếu và tất cả những phiếu bầu cho Uỷ ban nhân dân xã, phường hoặc cấp tương đương.
Hội đồng bầu cử, ban bầu cử, tổ bầu cử không được vận động bầu cử cho những người ra ứng cử.
Các cơ quan và nhân viên Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội tạo điều kiện thuận lợi giúp Hội đồng bầu cử, các ban bầu cử và tổ bầu cử thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Hội đồng bầu cử hết nhiệm vụ sau khi đã trình Quốc hội biên bản tổng kết bầu cử và những hồ sơ, tài liệu về bầu cử. Các ban bầu cử, các tổ bầu cử hết nhiệm vụ sau khi Hội đồng bầu cử tuyên bố kết quả bầu cử trong cả nước.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực