Một bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở R1 = 7,5Ω và

Với giải bài C2 trang 32 sgk Vật lí lớp 9 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Vật lí 9. Mời các bạn đón xem:

1 1,008 02/12/2021


Giải Vật Lí 9 Bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn

Video Giải Bài 2 (trang 32 SGK Vật Lí 9)

Bài 2 (trang 32 SGK Vật Lí 9): Một bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở R1 = 7,5Ω và cường độ dòng điện chạy qua đèn khi đó là I = 0,6 A. Bóng đèn này được mắc nối tiếp với một biến trở và chúng được mắc vào hiệu điện thế U = 12V như sơ đồ hình 11.1

Một bóng đèn khi sáng bình thường có điện trở R1 = 7,5Ω và (ảnh 1)

a) Phải điều chỉnh biến trở có trị số điện trở R2 là bao nhiêu để bóng đèn sáng bình thường?

b) Biến trở này có điện trở lớn nhất là Rb = 30Ω với cuộn dây dẫn được làm bằng hợp kim nikelin có tiết diện S = 1mm2. Tính chiều dài l của dây dẫn dùng làm biến trở này.

Tóm tắt:

RĐ = R1 = 7,5Ω và IĐ định mức = I = 0,6A

Rđ nt Rb; U = 12V

a) Để đèn sáng bình thường, R= R2 = ?

b) Rb max = 30Ω, dây nikelin ρ = 0,4.10-6Ω.m, S = 1mm2 = 1.10-6m2, l = ?

Lời giải:

Cấu tạo mạch: Rđ nt Rb

a. Cách giải 1: Để bóng đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện qua mạch phải đúng bằng cường độ dòng điện định mức của đèn là 0,6 A. Khi ấy điện trở tương đương của mạch là:

R=UI=120,6=20Ω

Ta có Rđ nt Rb  => R = R1 + R2

ð R2 = R - R1 = 20 - 7,5 = 12,5Ω

Cách giải 2

Vì Rđ nt Rb nên để đèn sáng bình thường thì:

+ Ib = IĐ = IĐđm = 0,6A

+ UĐ = UĐđm = IĐđm . R1 = 0,6 . 7,5 = 4,5V

Mặt khác UĐ + Ub = U = 12V

=> Ub = 12 – UĐ = 12 – 4,5 = 7,5V

Giá trị của biến trở khi này là:

Rb=UbIb=7,50,6=12,5Ω

b) Từ công thức:  

R=ρlSl=R.Sρ=1.106.300,4.106=75m

Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 9 hay, chi tiết khác:

Bài 1 (trang 32 SGK Vật Lí 9): Một dây dẫn bằng nicrom dài 30m, tiết diện 0,3mm2 được mắc...

Bài 3 (trang 33 SGK Vật Lí 9): Một bóng đèn có điện trở R1 = 600Ω được mắc song song ...

1 1,008 02/12/2021


Xem thêm các chương trình khác: