Chương II Dự thảo Luật Hành chính công 2017: Thủ tục hành chính
Số hiệu: | khongso | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 19/05/2017 | Ngày hiệu lực: | *** |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Không xác định |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thủ tục hành chính được quy định phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
1. Đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện; gắn với ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước.
2. Tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
3. Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính; phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trên cơ sở bảo đảm tính liên thông giữa các thủ tục hành chính liên quan, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý.
4. Đảm bảo quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.
5. Phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước.
Trong thực hiện thủ tục hành chính, phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
1. Công khai, minh bạch.
2. Khách quan, công bằng.
3. Kết nối, liên thông, kịp thời, chính xác, không gây phiền hà.
4. Bảo đảm quyền được phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức đối với thực hiện thủ tục hành chính.
5. Đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức.
Việc quy định một thủ tục hành chính cụ thể phải đáp ứng các nội dung cơ bản như sau:
1. Trình tự thực hiện thủ tục hành chính quy định các bước tiến hành, trách nhiệm, nội dung công việc của cá nhân, tổ chức. Các bước tiến hành có thể được thực hiện đồng thời toàn bộ hoặc một số bước thông qua ứng dụng công nghệ thông tin.
2. Cách thức thực hiện thủ tục hành chính quy định khả năng lựa chọn của cá nhân, tổ chức thông qua một trong các phương thức sau:
a) Trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính;
b) Sử dụng phương tiện điện tử hoặc dịch vụ công trực tuyến để thực hiện thủ tục hành chính.
c) Sử dụng dịch vụ bưu chính để thực hiện thủ tục hành chính.
3. Hồ sơ của thủ tục hành chính quy định cụ thể, rõ ràng loại giấy tờ, thông tin, dữ liệu mà cá nhân, tổ chức phải cung cấp hoặc xuất trình cho cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính. Trường hợp nội dung giấy tờ, hồ sơ, thông tin, dữ liệu đã được lưu trữ trong cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc đã có sự kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật thì không phải cung cấp.
4. Các điều kiện bảo đảm
a) Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính quy định khoảng thời gian tối đa để hoàn thành việc giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức, căn cứ vào khả năng, trách nhiệm thực hiện của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính. Trường hợp một thủ tục hành chính do nhiều cơ quan, người có thẩm quyền tham gia giải quyết thì phải quy định rõ ràng, đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm và thời hạn giải quyết của từng cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền, thời hạn chuyển giao hồ sơ giữa các cơ quan, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính.
b) Đối tượng áp dụng được quy định cụ thể, rõ ràng, đảm bảo nội dung thủ tục hành chính phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng nhóm, loại đối tượng và quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
c) Trong trường hợp cần thiết, các điều kiện đầu tư kinh doanh, phí, lệ phí, các khoản chi trả khác được quy định phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định của pháp luật liên quan.
1. Thủ tục hành chính mới hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ phải được công bố, công khai đầy đủ, chính xác, kịp thời trước khi văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành.
2. Thủ tục hành chính được công khai tại nơi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) theo nhóm ngành, lĩnh vực, thẩm quyền giải quyết nhằm tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tiếp cận, khai thác, sử dụng.
3. Thẩm quyền công bố thủ tục hành chính
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ công bố thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố thủ tục hành chính được giao quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp và danh mục các thủ tục hành chính khác thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
c) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được cơ quan nhà nước cấp trên giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức công bố thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị.
4. Trách nhiệm công khai thủ tục hành chính
a) Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính có trách nhiệm công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tại trụ sở cơ quan, tổ chức.
b) Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thực hiện công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết; đăng tải công khai thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và tích hợp, công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh; đăng tải công khai thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và tích hợp, công khai trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.
d) Cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức thực hiện công khai thủ tục hành chính tại trụ sở nơi tiếp nhận, giải quyết; đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và tích hợp, công khai Cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.
đ) Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm quản lý, vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; công khai thủ tục hành chính trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ.
1. Thủ tục hành chính được cơ quan, tổ chức, cá nhân đánh giá về chất lượng, hiệu quả.
2. Kết quả đánh giá chất lượng, hiệu quả thủ tục hành chính phải được xử lý và là căn cứ để xác định trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc tổ chức thực hiện thủ tục hành chính và việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc ban hành mới thủ tục hành chính.
3. Chính phủ quy định về thẩm quyền, trách nhiệm, tiêu chí và thủ tục đánh giá về chất lượng thủ tục hành chính.
1. Người đứng đầu cơ quan nơi tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, ban hành Nội quy của cơ quan, tổ chức về tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính;
b) Chỉ đạo việc bố trí địa điểm giải quyết thủ tục hành chính; niêm yết công khai thủ tục hành chính;
c) Phân công, kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền trong giải quyết thủ tục hành chính;
d) Tiếp nhận, xử lý ý kiến, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện thủ tục hành chính;
đ) Kết nối, liên thông, chia sẻ thông tin, chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan để xử lý, giải quyết thủ tục hành chính;
e) Xử lý nghiêm minh, kịp thời cá nhân có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính có vi phạm pháp luật;
g) Bố trí phương tiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân chủ động đánh giá chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính;
h) Kịp thời phát hiện, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới thủ tục hành chính.
2. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện đúng quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết thủ tục hành chính; trường hợp từ chối giải quyết hoặc yêu cầu bổ sung giấy tờ, thông tin phải nêu rõ lý do bằng văn bản chậm nhất là 5 ngày, trừ trường hợp luật có quy định khác;
b) Đề cao trách nhiệm trong việc giải quyết thủ tục hành chính, bảo đảm khách quan, công bằng, bình đẳng; chủ động phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan khi cần thiết để giải quyết thủ tục hành chính;
c) Giữ bí mật thông tin cá nhân, bí mật kinh doanh của cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật;
d) Ban hành quyết định hành chính khi giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 12 của Luật này.
1. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính có quyền ban hành quyết định hành chính.
2. Nguyên tắc ban hành quyết định hành chính
a) Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của quyết định hành chính.
b) Bảo đảm tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, thủ tục ban hành quyết định hành chính.
c) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
d) Bảo đảm tính công khai, minh bạch, khách quan và công bằng trong quá trình ban hành quyết định hành chính.
3. Trình tự, thủ tục ban hành quyết định hành chính
a) Trình tự, thủ tục ban hành quyết định hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
b) Việc ban hành quyết định hành chính phải kịp thời, đơn giản; trường hợp quyết định hành chính dự kiến ban hành gây thiệt hại cho đối tượng thi hành, người có liên quan, thì phải lấy ý kiến của họ.
c) Các điều kiện và thủ tục sửa đổi, bổ sung, đính chính, gia hạn, cấp đổi, cấp lại quyết định hành chính; đình chỉ thi hành quyết định hành chính, thu hồi, bãi bỏ, hủy bỏ quyết định hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của mình tham gia giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Được lựa chọn cách thức giải quyết thủ tục hành chính, tổ chức cung cấp dịch vụ hành chính theo quy định của pháp luật.
3. Được tư vấn, giải trình, tiếp cận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính và bảo mật các thông tin cá nhân, bí mật kinh doanh.
4. Từ chối thực hiện yêu cầu không được quy định trong thủ tục hành chính.
5. Có quyền yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong trường hợp cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính có đủ thông tin, dữ liệu để thực hiện.
6. Nhận xét, giám sát cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính.
7. Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin trung thực, chính xác cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính.
8. Không được cản trở hoạt động giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính.
9. Không được tác động đến cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
10. Thực hiện quyền phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Tình trạng hiệu lực: Không xác định