Số hiệu: | khongso | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 19/05/2017 | Ngày hiệu lực: | *** |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Không xác định |
1. Tuân thủ các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Phối hợp trong việc hướng dẫn, kiểm tra hoặc tự kiểm tra trong nội bộ của cơ quan, tổ chức mình; 6 tháng, hàng năm phải nhận xét, đánh giá về chất lượng, hiệu quả về hành chính công; định kỳ tổng hợp, báo cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công, phân cấp.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức các cấp chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện chính sách, pháp luật về hành chính công thuộc phạm vi thẩm quyền được giao.
4. Ngoài việc thực hiện các quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, các cơ quan hành chính nhà nước còn có trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp liên ngành bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, cùng phát triển các ngành kinh tế- xã hội của trung ương và địa phương; khắc phục sự mâu thuẫn, chồng chéo, không hiệu quả trong quản lý, sử dụng nguồn lực công hoặc gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức;
b) Phối hợp liên vùng phải bảo đảm sự phát triển của từng địa phương và cả vùng trong thực hiện pháp luật hành chính công gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững;
c) Quản lý tổng hợp phải bảo đảm thống nhất, đồng bộ, hiệu quả trong khai thác, sử dụng nguồn lực công của trung ương và địa phương;
d) Quản lý khu vực giáp ranh phải bảo đảm chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ trong phối hợp, chỉ đạo, điều hành, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm tại địa bàn.
1. Mối quan hệ của cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, cá nhân là mối quan hệ hành chính phục vụ.
2. Cơ quan hành chính nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Lấy người dân làm trung tâm phục vụ; tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính hoặc dịch vụ công trực tuyến; bố trí các phương tiện, công cụ hỗ trợ tiện ích khác cho người khuyết tật, người cao tuổi, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khi thực hiện pháp luật hành chính công;
b) Tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tận tụy thực hiện nhiệm vụ; tạo thuận lợi để tổ chức, cá nhân thảo luận, phản ánh, kiến nghị và tham gia quản lý nhà nước và xã hội;
c) Lắng nghe, tiếp thu ý kiến, đóng góp, phản biện chính sách, pháp luật của tổ chức, cá nhân; công khai, minh bạch trong tiếp nhận và phản hồi về ý kiến, kiến nghị của tổ chức, cá nhân.
3. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; thực hiện quyền giám sát, phản ánh, kiến nghị theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về mọi hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật do mình gây ra.
4. Cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền chịu sự giám sát, nhận xét, đánh giá mức độ phục vụ, thực hiện pháp luật hành chính công của tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Mối quan hệ của cơ quan hành chính nhà nước với doanh nghiệp là mối quan hệ hành chính phục vụ và đối tác công- tư.
2. Cơ quan hành chính nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
a) Tôn trọng, bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế;
b) Ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính phủ điện tử tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến;
c) Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.
3. Các doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ, thời hạn thực thi dự án được ghi nhận trong hợp đồng theo hình thức hợp tác công tư đối với Nhà nước; thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật: bảo đảm an sinh xã hội đối với người lao động; thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo vệ môi trường, bảo vệ và sử dụng hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước, tập thể; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo đảm an ninh quốc phòng, nghĩa vụ đấu thầu theo quy định của pháp luật; kịp thời đề xuất, kiến nghị những biện pháp khắc phục khó khăn, thực hiện, vận hành dự án cung cấp dịch vụ công.
1. Chính phủ quản lý nhà nước thống nhất về hành chính công trong phạm vi cả nước và hằng năm báo cáo với Quốc hội tình hình thực hiện Luật hành chính công, gồm các nội dung xây dựng thể chế theo thẩm quyền; cải cách thủ tục hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin; quản lý và cung ứng dịch vụ công; những khó khăn, bất cập và kiến nghị trong hành chính công.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về hành chính công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình và được Chính phủ giao.
3. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về hành chính công ở địa phương và hàng năm tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Luật này theo yêu cầu của cơ quan cấp trên.
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về hành chính công thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao có hành vi vi phạm pháp luật hành chính công thì ngoài việc xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành, thì còn bị xử lý như sau:
a) Có trách nhiệm giải trình với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và phải xin lỗi công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về những vi phạm của mình;
b) Buộc phải từ chức nếu có một trong các hành vi được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 5 của Luật này.
3. Cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu hoặc vì lý do khác không còn đảm nhiệm nhiệm vụ, quyền hạn được giao mà bị phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khi còn đương chức, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Tình trạng hiệu lực: Không xác định