Trang chủ Lớp 6 Tin học Trắc nghiệm tin học 6 Bài 2 (có đáp án): Thông tin và biểu diễn thông tin

Trắc nghiệm tin học 6 Bài 2 (có đáp án): Thông tin và biểu diễn thông tin

Trắc nghiệm tin học 6 Bài 2 (có đáp án): Thông tin và biểu diễn thông tin

  • 140 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 10 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

14/07/2024

Tập truyện tranh quen thuộc với nhiều bạn nhỏ “Đô - rê - mon” cho em thông tin:

Xem đáp án

Tập truyện tranh quen thuộc với nhiều bạn nhỏ “Đô - rê - mon” cho ta thông tin dạng văn bản (gồm các chữ viết) và dạng hình ảnh (các hình ảnh).

Đáp án: D


Câu 2:

06/11/2024

Văn bản, số, hình ảnh, âm thanh, phim ảnh trong máy tính được gọi chung là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là : D

- Văn bản, số, hình ảnh, âm thanh, phim ảnh trong máy tính được gọi chung là dữ liệu.

- Câu lệnh là đơn vị cơ bản của một ngôn ngữ lập trình. Trong trường hợp đặc biệt, nó có thể cũng trở thành một đơn vị thao tác của máy tính điện tử hay còn gọi là một chỉ thị.

→ A sai.

- Bảng chỉ dẫn là thiết kế hoặc sử dụng các biển hiệu và biểu tượng để truyền đạt một thông điệp đến một nhóm cụ thể, thường là cho mục đích tiếp thị hoặc một loại vận động.

→ B sai.

- Thông tin được hiểu như là sự thông báo, trao đổi, giải thích về một đối tượng nào đó và thường được thể hiện dưới dạng các tín hiệu như chữ số, chữ viết, âm thanh, dòng điện...

→ C sai.

* Thông tin và thu nhận thông tin

- Con người thu nhận trực tiếp thông tin về thế giới xung quanh nhờ năm giác quan.

Thông tin: những gì đem lại cho chúng ta hiểu biết về thế giới xung quanh và chính bản thân mình.

Ví dụ: Em nhìn, ngửi thấy và sờ vào bông hoa vừa nở trong vườn trường có mùi thơm, nghe thấy tiếng trống vừa điểm, em ăn kẹo nho thấy vị chua ngọt.

- Con người cũng nhận gián tiệp thông tin qua vật mang tin.

2. Xử lí thông tin

Bộ não con người thực hiện xử lí thông tin và ra quyết định sẽ làm gì tiếp theo.

Xử lí thông tin: từ thông tin vừa thu nhận được, kết hợp với hiểu biết đã có từ trước để rút ra thông tin mới, hữu ích.

Ví dụ: Em vừa nghe thấy tiếng trống trường: Thông tin nhận được là “có tiếng trống trường”. Nếu đang giờ ra chơi em hiểu là “đến giờ vào lớp rồi”; nếu đang giờ học em hiểu là “đến giờ ra chơi rồi”. Đấy là kết quả xử lí thông tin.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Tin học 6 Bài 1: Thông tin, thu nhận và xử lí thông tin

Mục lục Giải Tin học 6 Bài 1: Thông tin - thu nhận và xử lí thông tin

 

 


Câu 3:

10/07/2024

Để ca ngợi đất nước Việt Nam tươi đẹp ta có thể làm gì?

Xem đáp án

 

Để ca ngợi đất nước Việt Nam tươi đẹp ta có thể Viết một bài văn (thông tin dạng văn bản) vẽ một bức tranh hay chụp một tấm ảnh (thông tin dạng hình ảnh), viết một bản nhạc (dạng âm thanh).

 

Đáp án: D


Câu 4:

18/07/2024

Máy ảnh là công cụ dùng để:

Xem đáp án

Máy ảnh là công cụ dùng để ghi nhận những thông tin bằng hình ảnh.

Đáp án: B


Câu 5:

22/07/2024

Theo em, mùi vị của món ăn ngon mẹ nấu cho em ăn là thông tin dạng nào?

