Trắc nghiệm Văn 11 Cánh diều Tác phẩm Trao duyên
Trắc nghiệm Văn 11 Cánh diều Tác phẩm Trao duyên
-
461 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
19/07/2024Vị trí đoạn trích Trao duyên là:
Đoạn trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều, là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2:
18/07/2024Tác phẩm Trao duyên thuộc thể loại nào?
Tác phẩm Trao duyên thuộc thể loại truyện thơ Nôm
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3:
22/07/2024Đoạn trích thuộc phần nào trong tác phẩm Truyện Kiều?
Đoạn trích thuộc phần 2 - Gia biến và lưu lạc (từ câu 723 đến câu 756).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4:
18/07/2024Nội dung của 12 câu đầu là gì?
12 câu đầu: Lời nhờ cậy và thuyết phục trao duyên cho Thúy Vân của Thúy Kiều.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5:
23/07/2024Thúy Kiều dùng những từ như “cậy”, “thưa” cùng hành động “lạy” là muốn thể hiện điều gì?
Lời nhờ cậy chứng tỏ:
+ Việc Kiều nhờ em rất thiêng liêng.
+ Kiều đặt Vân vào hoàn cảnh không thể từ chối.
+ Kiều đang trong một hoàn cảnh đặc biệt khác thường, nài ép Vân phải nhận.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6:
22/07/2024Khi kể về mối tình với chàng Kim, Thúy Kiều đã nhắc đến điển tích điển cổ, thành ngữ nào?
- 4 câu thơ tiếp: Kể về mối tình với chàng Kim
+ “đứt gánh tương tự: mối tình dở dang, đứt quãng.
+ “mối tơ thừa”: mối tình duyên Kim - Kiều; “chắp mối”: Thúy Vân là người nhận lại mối tình dang dở.
+ “Quạt ước, chén thề”: Là một điển tích gợi hình ảnh hai người tặng nhau quạt để tỏ ý trăm năm, uống rượu cùng nhau để thề nguyền chung thủy.
→ Bằng những thành ngữ, những điển tích, những ngôn ngữ giàu hình ảnh, điệp từ “khi” đã vẽ nên một mối tình nồng thắm nhưng mong manh, dang dở và đầy bất hạnh của Kim - Kiều.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7:
19/07/2024Kiều đã nêu ra những lý do gì để trao duyên cho em?
- 6 câu thơ sau: Những lí do khiến Kiều trao duyên cho em
+ Gia đình gặp biến cố lớn “sóng gió bất kì".
→ Kiều buộc phải chọn 1 trong 2 con đường là “hiếu” và “tình”. Cuối cùng, nàng đành chọn hi sinh tình → Kiều đã gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để Vân thấu hiểu.
+ “Ngày xuân em hãy còn dài” → Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước.
+ “Xót tình máu mủ thay lời nước non"
→ Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt.
+ Thành ngữ “Thịt nát xương mòn” và “ngậm cười chín suối”: Kiều tưởng tượng đến cái chết của mình → gợi sự thương cảm ở Thủy Vân.
→ Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình.
→ Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, khéo léo, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8:
18/07/2024Khi trao kỉ vật cho Vân, tâm trạng Kiều có sự mâu thuẫn giữa:
- Trao kỉ vật: “Chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền" + Những kỉ vật thiêng liêng của Kiều với Kim Trọng.
- Lời dặn dò 1: “Duyên này thì giữ” >< “vật này của chung”:
+ “Duyên này”: tình riêng của Kiều với Kim Trọng.
+ “Của chung” → của Kim, Kiều → nay còn là của Vân.
→ Tâm trạng Kiều đầy mâu thuẫn: lí trí >< tình cảm, hành động >< lời nói.
Đáp án cần chọn là: D
>>>Câu 9:
19/07/2024Hình ảnh: “lò hương”, “ngọn cỏ lá cây”, “hiu hiu gió”, “hồn”, “thân bồ liễu”,... gợi đến điều gì?
Hình ảnh: “lò hương”, “ngọn cỏ lá cây”, “hiu hiu gió”, “hồn”, “thân bồ liễu”, “đền nghì trúc mai”, “dạ đài”, “giọt nước”, “người thác oan”... → nhắc nhiều đến cái chết.
→ Kiều coi mình như đã chết. Kiều vẫn đang nuối tiếc, xót xa những kỉ niệm hạnh phúc, vẫn hi vọng mong manh về sự sum họp.
→ Tình cảm của Kiều dành cho Kim Trọng rất sâu sắc và mãnh liệt.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10:
18/07/2024Tình cảnh hiện tại của Thúy Kiều được diễn tả qua hình ảnh nào?
- Hiện tại: "trâm gãy gương tan", "tơ duyên ngắn ngủi", "phận bạc như vôi", "nước chảy hoa trôi": đau xót, tan vỡ, cay đắng.
- Quá khứ: "muôn vàn ái ân": hạnh phúc, tươi đẹp.
→ Hình dung về quá khứ tươi đẹp, Kiều càng đau đớn, tuyệt vọng
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11:
18/07/2024Đoạn Trao duyên là lời của Thuý Kiều nói với những ai?
- Kiều đối thoại với Vân, với chính mình và với Kim Trọng.
+ Với Vân: Kiều biết ơn chân thành, yên tâm, thanh thản vì mâu thuẫn được giải quyết tạm thời.
+ Với chính mình: tâm trạng giằng xé đầy mâu thuẫn, đau đớn tột cùng.
+ Với Kim Trọng: Khát vọng tình yêu mãnh liệt với hiện thực phũ phàng, Kiều ngất đi trong hình bóng Kim Trọng Ôi Kim Lang..., Kiều tự trách than và đau đớn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12:
18/07/2024Giá trị nội dung của đoạn trích Trao duyên là gì?
* Giá trị nội dung:
- Tiếng khóc cho số phận con người: khóc cho tình yêu trong sáng, khóc cho nhân phẩm bị chà đạp...
- Lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép: Tố cáo thế lực đen tối của xã hội phong kiến, kẻ chà đạp lên quyền sống của con người.
- Bài ca tình yêu tự do và ước mơ công lý.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 13:
22/07/2024Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích Trao duyên là gì?
* Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
- Nghệ thuật kể chuyện.
- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.
Đáp án cần chọn là: D
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Văn 11 Cánh diều Tác phẩm Trao duyên (460 lượt thi)
- Trắc nghiệm Văn 11 Cánh diều Tác phẩm Độc tiểu thanh kí (155 lượt thi)
- Trắc nghiệm Văn 11 Cánh diều Tác phẩm Anh hùng tiếng đã gọi rằng (360 lượt thi)
- Trắc nghiệm Văn 11 Cánh diều Tác giả Nguyễn Du (222 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Văn 11 Cánh diều Tác phẩm Tấm lòng người mẹ (809 lượt thi)
- Trắc nghiệm Văn 11 Cánh diều Tác phẩm Sông Đáy (646 lượt thi)
- Trắc nghiệm Văn 11 Cánh diều Tác phẩm Đây mùa thu tới (590 lượt thi)
- Trắc nghiệm Văn 11 Cánh diều Tác phẩm Tình ca ban mai (540 lượt thi)
- Trắc nghiệm Văn 11 Cánh diều Tác phẩm Nỗi niềm tương tư (426 lượt thi)
- Trắc nghiệm Văn 11 Cánh diều Tác giả Nguyễn Quang Thiều (357 lượt thi)
- Trắc nghiệm Văn 11 Cánh diều Tác giả Xuân Diệu (341 lượt thi)
- Trắc nghiệm Văn 11 Cánh diều Tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ (336 lượt thi)
- Trắc nghiệm Văn 11 Cánh diều Phân tích Chí Phèo (315 lượt thi)
- Trắc nghiệm Văn 11 Cánh diều Tác giả Chế Lan Viên (289 lượt thi)