Nội dung chính Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (chính xác nhất) - Ngữ văn 9 Cánh diều

Với Nội dung chính Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Ngữ văn lớp 9 chính xác nhất sách Cánh diều giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ từ đó học tốt môn Ngữ văn 9.

1 337 05/06/2024


Nội dung chính Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Ngữ văn 9 Cánh diều

Nội dung chính Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Đoạn trích miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

Bố cục Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

- Phần 1 (16 câu đầu): Nỗi cô đơn của người chinh phụ.

- Phần 2 (còn lại): Nỗi thương nhớ chồng nơi xa.

Bố cục Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Cánh diều) chính xác nhất (ảnh 1)

Đọc tác phẩm Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin,

Trong rèm dường đã có đèn biết chăng ?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết?

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương!

Gà eo óc gáy sương năm trống,

Hòe phất phơ rũ bóng bốn bên.

Khắc giờ đằng đẵng như niên,

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

Hương gượng đốt hồn đà mê mải,

Gương gượng soi lệ lại châu chan.

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,

Dày uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.

Lòng này gửi gió đông có tiện ?

Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.

Non Yên dù chẳng tới miền,

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.

Cảnh buồn người thiết tha lòng,

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.

Bố cục Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Cánh diều) chính xác nhất (ảnh 1)

Ý nghĩa nhan đề Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Hoàn cảnh lẻ loi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến.

Hoàn cảnh sáng tác Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Đầu đời Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long. Triều đình phải cất quân đánh giặc. Trai tráng phải đi ra trận. Cảm động trước nỗi khổ đau mất mát của con người, nhất là với người vợ lính, Đặng Trần Côn đã viết “Chinh phụ ngâm”.

Giá trị nội dung Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

- Bằng sự đồng cảm và chia sẻ nỗi niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ, tác giả khẳng định được giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc của khúc ngâm.

- Đồng thời gián tiếp phê phán chiến tranh phong kiến chia rẽ tình cảm gia đình, gây nên bao tấn bi kịch tinh thần cho con người.

Giá trị nghệ thuật Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

- Miêu tả tâm lí nhân vật: tả cảnh ngụ tình, độc thoại nội tâm…

- Các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, so sánh, từ láy, câu hỏi tu từ…

1 337 05/06/2024