Xem đáp án

Mùi vị của món ăn ngon không phải là một trong các dạng thông tin cơ bản (văn bản, hình ảnh, âm thanh) hiện nay của tin học.

Đáp án: D


Câu 6:

22/07/2024

Để truyền đạt thông tin tới người bị khiếm thị hoàn toàn người ta có thể:

Xem đáp án

Để truyền đạt thông tin tới người bị khiếm thị hoàn toàn người ta có thể truyền đạt thông tin dưới dạng âm thanh như đọc nội dung ghi trên giấy hoặc cho nghe một bài hát.

Đáp án: B


Câu 7:

23/07/2024

Biểu diễn thông tin có vai trò:

Xem đáp án

Biểu diễn thông tin có vai trò:

+ Truyền và tiếp nhận thông tin.

+ Lưu trữ vào chuyển giao thông tin.

+ Quyết định đối với mọi hoạt động thông tin và quá trình xử lý thông tin.

Đáp án: D


Câu 9:

23/10/2024

Theo em, tại sao thông tin trong máy tính biểu diễn thành dãy bít?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Thông tin trong máy tính biểu diễn thành dãy bít chỉ dùng hai kí hiệu 0 và 1 vì máy tính không hiểu được ngôn ngữ tự nhiên. Hai kí hiệu 0 và 1 có thể cho tương ứng hai trạng thái có hoặc không có tín hiệu hoặc đóng hay ngắt mạch điện

D đúng 

- A sai vì máy tính hoạt động dựa trên các mạch điện tử chỉ có hai trạng thái: đóng mạch (1) và ngắt mạch (0). Điều này cho phép thông tin được biểu diễn dưới dạng dãy bít, với mỗi bit tương ứng với một trong hai trạng thái này, tạo thành cơ sở cho mọi loại dữ liệu trong máy tính.

- B sai vì mỗi loại dữ liệu, từ số, văn bản đến hình ảnh, đều có thể mã hóa thành chuỗi các bit (0 và 1). Sự kết hợp của các bit này cho phép máy tính xử lý, lưu trữ và truyền tải thông tin một cách hiệu quả.

- C sai vì chúng chỉ hoạt động dựa trên các tín hiệu điện tử và dãy bít, không thể phân tích ngữ nghĩa hay ngữ pháp của ngôn ngữ như con người. Do đó, thông tin cần được mã hóa thành dạng nhị phân để máy tính có thể xử lý và lưu trữ.

Máy tính hoạt động dựa trên các mạch điện tử, mà các mạch này chỉ có hai trạng thái: đóng (1) và ngắt (0). Điều này cho phép máy tính sử dụng hệ nhị phân, trong đó mọi thông tin—bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh và video—đều được chuyển đổi thành dãy các số 0 và 1.

Việc sử dụng dãy bít mang lại nhiều lợi ích, như khả năng dễ dàng thực hiện các phép toán logic và truy cập nhanh vào dữ liệu. Mỗi bit trong dãy bít có thể được xem như một đơn vị thông tin nhỏ nhất, và khi nhóm lại, chúng tạo thành các đơn vị lớn hơn như byte (8 bít), kilobyte (1024 byte), và nhiều hơn nữa.

Nhờ vào cách biểu diễn này, máy tính có thể xử lý khối lượng lớn thông tin một cách hiệu quả, từ việc lưu trữ tài liệu cho đến việc phát video chất lượng cao. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là con người cần chuyển đổi thông tin từ ngôn ngữ tự nhiên thành dạng nhị phân mà máy tính có thể hiểu, cho thấy sự khác biệt giữa cách mà máy tính và con người tiếp nhận và xử lý thông tin.


Câu 10:

21/07/2024

Có thể biểu diễn các chữ tiếng Việt để máy tính xử lý được không?

Xem đáp án

Để máy tính có thể xử lí, các thông tin cần được biến đổi thành các dãy bit nhị phân (chỉ bao gồm kí hiệu 0 và 1). Vì vậy có thể biểu diễn các chữ tiếng Việt để máy tính xử lý được bằng các chữ số nhị phân.

Đáp án: D


Bắt đầu thi ngay