Chương 3 Luật an ninh quốc gia 2004: Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia
Số hiệu: | 32/2004/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 03/12/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2005 |
Ngày công báo: | 03/01/2005 | Số công báo: | Số 3 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm:
a) Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị an ninh, tình báo, cảnh vệ Công an nhân dân;
b) Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị bảo vệ an ninh quân đội, tình báo Quân đội nhân dân;
c) Bộ đội biên phòng, cảnh sát biển là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia ở khu vực biên giới trên đất liền và khu vực biên giới trên biển.
2. Tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, phạm vi trách nhiệm hoạt động và quan hệ phối hợp của các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này do pháp luật quy định.
1. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 14 của Luật này.
2. Các nhiệm vụ cụ thể của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia:
a) Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất các chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ an ninh quốc gia;
b) Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, tổ chức và công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước, xây dựng cơ quan, đơn vị an toàn, xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc;
c) Tổ chức, chỉ đạo công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;
d) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác bảo vệ an ninh quốc gia;
đ) Thực hiện hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập trong phòng, chống hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
1. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được quyền:
a) Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật khi có căn cứ xác định liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức tài chính, kho bạc, ngân hàng kiểm tra, phong toả tài khoản, nguồn tài chính liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông, hải quan bóc mở hoặc giao thư tín, điện tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá để kiểm tra khi có căn cứ xác định trong đó có thông tin, tài liệu, chất nổ, vũ khí, vật phẩm khác có nguy hại cho an ninh quốc gia;
đ) Kiểm tra phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, máy tính, mạng máy tính, đồ vật, tài liệu, hàng hoá, chỗ ở, nơi làm việc hoặc các cơ sở khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ xác định liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;
e) Trưng dụng theo quy định của pháp luật phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó trong trường hợp cấp bách để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra;
g) Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc sử dụng phương tiện thông tin liên lạc hoặc các hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam khi có căn cứ xác định các hoạt động này gây nguy hại cho an ninh quốc gia; yêu cầu ngừng các chuyến vận chuyển bằng các loại phương tiện giao thông của Việt Nam hoặc các phương tiện giao thông của nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam để bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm an toàn cho các phương tiện đó;
h) Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người cộng tác, người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia.
2. Thủ trưởng cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia quyết định việc sử dụng các quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này theo thủ tục, thẩm quyền do Chính phủ quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
3. Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có trách nhiệm:
a) Tiến hành các hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật;
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; trong trường hợp vì yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia phải hạn chế các quyền và lợi ích đó thì phải được người có thẩm quyền quyết định;
c) Giữ bí mật về sự giúp đỡ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia.
. Cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia trong khi thực hiện nhiệm vụ được quyền:
a) Thực hiện các quyền quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này theo quyết định của người có thẩm quyền của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia;
b) Giữ bí mật về nhân thân, lai lịch, nhiệm vụ và phương tiện thực hiện nhiệm vụ;
c) Miễn thủ tục hải quan đối với tài liệu, phương tiện nghiệp vụ mang theo khi nhập cảnh, xuất cảnh qua biên giới, cửa khẩu;
d) Xuất trình giấy chứng minh an ninh trong trường hợp cần thiết để yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân giúp đỡ.
2. Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, các quy tắc nghiệp vụ chuyên môn, kỷ luật của lực lượng vũ trang nhân dân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những việc làm của mình.
Cán bộ, chiến sĩ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được trang bị và sử dụng vũ khí, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
1. Thông tin, tài liệu, đồ vật liên quan đến cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia hoặc do cơ quan này thu thập được thuộc bí mật nhà nước và được quản lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Thông tin, tài liệu, đồ vật quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị lịch sử, khoa học và công nghệ đã được công bố theo quy định của pháp luật thì có thể được chuyển giao cho cơ quan lưu trữ nhà nước quản lý.
Cán bộ, chiến sĩ cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo, được phong, thăng hàm, cấp lực lượng vũ trang nhân dân và hưởng chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
NATIONAL SECURITY PROTECTION AGENCIES
Article 22.- National security protection agencies
1. The national security protection agencies include:
a) The directing and commanding agencies and security, intelligence or guard units of the People’s Police;
b) The directing and commanding agencies and army security protection, army intelligence units of the People’s Army;
c) The border guards, the coast guards are agencies specialized in protection of national security in land border and sea border regions.
2. The organizational apparatuses, tasks, specific powers, operational responsibility scopes and coordinative relationship of the agencies defined in Clause 1 of this Article shall be prescribed by law.
Article 23.- Tasks of national security protection specialized agencies
1. The national security protection agencies shall perform the tasks prescribed in Article 14 of this Law.
2. The specific tasks of the national security protection agencies:
a) To organize the gathering of information, analyze, assess and forecast the situation and propose national security protection policies, solutions and plans;
b) To guide and inspect agencies, organizations and individuals in exercising the rights and performing the obligations and responsibility to protect the national security, protecting the State secrets, building safe agencies and units, building the national security protection movement;
c) To organize and direct the prevention, detection and stoppage of, struggle against, activities of infringing upon the national security;
d) To research into, and apply sciences and technologies to, the work of national security protection;
e) To effect cooperation with countries, international organizations under international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to in prevention and fight against activities of infringing upon the national security.
Article 24.- Powers and responsibilities of national security protection agencies
1. The national security protection agencies shall have the powers:
a) To resort to professional measures according to law provisions;
b) To request agencies, organizations and/or individuals to supply information, documents and/or things when there are grounds to determine that they are involved in activities of infringing upon the national security;
c) To request finance bodies or organizations, treasuries, banks to inspect and block accounts and/or financial sources related to activities of infringing upon the national security;
d) To request post, telecommunications agencies or organizations, customs offices to open or hand over mails, telegraphs, postal matters, parcels, commodities for inspection when there are grounds to determine that they contain information, documents, explosives, weapons or other articles harmful to national security;
e) To check traffic means, communications means, computers, computer networks, objects, documents, commodities, residences, working places or other establishments of agencies, organizations or individuals when there are grounds to determine that they are related to activities of infringing upon the national security;
f) To requisition according to law provisions communications means, traffic means or other means and the users or operators thereof in emergency cases for the performance of national security protection tasks or the stoppage of consequences harmful to the society, which are occurring or threaten to occur;
g) To suspend or stop the use of communications means or other activities in the Vietnamese territory when there are grounds to determine that such activities cause harms to the national security; to demand the cessation of transportation by Vietnamese traffic means or foreign traffic means in the Vietnamese territory in order to protect the national security and ensure safety for such means;
h) To apply necessary measures to protect collaborators, denouncers, witnesses, victims in cases of infringing upon the national security.
2. The heads of the national security protection agencies shall decide on the resort to powers prescribed in Clause 1 of this Article according to the Government-prescribed order and procedures and bear responsibility before law for their decisions.
3. The national security protection agencies shall have the responsibility:
a) To carry out activities to protect the national security within the scope of their respective functions, tasks and powers as provided for by law;
b) To abide by law provisions on protection of the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and individuals; in cases where those rights and interests must be restricted due to national security protection requirements, such must be decided by competent persons;
c) To keep secret the assistance rendered by agencies, organizations or individuals to the work of national security protection.
Article 25.- Powers and responsibilities of national security protection officers
1. National security protection officers, while performing their tasks, shall have the powers:
a) To exercise the rights prescribed in Clause 1, Article 24 of this Law under decisions of competent persons of national security protection agencies;
b) To keep secret personal identities, backgrounds, tasks and working means;
c) To be exempt from customs procedures for documents, professional means carried along upon their entries, exits across borders, border-gates;
d) To produce security identity cards in case of necessity in order to request agencies, organizations or individuals to render assistance.
2. The Government shall specify the order, procedures and competence for implementation of the provisions of Clause 1 of this Article.
3. The national security protection officers have the responsibility to strictly observe the State’s laws, the professional rules and disciplines of the people’s armed forces and bear responsibility before law for their doings.
Article 26.- Equipping weapons, professional technical means, support tools to, and using them by, officers and men of national security protection agencies
Officers and men of the national security protection agencies are equipped with, and entitled to use, weapons, professional technical means, support tools to perform the national security protection tasks according to law provisions.
Article 27.- Regime of managing national security protection information, documents and things
1. Information, documents and objects related to national security protection agencies or gathered by such agencies are classified as State secrets and managed according to law provisions on protection of State secrets.
2. Information, documents and objects prescribed in Clause 1 of this Article, which are of historical, scientific and technological values and have been publicized under law provisions can be transferred to State archival agencies for management.
Article 28.- Regimes and policies towards officers and men of national security protection agencies
Officers and men of the national security protection agencies are recruited, fostered, trained, conferred ranks, promoted to ranks of the people’s armed forces and enjoy the preferential regimes and policies according to law provisions.