Nội dung chính Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) (chính xác nhất) - Ngữ văn 12 Kết nối tri thức

Với Nội dung chính Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) Ngữ văn lớp 12 chính xác nhất sách Kết nối tri thức giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) từ đó học tốt môn Ngữ văn 12.

1 28 09/01/2025


Nội dung chính Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) - Ngữ văn 12 Kết nối tri thức

Nội dung chính Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng)

Bài thơ “Rằm tháng giêng” Bác đã vẽ ra bức tranh ngày xuân tuyệt đẹp và có nhiều điều trăn trở về vận mệnh ẩn sâu trong từng câu thơ. Bài thơ Rằm tháng giêng cũng cho thấy được phong thái ung dung, tinh thần lạc quan trong mọi hoàn cảnh của Bác.

Bố cục Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng)

Nội dung chính Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) (chính xác nhất) - Ngữ văn 12 Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Phần 1 (2 câu đầu): Khung cảnh trăng rằm tháng giêng trên sông Việt Bắc

- Phần 2 (2 câu cuối): Hình ảnh con người hiện lên dưới ánh trăng đêm rằm.

Đọc tác phẩm Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng)

Phiên âm

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Dịch nghĩa

Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất,
Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân;
Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân,
Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền.

Dịch thơ

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân;
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

(Xuân Thủy dịch)

Hoàn cảnh sáng tác Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng)

- Tác phẩm được sáng tác năm 1948, trong hoàn cảnh gian khổ, khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại chiến khu Việt Bắc.

Giá trị nội dung Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng)

Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ.

Giá trị nghệ thuật Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng)

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Sử dụng điệp từ

- Hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà vẫn bình dị, tự nhiên.

1 28 09/01/2025


Xem thêm các chương trình khác: