Số hiệu: | 3/SL | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Xuân Thủy |
Ngày ban hành: | 31/12/1959 | Ngày hiệu lực: | 13/01/1960 |
Ngày công báo: | 03/02/1960 | Số công báo: | Số 4 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
ĐƠN VỊ BẦU CỬ VÀ KHU VỰC BỎ PHIẾU
Điều 11. Đại biểu Quốc hội do từng đơn vị bầu cử bầu ra.
Số đại biểu định cho mỗi đơn vị bầu cử là căn cứ vào số dân của đơn vị đó: cứ năm vạn (50.000) dân được cử một đại biểu; nếu số lẻ còn lại quá hai vạn năm nghìn (25.000) thì được thêm một đại biểu.
Ở những khu vực công nghiệp tập trung và ở những thành phố trực thuộc trung ương thì có thể từ một vạn (10.000) đến ba vạn (30.000) dân được cử một đại biểu.
Điều 12. Dựa vào dân số dân tộc thiểu số so với dân số toàn quốc, số đại biểu Quốc hội dành cho các dân tộc thiểu số bằng khoảng một phần bảy tổng số đại biểu Quốc hội.
Số đại biểu Quốc hội dành cho các dân tộc thiểu số do Uỷ ban thường vụ Quốc hội phân phối, nhằm bảo đảm cho các dân tộc thiểu số có số đại biểu tương xứng trong Quốc hội.
Điều 13. Đơn vị bầu cử là tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu (không chia tỉnh) và khu công nghiệp tập trung nói ở Điều 11.
Những tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu hay là khu công nghiệp tập trung, dân số đông, số đại biểu có từ mười người trở lên thì có thể chia thành nhiều đơn vị bầu cử.
Số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị và số đại biểu cho mỗi đơn vị do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định, và phải được công bố chậm nhất là hai tháng trước ngày bầu cử.
Điều 15. Mỗi đơn vị bầu cử sẽ chia thành nhiều khu vực bỏ phiếu. Mỗi khu vực bỏ phiếu gồm từ năm trăm (500) đến hai nghìn năm trăm (2.500) dân. Việc chia khu vực bỏ phiếu nhằm bảo đảm sự thuận tiện đi bỏ phiếu của nhân dân.
Đặc biệt ở những nơi như miền núi, hải đảo, v.v... có những thôn, xóm cách xa nhau thì dù số dân chưa tới năm trăm (500) người, cũng có thể thành lập một khu vực bỏ phiếu.
Các nhà thương, nhà đỡ đẻ, nhà an dưỡng, nhà nuôi người tàn tật có từ năm mươi (50) cử tri trở lên, có thể tổ chức thành khu vực bỏ phiếu riêng.
Điều 16. Việc chia khu vực bỏ phiếu sẽ do các Uỷ ban hành chính thị xã, khu phố, xã, thị trấn định và phải được Uỷ ban hành chính cấp trên trực tiếp chuẩn y.
Điều 17. Các đơn vị Quân đội và Công an nhân dân vũ trang sẽ tổ chức thành khu vực bỏ phiếu riêng.
Đại biểu Quốc hội do từng đơn vị bầu cử bầu ra.
Số đại biểu định cho mỗi đơn vị bầu cử là căn cứ vào số dân của đơn vị đó: cứ năm vạn (50.000) dân được cử một đại biểu; nếu số lẻ còn lại quá hai vạn năm nghìn (25.000) thì được thêm một đại biểu.
Ở những khu vực công nghiệp tập trung và ở những thành phố trực thuộc trung ương thì có thể từ một vạn (10.000) đến ba vạn (30.000) dân được cử một đại biểu.
Dựa vào dân số dân tộc thiểu số so với dân số toàn quốc, số đại biểu Quốc hội dành cho các dân tộc thiểu số bằng khoảng một phần bảy tổng số đại biểu Quốc hội.
Số đại biểu Quốc hội dành cho các dân tộc thiểu số do Uỷ ban thường vụ Quốc hội phân phối, nhằm bảo đảm cho các dân tộc thiểu số có số đại biểu tương xứng trong Quốc hội.
Số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị và số đại biểu cho mỗi đơn vị do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định, và phải được công bố chậm nhất là hai tháng trước ngày bầu cử.
Mỗi đơn vị bầu cử sẽ chia thành nhiều khu vực bỏ phiếu. Mỗi khu vực bỏ phiếu gồm từ năm trăm (500) đến hai nghìn năm trăm (2.500) dân. Việc chia khu vực bỏ phiếu nhằm bảo đảm sự thuận tiện đi bỏ phiếu của nhân dân.
Đặc biệt ở những nơi như miền núi, hải đảo, v.v... có những thôn, xóm cách xa nhau thì dù số dân chưa tới năm trăm (500) người, cũng có thể thành lập một khu vực bỏ phiếu.
Các nhà thương, nhà đỡ đẻ, nhà an dưỡng, nhà nuôi người tàn tật có từ năm mươi (50) cử tri trở lên, có thể tổ chức thành khu vực bỏ phiếu riêng.
Việc chia khu vực bỏ phiếu sẽ do các Uỷ ban hành chính thị xã, khu phố, xã, thị trấn định và phải được Uỷ ban hành chính cấp trên trực tiếp chuẩn y.
Các đơn vị Quân đội và Công an nhân dân vũ trang sẽ tổ chức thành khu vực bỏ phiếu riêng.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực