Trắc nghiệm Toán 10 Bài 2. Tập hợp có đáp án
Trắc nghiệm Toán 10 Bài 2. Tập hợp có đáp án
-
226 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
21/07/2024Để chỉ phần tử a thuộc tập số A, ta kí hiệu như thế nào?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Để chỉ phần tử a thuộc tập số A, ta kí hiệu a ∈ A.
Câu 2:
21/07/2024Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Phương án A sai vì tập rỗng chứa 0 phần tử;
Phương án B sai vì phần tử a không thuộc tập A kí hiệu là a ∉ A,
Phương án C đúng do tập rỗng là tập con của mọi tập hợp vì tập rỗng không có phần tử nào.
Phương án D sai vì tập hợp có thể có vô số phần tử, ví dụ như các tập số tự nhiên, tập số thực,….
Câu 3:
13/07/2024Người ta thường kí hiệu tập hợp số như thế nào?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Người ta thường kí hiệu tập hợp số như sau: ℕ là tập hợp các số tự nhiên, ℤ là tập hợp các số nguyên, ℝ là tập hợp các số thực.
Câu 4:
23/07/2024Có mấy cách xác định tập hợp?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Có 2 cách xác định tập hợp: Liệt kê các phần tử và Chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp.
Câu 5:
14/07/2024Cách viết tập hợp nào đúng trong các cách viết sau để xác định tập hợp A các ước dương của 12:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Tập hợp A là tập hợp các ước dương của 12 nên ta có:
A = {1; 2; 3; 4; 6; 12}, cũng có thể viết A = {x| x ∈ ℕ, x là ước của 12}.
Do đó ta chọn phương án A.
Câu 6:
13/07/2024Số phần tử của tập hợp A xác định bởi A = {x| x ∈ ℕ, x ⋮ 5 và x < 40} là:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Ta liệt kê các phần tử của tập A như sau: A = {0; 5; 10; 15; 20; 25; 30; 35}.
Vậy tập hợp A có 8 phần tử.
Câu 7:
21/07/2024Trong các tập hợp sau, tập hợp nào bằng nhau:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Liệt kê các phần tử của phương án A:
A = {0; 2; 4; 6; 8}; B = {0; 2; 4; 6; 8; 10}. Vậy tập hợp A không bằng tập hợp B.
Liệt kê các phần tử của phương án B:
A = {4}; B = {4}. Vậy tập hợp A bằng tập hợp B.
Liệt kê các phần tử của phương án C:
A = {2; 4; 6; 8}; A = {0; 2; 4; 6; 8}. Vậy tập hợp A không bằng tập hợp B.
Liệt kê các phần tử của phương án D:
A = {0; 3; 6; 9}; B = {0; 4; 8}. Vậy tập hợp A không bằng tập hợp B.
Vậy ta chọn B.
Câu 8:
21/07/2024Cách kí hiệu tập con nào sau đây là đúng:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Cách kí hiệu tập con đúng giữa 2 tập hợp là: A ⊂ B.
Câu 9:
15/07/2024Giữa các tập số quen thuộc, quan hệ bao hàm nào sau đây là đúng:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Giữa các tập số quen thuộc (tập số tự nhiên ℕ, tập số nguyên ℤ, tập số hữu tỉ ℚ và tập số thực ℝ) quan hệ bao hàm là: ℕ ⊂ ℤ ⊂ ℚ ⊂ ℝ.
Câu 10:
13/07/2024Khẳng định nào đúng trong các khẳng định sau:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Theo tính chất bắc cầu thì nếu A ⊂ B và B ⊂ C thì A ⊂ C.
Câu 11:
13/07/2024Tất cả các tập con của tập hợp B = {x| x ∈ ℕ, x < 3}:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Liệt kê phần tử của tập B: B = {0; 1; 2}.
Các tập hợp {0}, {1}, {2}, {0; 1}, {0; 2}, {1; 2}; {0; 1; 2} đều là tập con của tập B vì đều có các phần tử của tập B, ngoài ra tập rỗng ∅ cũng là tập con của B.
Câu 12:
13/07/2024Cách biểu diễn nào sau đây đúng cho tập số [‒5; 5]:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Cách kí hiệu của phương án A là đúng bởi dấu “[” và “]” kí hiệu cho nửa đoạn trên trục số.
Biểu diễn tập [‒5; 5] trên trục số:
Câu 13:
23/07/2024Trong các tập hợp sau đây, tập hợp nào không phải là con của tập hợp A với A = {x | x ∈ ℕ, x ⋮ 4 và x < 20}
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Ta liệt kê các phần tử của tập A: A = {0; 4; 8; 12; 16}.
Như vậy chỉ có phương án A là tập hợp có các phần tử 1, 2, 3 không thuộc tập A nên không là tập con của A.
Câu 14:
23/07/2024Trong các tập hợp sau đây, tập hợp nào bằng tập hợp M = ℝ\(-∞; 2):
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Tập hợp M = ℝ\(-∞; 2) là tập hợp [2; +∞).
Vậy phương án D đúng.
Câu 15:
13/07/2024Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Phương án A: ℕ ⊂ ℝ là khẳng định đúng.
Phương án B: Ví dụ tập A có phần tử {a}, thì có 2 tập con là {a} và tập rỗng, vậy phương án B đúng.
Phương án C là khẳng định sai vì tập hợp A là tập con của tập hợp B nếu mọi phần tử thuộc tập A đều thuộc tập B.
Phương án D: Nếu E là tập hợp hữu hạn thì số phần tử của E kí hiệu là n(E) là khẳng định đúng.
Vậy ta chọn C.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Toán 10 Bài 2. Tập hợp có đáp án (225 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 2. Tập hợp có đáp án (Phần 2) (431 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 1. Mệnh đề có đáp án (Phần 2) (604 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 CTST Bài 3. Các phép toán trên tập hợp có đáp án (Phần 2) (513 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 CTST Ôn tập chương 1 có đáp án (Phần 2) (440 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 Bài 1. Mệnh đề có đáp án (340 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 Ôn tập chương 1 có đáp án (223 lượt thi)
- Trắc nghiệm Toán 10 Bài 3. Các phép toán trên tập hợp có đáp án (219 lượt thi)