Một bóng đèn dây tóc giá 3500 đồng có công suất 75W

Với giải bài C12 trang 53 sgk Vật lí lớp 9 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Vật lí 9. Mời các bạn đón xem:

1 587 lượt xem


Giải Vật Lí 9 Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện

Video Giải Bài C12 (trang 53 SGK Vật Lí 9)

Bài C12 (trang 53 SGK Vật Lí 9): Một bóng đèn dây tóc giá 3500 đồng có công suất 75W, thời gian thắp sáng tối đa 1000 giờ. Một bóng đèn compăc (hình 19.3) giá 60000 đồng, công suất 15W, có độ sáng bằng bóng đèn dây tóc nói trên, thời gian thắp sáng tối đa là 8000 giờ.

- Tính điện năng tiêu thụ của mỗi loại bóng đèn trên trong thời gian 8000 giờ

- Tính toàn bộ chi phí (tiền mua bóng đèn và tiền điện phải trả) cho việc sử dụng mỗi bóng đèn trên trong 8000 giờ, nếu giá 1 kW.h là 700 đồng

- Sử dụng loại bóng đèn nào có lợi hơn? Vì sao?

Một bóng đèn dây tóc giá 3500 đồng có công suất 75W (ảnh 1)

Tóm tắt:

Bóng đèn dây tóc: P  1 = 75W = 0,075kW, giá tiền T01 = 3500 đồng, tmax1 = 1000h

Đèn compăc: P  2 = 15W = 0,015kW, giá T02 = 60000 đồng, tmax2 = 8000h

+ t = 8000h; A1 = ?, A2 = ?

+ 700 đồng/1kW.h; T1 = ?; T2 = ?

+ Bóng nào có lợi? Giải thích?

Lời giải:

- Điện năng sử dụng của mỗi loại bóng đèn trên trong 8 000 giờ là:

+ Bóng đèn dây tóc:

A1 = P  1 .t = 0,075kW.8000h

= 600 kW.h = 2160.106 J.

+ Bóng đèn compăc:

A2 = P  2 .t = 0,015kW.8000h

= 120 kW.h = 432.106 J.

- Toàn bộ chi phí (tiền mua bóng điện và tiền điện phải trả) cho việc sử dụng mỗi loại bóng đèn này trong 8 000 giờ là:

   + Bóng đèn dây tóc: Vì mỗi bóng đèn dây tóc có thời gian thắp sáng tối đa là 1000 giờ nên phải cần 8 bóng đèn dây tóc. Vì thế cần số tiền:

T1 = 8.3500 + 600.700 = 448 000 đồng

  + Bóng đèn compăc: Vì mỗi bóng đèn compăc có thời gian thắp sáng tối đa là 8000 giờ nên ta chỉ cần 1 bóng đèn compăc. Vì thế cần số tiền:

T2 = 1.60000 + 120.700 = 144 000 đồng

- Sử dụng loại bóng đèn compăc có lợi hơn. Vì:

   + Giảm chi tiêu cho gia đình: bớt được 448000 – 144000 = 304000 đồng tiền chi phí cho 8 000 giờ sử dụng.

   + Sử dụng công suất nhỏ hơn, dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất.

   + Góp phần giảm bớt sự cố do quá tải về điện, nhất là vào giờ cao điểm

Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 9 hay, chi tiết khác:

Bài C1 (trang 51 SGK Vật Lí 9): Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế...

Bài C2 (trang 51 SGK Vật Lí 9): Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc như thế nào...

Bài C3 (trang 51 SGK Vật Lí 9): Cần mắc thiết bị gì cho mỗi dụng cụ điện để ngắt mạch...

Bài C4 (trang 51 SGK Vật Lí 9): Khi tiếp xúc với mạng điện gia đình thì cần lưu ý gì...

Bài C5 (trang 51 SGK Vật Lí 9): Bóng đèn treo bị đứt dây tóc, cần phải thay bóng đèn khác...

Bài C6 (trang 51 SGK Vật Lí 9): Nối đất cho vỏ kim loại của các dụng cụ điện là một biện pháp...

Bài C7 (trang 52 SGK Vật Lí 9): Hãy thử tìm thêm những lợi ích khác của việc sử dụng tiết kiệm...

Bài C8 (trang 52 SGK Vật Lí 9): Hãy viết công thức tính điện năng sử dụng...

Bài C9 (trang 52 SGK Vật Lí 9): Từ đó hãy cho biết, để sử dụng tiết kiệm điện năng...

Bài C10 (trang 52 SGK Vật Lí 9): Một bạn hay quên tắt điện khi rời khỏi nhà...

Bài C11 (trang 53 SGK Vật Lí 9): Trong gia đình, các thiết bị nung nóng bằng điện sử dụng...

 

1 587 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: