Trắc nghiệm Tìm hiểu chung về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
Trắc nghiệm Tìm hiểu chung về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
-
406 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
17/07/2024Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả nào?
Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2:
22/07/2024Chuyện người con gái Nam Xương được viết vào thế kỉ nào?
“Chuyện người con gái Nam Xương”được viết vào thế kỉ XVI
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3:
17/07/2024Chuyện người con gái Nam Xương được trích từ tác phẩm nào?
Chuyện người con gái Nam Xương được trích từ tác phẩm Truyền kì mạn lục
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4:
23/07/2024Truyện truyền kì là gì?
Truyện truyền kỳ là những câu chuyện kì lạ được ghi chép tản mạn, thường có yếu tố hoang đường kì ảo, nhân vật thường là người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5:
22/07/2024Nhận định nào sau đây nói đúng về truyện truyền kì?
Truyện truyền kì là những truyện kể có sự đan xen giữa những yếu tố có thật và yếu tố hoang đường.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6:
21/07/2024Nhân vật chính của Chuyện người con gái Nam Xương là ai?
Nhân vật chính của Chuyện người con gái Nam Xương là Vũ Nương và Trương Sinh
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7:
04/11/2024Câu văn nào khái quát vẻ đẹp toàn diện của Vũ Nương trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương?
Đáp án đúng là : A
- Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp,đã khái quát vẻ đẹp toàn diện của Vũ Nương trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.
→ A đúng.B,C,D sai.
* Đôi nét về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
1. Hoàn cảnh sáng tác
“Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc tác phẩm Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI. Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, là thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục
2. Tóm tắt
Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết, là cô gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, lấy Trương Sinh con nhà khá giả nhưng vô học, vũ phu. Cuộc sống vợ chồng chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính. Mẹ chồng nàng vì nhớ thương con mà bệnh nặng qua đời, một mình Vũ Nương gánh vác mọi thứ, tự sinh con một mình đặt tên là Đản. Để bù đắp cho con sự thiếu thốn tình cha, đêm đến Vũ Nương chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản. Khi Trương Sinh trở về nhất quyết bé Đản không chịu nhận cha và nói cha đản thường đến vào buổi tối. Lúc này Trương Sinh nghi ngờ vợ bèn mắng nhiết đánh đuổi nàng, Vũ Nương hết lời giải thích minh oan nhưng chành đều không tin, rồi nàng gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Ít lâu sau bé Đản chỉ bóng Trương Sinh trên tường và bảo đó là cha Đản thì Trương Sinh mới thấu nỗi oan của vợ. Cùng làng Trương Sinh có Phan Lang vì đã cứu thần rùa Linh Phi nên được trả ơn. Trong một bữa tiệc dưới thủy cung, Phan Lang nhận ra Vũ Nương. Nghe Phan Lang kể chuyện nhà, Vũ Nương nhớ chồng con da diết và xin nói với Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng, nàng sẽ trở về. Khi Trương Sinh lập đàn giải oan thì Vũ Nương có hiện lên nhưng chỉ nói vài câu rồi biến mất.
3. Giá trị nội dung
- Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam
- Niềm cảm thương cho số phận bi kịch của họ đòng thời lên án tố cáo các lễ giáo phong kiến vô nhân đạo, các hủ tục hà khắc trong chế độ phong kiến đương thời.
4. Giá trị nghệ thuật
- Truyện viết bằng chữ Hán
- Kết hợp những yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo, hoang đường với cách kể chuyện , xây dựng nhân vật thành công
III: Dàn ý phân tích Chuyện người con gái Nam Xương.
I. Mở bài
- Giới thiệu một vài nét chủ yếu nhất về tác giả Nguyễn Dữ: Một tác giả học rộng tài cao nhưng bất đắc chí
- Giới thiệu về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương: Là một trong hai mươi truyện ngắn của Truyền kì mạn lục
II. Thân bài
1. Nhân vật Vũ Nương
a. Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương
- Vẻ đẹp trước khi lấy chồng: là một người con gái “tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp” ⇒ một vẻ đẹp chuẩn mực
- Trong cuộc sống vợ chồng:
+ Giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng thất hòa ⇒ Tạo dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình
Khi tiển chồng đi lính:
+ Dặn dò cẩn thận, đầy tình nghĩa, thủy chung
+ Nàng không mong chồng khi trở về mang “ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ” mà chỉ mong chồng bình yên → ko màng danh lợi
- Khi xa chồng
+ Đảm đang: Là người mẹ hiền, dâu thảo.
+ Là người vợ thuỷ chung yêu chồng tha thiết: hằng đêm vẫn chỉ vào bóng mình và bảo với con đó là cha nó để vơi đi nỗi nhớ chồng
+ Tận tình, chu đáo rất mực yêu thương con
+ Khi mẹ chồng mất, nàng lo ma chay chu tất
⇒ Là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu người phụ nữ
- Khi bị chồng vu oan:
+ Phân trần để chồng hiểu tấm lòng thủy chung của mình.
+ Nói lên nỗi đau đớn, thất vọng vì không hiểu.
+ Thất vọng tột cùng, nàng chọn cái chết để bày tỏ tấm lòng mình.
⇒ Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiếu thảo, chung thủy, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình
b. Số phận bi kịch của Vũ Nương
- Nguyên nhân của nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương
+ Cuộc hôn nhân không bình đẳng, chiến tranh phi nghĩa
+ Tính Đa nghi của Trương Sinh
+ Lời nói ngây ngô của đứa trẻ con
- Ý nghĩa:
+ Tố cáo chiến tranh, xã hội phong kiến trọng quyền uy người đàn ông và kẻ giàu
+ Bày tỏ niềm cảm thương của tác giả với người phụ nữ
2. Nhân vật Trương Sinh
- Là người không có học thức
- Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có phần không bình đẳng
- Có tính đa nghi, trở về rất buồn vì mẹ mất.
- Cách xử sự của Trương Sinh khi nghe lời bé Đản nói thể hiện sự hồ đồ, độc đoán ⇒ chính sự ghen tuông mù quáng của Trương Sinh là một nguyên nhân dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.
⇒ Tác giả phê phán sự ghen tuông mù quáng, bày tỏ sự cảm thông và ngợi ca người phụ nữ đức hạnh mà phải chịu nhiều đau khổ, bất hạnh.
3. Những yếu tố kì ảo
- Những yếu tố kì ảo trong tác phẩm:
+ Chuyện Phan Lang nằm mộng thả rùa
+ Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương dưới thủy cung
+ Vũ Nương hiện về giữa uy nghi
⇒ Là những yếu tố hoang đường nhưng vẫn rất thực và gần gũi
- Ý nghĩa:
+ Hoàn chỉnh nét đẹp của Vũ Nương
+ Kết thúc có hậu
+ Không giảm tính bi kịch của tác phẩm, mà tăng giá trị tố cáo và niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ
III. Kết bài
- Khái quát những nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm: Cách dẫn dắt: khéo léo, tăng tính bi kịch, lời thoại và lời tự bạch khắc họa sâu thêm tính cách nhân vật, các yếu tố kì ảo, kết hợp tự sự với trữ tình...
- Đây là một tác phẩm mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương (ngắn gọn)
Tác giả tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương - Ngữ văn 9
Câu 8:
19/07/2024Kết thúc tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là kết thúc có hậu, đúng hay sai?
Cái chết oan ức của Vũ Nương dù được hóa giải (Vũ Nương được chồng lập đàn giải oan) sự tưởng tưởng của tác giả nhưng câu chuyện này vẫn là kết cục không có hậu
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9:
22/07/2024Giá trị nội dung của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là gì?
Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10:
21/07/2024Nhân vật Vũ Nương có số phận và phẩm chất giống với một nhân vật mà em đã học trong chương trình THCS, đó là:
Thị Kính là cô gái nhiều phẩm hạnh nhưng cũng bị gia đình chồng rẻ rúng, xem thường và bị vu oan.
Đáp án cần chọn là: C
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục) (có đáp án) (465 lượt thi)
- Trắc nghiệm Vài nét cơ bản về tác giả Nguyễn Dữ (338 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tìm hiểu chung về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (405 lượt thi)
- Trắc nghiệm Lập dàn ý phân tích chi tiết tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (277 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (660 lượt thi)
- Trắc nghiệm: Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục) (298 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Làng (1637 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Thúy Kiều báo ân báo oán (1626 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Mã Giám Sinh mua Kiều (1367 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Chiếc lược ngà (1250 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (1102 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tác giả Nguyễn Du (1024 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tìm hiểu chung về tác phẩm Chiếc lược ngà (1003 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Đồng chí (892 lượt thi)
- Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Lục Vân Tiên gặp nạn (806 lượt thi)
- Trắc nghiệm: Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) (784 lượt thi)