Số hiệu: | Khongso | Loại văn bản: | Điều ước quốc tế |
Nơi ban hành: | *** | Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 17/06/1994 | Ngày hiệu lực: | *** |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Dữ liệu đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
1 . Sẽ tổ chức Hội nghị gồm Các bên tham gia Công ước.
2. Hội nghị là cơ quan tối cao của Công ước, sẽ có tôn chỉ mục đích và đưa ra các quyết định để thúc đầy việc thực hiện công ước. Hội nghị sẽ :
a) Xem xét việc thực hiện Công ước, những kinh nghiệm của các nước, vùng, tiểu vùng , chuyển giao công nghệ;
b) Tăng cường trao đổi thông lin, xác đinh thời gian biểu báo cáo thông tin theo điều 26, làm báo cáo và khuyến nghị.
c) Thành lập các cơ quan giúp việc nếu thấy cần thiết để thực hiện Công ước.
d) Tổng hợp các báo cáo của các cơ quan giúp việc và tổ chức hướng dẫn thực hiện
e) Xây dựng các qui định về tài chính
f) Thông qua các văn bản sửa đổi Công ước
g) Duyệt các chương trình, ngân sách hoạt động
h) Tìm kiếm sự hợp lác và cung cấp dịch vụ thông tin
i) Tăng cường hợp tác với các công ước khác để tránh có hoạt động trùng lập
j) Làm các nhiệm vụ khác khi cần để thực hiện các mục tiêu của Công ước.
3. Hội nghị sẽ thảo luận và nhất trí về các thủ tục và nguyên tắc làm quyết định thực hiện Công ước.
4. Phiên họp thứ nhất của Hội nghị sẽ được ban thư ký tạm thời triệu tập sau một năm Công ước có hiệu lực, sau đó cứ mỗi năm lại họp một lần .
5. Phiên họp đột xuất của Hội nghị sẽ do hội nghị quyết định theo yêu cầu của bất kỳ bên nào.Văn bản triệu tập sẽ được ban thư ký gửi cho các bên trong vòng ba tháng nếu nhận được sự ủng hộ từ ít nhất là một phần ba số nước thành viên thì sẽ triệu tập hội nghị đột xuất.
6. Tại phiên họp thường kỳ Hội nghị sẽ bầu ra một ban điều hành. Tổ chức và chức năng,nhiệm vụ của ban này sẽ được qui định cụ thể. Đại diện của Ban sẽ lấy đồng đều từ các Châu lục, ưu tiên Châu Phi.
7. Các cơ quan chuyên môn của liên Hiệp Quốc có thể dự họp là quan sát viên .Các nước ,các tổ chức quốc tế khác nếu thấy quan tâm có thể được ban thư ký thường trực mời làm quan sát viên.
8. Hội nghị có thể yêu cầu các tổ chức quốc tế hoặc quốc gia có năng lực đóng góp chuyên gia và thông tin tại các điều 16, 17 và 18.
1. Sẽ thành lập ban thư ký thường trực.
2. Nhiệm vụ của Ban là:
a) Chuẩn bị các phiên họp của Hội nghị các nước tham gia Công ước
b) Biên soạn và trình báo cáo
c) Giúp các nước đang phát triển biên soạn và cung cấp thông tin
d) Phối hợp hoạt động với các tổ chức quốc tế và các công ước khác
e) Theo chỉ đạo của Hội nghị tổ chức ký kết các hợp đồng để thực hiện Công ước
f) Viết báo cáo và trình cho Hội nghị
g) Làm nhiệm vụ khác nếu Hội nghị yêu cầu
Phiên họp đầu tiên của Hội nghị sẽ bổ nhiệm Ban thư ký thường trực và chức năng nhiệm vụ.
1. Uỷ ban khoa học kỹ thuật sẽ được thành lập để cung cấp thông tin về khoa học kỹ thuật chống sa mạc hoá và hạn hán. Uỷ ban sẽ giúp các phiên họp của hội nghị và mời tất cả các bên tham gia Công ước tham gia. Uỷ ban sẽ bao gồm đại diện của các nước. Phiên họp đầu tiên của Hội nghị sẽ quyết định nhiệm vụ của Ban.
2. Hội nghị sẽ duy trì mối liên hệ với các chuyên gia do các nước cử ra. Đây là diễn đàn để đáp ứng các nhu cầu của các nước.
3. Hội nghị sẽ chỉ định các uỷ ban đặc biệt nếu thấy cần thiết để giúp uỷ ban cung cấp các thông tin và tư vấn các lĩnh vực cụ thể về sa mạc hoá. Hội nghị sẽ quyết định tôn chỉ của các ban này.
1. Theo chỉ đạo của Hội nghị Uỷ ban khoa học kỹ thuật sẽ tiến hành xem xét và đánh giá mạng lưới các tổ chức và cơ quan hiện có để kết nạp vào mạng lưới giúp thực hiện Công ước.
2. Trên cơ sở điều tra đánh giá ở trên , Uỷ ban sẽ đề xuất với Hội nghị các biện pháp nhằm tăng cường mạng lưới tổ chức ở các quốc gia để bảo đảm thực hiện được các yêu cầu của Điều 16 và 19.
3. Sau khi xem xét các khuyến nghị, Hội nghị sẽ :
a) xác định các tổ chúc và cơ quan thích hợp nhất của các quốc gia, vùng và tiểu vùng để đưa vào mạng lưới và đề xuất nguyên tắc hoạt động.
b) xác định các đơn vị thích hợp nhất để tăng cường mạng lưới ơ các cơ sở.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực