Những biểu hiện của tật cận thị

Với giải Lí thuyết trang 134-135-136 VBT Vật lí 9 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Vật lí 9. Mời các bạn đón xem:

1 506 24/05/2022


Giải VBT Lí 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão

Lí thuyết trang 134-135-136 VBT Vật lí 9

I - MẮT CẬN

1. Những biểu hiện của tật cận thị

C1. Những biểu hiện của tật cận thị:

- Khi đọc sách, phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.

- Ngồi dưới lớp, nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.

 Ngồi trong lớp, nhìn không rõ các vật ở ngoài sân trường.

C2. Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa mắt.

Điểm cực viễn CV của mắt cận ở gần mắt hơn bình thường.

2. Cách khắc phục tật cận thị

C3. Cách nhận biết đó là một thấu kính phân kì: Nếu kính đó cho ảnh ảo nhỏ hơn vật thì đó là thấu kính phân kì.

C4. Giải thích tác dụng của kính cận.

Vẽ ảnh của vật AB qua kính cận (hình 49.1):

Tài liệu VietJack

+ Khi không đeo kính, mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa mắt. Điểm cực viễn Cv của mắt cận ở gần mắt hơn bình thường.

+ Khi đeo kính, muốn nhìn rõ ảnh của AB thì người cận phải đeo kính có tiêu cự thỏa mãn điều kiện tiêu điểm F của kính trùng với điểm cực viễn của mắt: F ≡ CV

Kết luận: Kính cận là loại thấu kính phân kì. Người cận thị phải đeo kính để có thể nhìn rõ các vật ở xa mắt. Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn CV của mắt

II - MẮT LÃO

1. Những đặc điểm của mắt lão

Mắt lão là mắt của người già. Khả năng điều tiết của mắt lão kém hẳn đi.

Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa, nhưng không nhìn rõ các vật ở gần.

Điểm cực cận của mắt lão xa mắt hơn xo với mắt bình thường

2. Cách khắc phục tật mắt lão

C5. Cách nhận biết kính lão là thấu kính hội tụ: Nếu kính đó cho ảnh ảo lớn hơn vật thì đó là thấu kính hội tụ.

C6. Giải thích tác dụng của kính lão:

Vẽ ảnh của vật AB qua kính lão vào hình 49.2.

Tài liệu VietJack

+ Khi không đeo kính, mắt lão không nhìn rõ được những vật ở gần mắt nhưng nhìn được những vật ở xa mắt.

+ Khi đeo kính, muốn nhìn rõ ảnh của vật AB thì ảnh này phải hiện lên trong khoảng thấy rõ CCCV của mắt người đó. Khi đó mắt sẽ nhìn ảnh A’B này qua thể thủy tinh của mắt cho ảnh A”B” trên màng lưới.

Yêu cầu này được đáp ứng nếu dùng thấu kính hội tụ phù hợp

Vậy, kính lão là thấu kính phân kì. Mắt lão phải đeo kính để có thể nhìn rõ các vật ở gần mắt như bình thường.

III - VẬN DỤNG

C7. Kết quả tìm hiểu:

- Kính của một bạn bị cận là thấu kính phân kì.

- Kính của một cụ già là thấu kính hội tụ

C8. Kết quả đo áng chừng:

- Khoảng cực cận của mắt em: 25cm

- Khoảng cực cận của một bạn bị cận thị (không đeo kính): 10cm.

- Khoảng cực cận của một cụ già (không đeo kính): 120cm.

Như vậy: Khoảng cực cận của mắt một bạn bị cận thì nhỏ nhất, rồi đến khoảng cực cận của mắt em và lớn nhất là khoảng cực cận của mắt một người già. Tức là: (OCC)mắt cận < (OCC)mắt thường < (OCC)mắt lão

Xem thêm lời giải vở bài tập Vật lí lớp 9 hay, chi tiết khác:

Câu 49.1 trang 137 VBT Vật Lí 9: Thấu kính có thể làm kính cận là thấu kính phân kì...

Câu 49.2 trang 137 VBT Vật Lí 9: a -3;  b -4; c -2...

Câu 49.3 trang 137 VBT Vật Lí 9: Khi không đeo kính thì: Người đó nhìn rõ được vật...

Câu 49.4 trang 137 VBT Vật Lí 9: Giả sử OA = d = 25cm; OF = f = 50cm; OI = AB...

Câu 49a trang 137 VBT Vật Lí 9: Ông A chỉ nhìn rõ những vật ở gần mà không nhìn rõ những vật ở xa...

Câu 49b trang 137 VBT Vật Lí 9: Nhìn mắt của một người đeo kính qua chính kính của người ấy thì thấy...

1 506 24/05/2022


Xem thêm các chương trình khác: