Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 25 (có đáp án): Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện
Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 25: (có đáp án) Sự nhiễm từ của sắt, thép - Nam châm điện (Phần 2)
-
424 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
11 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
20/07/2024Khi đặt sắt, thép, niken, côban hay các vật liệu từ khác đặt trong từ trường thì:
Đáp án: B
Sắt, thép, niken, côban và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường, đều bị nhiễm từ.
Câu 2:
16/07/2024Có hiện tượng gì xảy ra với một thanh thép khi đặt nó vào trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?
Đáp án: D
Khi đặt trong từ trường thì lõi sắt, thép bị nhiễm từ và trở thành một nam châm nữa.
Câu 3:
22/07/2024Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu?
Đáp án: A
Ta có, sau khi bị nhiễm từ thì sắt non không giữ được từ tính lâu dài còn thép thì giữ được từ tính lâu dài.
=> Trường hợp vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu: Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa
Câu 4:
23/07/2024Các nam châm điện được mô tả như hình sau:
Hãy cho biết nam châm nào mạnh hơn:
Đáp án: D
Nam châm nào có dòng điện càng lớn và số vòng dây càng nhiều thì nam châm đó càng mạnh
Từ hình ta thấy, nam châm e mạnh nhất
Câu 5:
23/07/2024Nam châm điện có cấu tạo gồm:
Đáp án: B
Cấu tạo của nam châm điện gồm: Cuộn dây dẫn, lõi sắt non
Câu 6:
18/07/2024Chọn phương án đúng.
Đáp án: C
A - sai vì : Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây thì lực từ của nam châm điện tăng
B - sai vì: Tăng số vòng dây của cuộn dây thì lực từ của nam châm điện tăng
C - đúng
D - sai vì: Sau bị đã bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài
Câu 7:
31/10/2024Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non?
Đáp án đúng là : B
- Lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà làm bằng sắt non vì:
+ Khi ngắt điện qua ống dây, lõi thép vẫn có từ tính => vẫn hút được sắt thép
+ Khi đó nam châm trở thành nam châm vĩnh cửu và không đáp ứng được yêu cầu của nam châm điện
→ B đúng.A,C,D sai
* Sự nhiễm từ của sắt, thép
1. Thí nghiệm
Bố trí 2 thí nghiệm như hình vẽ
2. Kết luận
- Sắt, thép, niken, cooban và các vật liệu khác đặt trong từ trường, đều bị nhiễm từ.
- Lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây có dòng điện.
- Sau khi đã bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài.
II. Nam châm điện
- Người ta ứng dụng đặc tính về sự nhiễm từ của sắt để làm nam châm điện. Nam châm điện có cấu tạo gồm một ống dây dẫn trong có lõi sắt non.
- Có thể làm tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật bằng cách:
+ tăng cường độ dòng điện qua ống dây.
+ tăng số vòng của ống dây.
+ chọn lõi sắt có hình dạng thích hợp, tăng khối lượng của nam châm.
- Ưu điểm so với nam châm vĩnh cửu:
+ thay đổi được độ mạnh yếu của nam châm.
+ có thể có từ trường mạnh hơn nam châm vĩnh cửu.
+ có thể mất hoàn toàn từ tính.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Vật lí 9 Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép – nam châm điện
Mục lục Giải SBT Vật lí 9 Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép. Nam châm điện
Câu 8:
22/07/2024Cách nào để làm tăng lực từ của nam châm điện?
Đáp án: B
Để làm tăng lực từ của nam châm điện => dùng dây dẫn nhỏ cuốn nhiều vòng
Câu 9:
23/07/2024Khi đặt một thanh sắt non vào trong một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua thì thanh sắt trở thành một nam châm. Hướng Băc Nam của nam châm mới được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì:
Đáp án: C
Hướng Bắc Nam của nam châm mơi được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì cùng hướng
Câu 10:
22/07/2024Nam châm điện gồm một cuộn dây dẫn quấn xung quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua.
Nếu ngắt dòng điện:
Đáp án: D
Ta có, sau khi đã bị nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài
Dẫn đến:
+ Khi có dòng điện chạy trong ống dây, trong lõi sắt non có từ tính tạo ra từ trường mạnh, có thể hút được sắt, thép, ...
+ Khi không có dòng điện chạy trong ống dây, trong lõi sắt non không có từ tính và không thể hút được sắt, thép,...
Câu 11:
23/07/2024Một số kẹp giấy bằng sắt bị hút vào các cực của thanh nam châm như hình sau:
Các kẹp sắt này có trở thành nam châm không?
Đáp án: C
Có thể khẳng định các kẹp sắt này đã trở thành nam châm.
Vì các kẹp sắt gắn vào nam châm lại có thể hút được các kẹp khác thành một chuỗi các kẹp.