Miền châu thổ Sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ (Lê Anh Tuấn)- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8 - Kết nối tri thức

Tóm tắt kiến thức trọng tâm tác phẩm Miền châu thổ Sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ Ngữ văn lớp 8 sách Kết nối tri thức đầy đủ bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, ... giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

1 795 04/11/2023


Tác giả tác phẩm: Miền châu thổ Sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ - Ngữ văn 8

I. Tác giả Lê Anh Tuấn

- Là chuyên gia nghiên cứu về môi trường và tài nguyên thiên nhiên, về biến đổi khí hậu, thành viên Ban cố vấn mạng lưới sông ngòi Việt Nam và Mạng lưới đồng bằng sông Mê Không vì bảo vệ môi trường và thích nghi với biến đổi khí hậu

- Xuất bản hơn 50 bài báo, tài liệu hội thảo, sách, ...

II. Tìm hiểu tác phẩm Miền châu thổ Sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ

Miền châu thổ Sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ – sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng - Tác giả tác phẩm (mới 2023) | Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức

1. Thể loại

Văn bản thuộc thể loại văn bản thông tin

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Trích tạp chí Kinh tế Sài Gòn online, ngày 06/02/2022

3. Tóm tắt

Những ý chính của văn bản:

- Đồng bằng sông Cửu Long không thể "sống" thiếu lũ, điều mà người nông dân ở đây đã nhận ra từ hàng trăm năm nay và đặt cho mùa đặc biệt này cái tên "mùa nước nổi"

- Qúa trình kiến tạo đồng bằng

- Những điểm đặc biệt trong sự hình thành vùng châu thổ sông Cửu Long

- Sự trù phú của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

- Những kết nối quan trọng cho hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long

4. Phương thức biểu đạt

Văn bản có phương thức biểu đạt là thuyết minh

5. Bố cục

5 phần

- Phần 1 (từ đầu đến "chào đón" lũ"): Sự cần thiết của lũ với đồng bằng sông Cửu Long

- Phần 2 (tiếp đến "Tổ quốc"): quá trình kiến tạo đồng bằng và Điểm đặc biệt trpng sự hình thành vùng châu thổ sông Cửu Long

- Phần 3 (tiếp đến "đất trũng lung bàu"): Sự trù phú của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

- Phần 4 (tiếp đến "khó khăn"): Những kết nối quan trọng cho hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long

- Phần 5 (còn lại): Tác dụng của mùa nước nổi

6. Giá trị nội dung

Cuộc sống của bà con vùng châu thổ sông Cửu Long, ưu điểm và nhược điểm của lũ khi tới đồng bằng sông Cửu Long

7. Giá trị nghệ thuật

Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Miền châu thổ Sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ

1. Thông tin chính và cách trình bày thông tin

a. Thông tin chính

- Những phần/câu văn trong văn bản giúp em nắm được thông tin chính của văn bản: “Cuối mùa lũ cũng là lúc vụ mùa thu hoạch cuối năm, lúc đó những đàn chim én tụ về, bay lượn kiếm ăn trên những cánh rừng, theo các hàng cây cối vườn tược xanh tươi ở vùng đất ngập nước và những khu đất trũng lung bàu”, đoạn cuối văn bản “Mùa nước nổi xưa kia hay mùa lũ theo cách hiện nay, không là mối lo ngại cho nông dân vùng châu thổ sông Cửu Long, một mùa nước lũ lớn, như một niềm tin tâm linh, sẽ đem lại sự giàu có, sung túc cho vùng đất…”,

-> Thông tin chính của văn bản: Ở vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, lũ đem đến những nguồn lợi to lớn, vì vậy, chào đón lũ là một cách ứng xử tự nhiên và khôn ngoan của con người sống nơi đây

b. Cách trình bày thông tin

Trong văn bản, thông tin được chủ yếu trình bày theo quan hệ nhân quả và mức độ quan trọng của đối tượng, ngoài ra còn kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ (tranh ảnh)

2. Đặt vấn đề

Phần sa-pô báo hiệu chủ đề và nội dung sẽ được triển khai trong văn bản đó là người dân vùng Cửu Long không thể sống thiếu lũ “Khi “lũ” không về hoặc về ít đi trong nhiều năm liền, các nhà quản lí mới nhận ra Đồng bằng sông Cửu Long không thể sống thiếu “lũ”, điều mà người dân ở đây đã nhận ra từ hàng trăm năm nay và đặt cho mùa này với cái tên “mùa nước nổi”.

3. Thuyết minh, lí giải cụ thể về từng khía cạnh của vấn đề

- Những đặc điểm trong sự hình thành vùng châu thổ sông Cửu Long:

+ Vùng Châu thổ sông Cửu Long cũng không ngoài quy luật đó và càng đặc biệt hơn với vùng địa mạo có tuổi địa chất trẻ, nằm tận cùng của một lưu vực sông rộng nhất Đông Nam Á, chảy qua nhiều vùng địa chất khác nhau đổ dài từ các rặng của dãy núi Himalaya cao nhất thế giới, băng qua vùng cao nguyên Tây Tạng.

+ Bổ sung nước từ hai phía tả ngạn và hữu ngạn của các khu rừng mưa nhiệt đới rậm rạp hình thành ở các vùng đồi núi dãy Trường Sơn, nối tiếp với cao nguyên trung phần Việt Nam hùng vĩ và tiếp tục xuôi về phía đồng bằng của đất nước Chùa Tháp, kết nối với Biển Hồ bao la và cuối cùng đổ về vùng châu thổ sông Cửu Long thấp và phẳng của Việt Nam.

- Vùng châu thổ sông Cửu Long:

+ Nghèo nàn về vật chất xây dựng và khoáng sản kim loại

+ Cát xây dựng và san lấp cũng khá ít ỏi so với nhau cầu

+ Thổ nhưỡng và sinh thất vùng châu thổ có nhiều lớp đất mặt giàu dinh dưỡng với thành phần chính là đất sét và đất thịt, có thêm nguồn nước dồ dào giúp cho việc sản xuất nông nghiệp và thủy sản phát triển mạnh với năng suất sinh hoạt vô cùng lớn.

- Thông tin tác giả chính mà tác giả muốn truyền tải qua văn bản này là nói về ưu điểm và nhược điểm của lũ khi tới đồng bằng sông Cửu Long.

→ Các thông tin trong văn bản có quan hệ chặt chẽ với nhau để nêu lên những ưu điểm và quá trình phát triển của của vùng châu thổ Cửu Long.

- Trong văn bản, hiện tượng lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long đã được soi chiếu từ những góc nhìn: đất, phù sa màu mỡ, tài nguyên, thức ăn,....

- Sự phối hợp các góc nhìn như vậy có ý nghĩa vô cùng quan trọng và đồng thời thấy được lũ mang tới nhiều lợi ích hơn là bất lợi cho người dân nơi đây, ngoài ra mang tới những tài nguyên mới và quá trình tái tạo đất.

- Tác giả hầu như không nói đến tác hại của lũ, dù không quên nhắc đến một số “trận lũ lớn lịch sử” vì văn bản này đang tập trung nói về những ưu điểm, nhược điểm của lũ và dẫn đến chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ.

4. Kết luận

Những nhận định của tác giả về lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long không thể được áp dụng để nói về lũ ở mọi lưu vực sông khác vì mỗi nới đều có những ưu nhược điểm, đặc biệt về địa hình và môi trường sống của các loài sinh, động vật, ngoài ra còn thời tiết, người dân, môi trường nên không thể áp dụng.

Xem thêm tác giả tác phẩm Ngữ văn 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Nắng mới – sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng

Tác giả tác phẩm: Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta

Tác giả tác phẩm: Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn

Tác giả tác phẩm: Dấu chân sinh thái của mỗi người và thông điệp từ trái đất

Tác giả tác phẩm: Lời giới thiệu cuốn sách Nhóc Ni-cô-la: những chuyện chưa kể

1 795 04/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: