Chương 2 Hiến pháp năm 1980: Chế độ kinh tế
Số hiệu: | 248-LCT | Loại văn bản: | Hiến pháp |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Trường Chinh |
Ngày ban hành: | 18/12/1980 | Ngày hiệu lực: | 19/12/1980 |
Ngày công báo: | 31/12/1980 | Số công báo: | Số 21 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
18/04/1992 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ một xã hội mà nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ quan giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, xây dựng một xã hội có kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học, kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh và hạnh phúc.
Mục đích chính sách kinh tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càng tăng của cả xã hội bằng cách không ngừng phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, trên cơ sở chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa và nền khoa học, kỹ thuật hiện đại.
Nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nước nhà.
Nhà nước ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp trong cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với thiết lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cường quan hệ hợp tác, tương trợ với các nước anh em trong Cộng đồng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động.
Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát triển ưu tiên.
Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh; ngân hàng và tổ chức bảo hiểm; công trình phục vụ lợi ích công cộng; hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường không; đê điều và công trình thuỷ lợi quan trọng; cơ sở phục vụ quốc phòng; hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, điện ảnh; cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, cơ sở văn hoá và xã hội cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước - đều thuộc sở hữu toàn dân.
Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, nhằm bảo đảm đất đai được sử dụng hợp lý và tiết kiệm.
Những tập thể và cá nhân đang sử dụng đất đai được tiếp tục sử dụng và hưởng kết quả lao động của mình theo quy định của pháp luật.
Tập thể hoặc cá nhân sử dụng đất đai đều có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ và khai thác theo chính sách và kế hoạch của Nhà nước.
Đất dành cho nông nghiệp và lâm nghiệp không được dùng vào việc khác, nếu không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Các cơ sở kinh tế quốc doanh hoạt động theo phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch Nhà nước; thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, chế độ thủ trưởng và chế độ trách nhiệm cá nhân; bảo đảm việc công nhân, viên chức tham gia quản lý; nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ và hiệu quả kinh tế; thực hành tiết kiệm; bảo đảm tích luỹ cho Nhà nước và xí nghiệp; bảo vệ nghiêm ngặt tài sản Nhà nước; chăm lo cải thiện điều kiện làm việc và đời sống của công nhân, viên chức.
Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ kinh tế hợp tác xã phát triển.
Tài sản của hợp tác xã và các tổ chức tập thể khác của nhân dân lao động được Nhà nước bảo vệ theo pháp luật.
Hợp tác xã kinh doanh theo phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch của cả nước và của địa phương, bảo đảm không ngừng phát triển sản xuất và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của xã viên, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước, đồng thời tăng tích luỹ cho hợp tác xã.
Quyền làm chủ tập thể của xã viên trong việc quản lý hợp tác xã phải được tôn trọng và phát huy.
Kinh tế phụ gia đình xã viên được Nhà nước thừa nhận và bảo hộ theo pháp luật.
Nhà nước khuyến khích, hướng dẫn và giúp đỡ nông dân cá thể, người làm nghề thủ công và những người lao động riêng lẻ khác tiến lên con đường làm ăn tập thể, tổ chức hợp tác xã sản xuất và các hình thức hợp tác, tương trợ khác theo nguyên tắc tự nguyện.
Những người buôn bán nhỏ được hướng dẫn và giúp đỡ chuyển dần sang sản xuất hoặc làm những nghề thích hợp khác.
Pháp luật quy định phạm vi được phép lao động riêng lẻ trong các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, mỹ nghệ, dịch vụ.
Nhà nước lãnh đạo nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch thống nhất; đề cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính chủ động và tính sáng tạo của các cấp, các ngành, các đơn vị cơ sở và cá nhân, để xây dựng và thực hiện kế hoạch Nhà nước; huy động mọi lực lượng lao động, tài nguyên thiên nhiên và cơ sở vật chất - kỹ thuật của đất nước, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân phát triển toàn diện, cân đối, vững chắc, với nhịp độ nhanh và hiệu quả cao.
Nhà nước tổ chức nền sản xuất xã hội theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện không ngừng hệ thống quản lý kinh tế; vận dụng đúng đắn các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội; áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ; kết hợp lợi ích của Nhà nước, của tập thể và của người lao động; xây dựng và bảo đảm tôn trọng pháp luật kinh tế.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực