Trang chủ Lớp 11 Lịch sử Trắc nghiệm Sử 11 KNTT Bài 6. Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Trắc nghiệm Sử 11 KNTT Bài 6. Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Trắc nghiệm Sử 11 KNTT Bài 6. Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

  • 226 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024

Ở In-đô-nê-xi-a, từ cuối thế kỉ XVI, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan bùng nổ mạnh mẽ, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Ở In-đô-nê-xi-a, từ cuối thế kỉ XVI, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan bùng nổ mạnh mẽ, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô (1825 - 1830). Sau cuộc khởi nghĩa này, phong trào đấu tranh vẫn tiếp tục lan rộng khắp các đảo ở Inđônêxia, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.


Câu 2:

22/07/2024

Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Phi-líp-pin diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Phi-líp-pin diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Đa-gô-hô.


Câu 3:

20/07/2024

Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, nhân dân Phi-lip-pin nổi dậy đấu tranh chống lại ách cai trị của

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, nhân dân Phi-lip-pin nổi dậy đấu tranh chống lại ách cai trị của thực dân Tây Ban Nha.


Câu 4:

22/07/2024

Một trong những cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Cam-pu-chia chống lại ách cai trị của thực dân Pháp lag: khởi nghĩa của

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ở Campuchia, nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi trong cả nước, mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 - 1892). Các cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 - 1866), Pu-côm-bô (1866 - 1867) là những cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, gây nhiều tổn thất cho thực dân Pháp.


Câu 5:

17/07/2024

Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, nhân dân Mi-an-ma nổi dậy đấu tranh chống lại ách cai trị của

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX phong trào đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Mi-an-ma bùng lên mạnh mẽ. Mục tiêu của phong trào hướng đến đòi các quyền lợi cơ bản như giảm thuế, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ văn hoá truyền thống. Các vị cao tăng và trí thức đóng vai trò nòng cốt lãnh đạo phong trào đấu tranh.


Câu 6:

17/07/2024

Để áp đặt được ách độ hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam, thực dân Pháp đã phải mất

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ở Việt Nam, từ năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam. Thực dân Pháp phải mất 26 năm (1858 - 1884) mới áp đặt được ách đô hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam.


Câu 7:

17/07/2024

Nguyên nhân quyết định khiến thực dân Pháp không thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh trong quá trình xâm lược Việt Nam (1858 - 1884) là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Nguyên nhân quyết định khiến thực dân Pháp không thực hiện được âm mưu đánh nhanh thắng nhanh trong quá trình xâm lược Việt Nam (1858 - 1884) là Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam.


Câu 8:

17/07/2024

Quá trình đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân các nước Đông Nam Á có điểm giống nhau cơ bản về

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Quá trình đấu tranh chống thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á tuy khác nhau về thời điểm diễn ra, hình thức đấu tranh, lực lượng lãnh đạo nhưng đều cùng mục đích chống lại ách cai trị bất công của chế độ thực dân, giành lại độc lập dân tộc.


Câu 9:

19/07/2024

Điểm nổi bật trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 là giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh tự vệ sang đấu tranh giành độc lập dân tộc. Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến được thay thế bằng phong trào theo khuynh hướng tư sản, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha của nhân dân Philíppin năm 1896.


Câu 10:

23/07/2024

Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tại Đông Nam Á, phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản diễn ra sớm nhất ở

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tại Đông Nam Á, phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản diễn ra sớm nhất ở In-đô-nê-xi-a. Mi-an-ma, Phi-líp-pin… dưới sự lãnh đạo của các trí thức cấp tiến.


Câu 11:

17/07/2024

Trong những năm 1920 - 1939, nhân dân các dân tộc Đông Nam Á tiếp tục cuộc đấu tranh chống chính sách cai trị, bóc lột thuộc địa của các nước thực dân phương Tây với hai hình thức là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong những năm 1920 - 1939, nhân dân các dân tộc Đông Nam Á tiếp tục cuộc đấu tranh chống chính sách cai trị, bóc lột thuộc địa của các nước thực dân phương Tây với hai hình thức cải cách ôn hoà và bạo động vũ trang.


Câu 12:

21/07/2024

Mục tiêu đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á trong những năm 1940 - 1945 là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Khi phát xít Nhật mở rộng chiến tranh, lần lượt chiếm đóng các nước Đông Nam Á (1940 - 1945), cuộc đấu tranh chĩa mũi nhọn sang chống xâm lược và cai trị của quân phiệt Nhật.


Câu 13:

22/07/2024

Trong những năm 1945 - 1975, nhân dân các nước Đông Dương tiếp tục đấu tranh chống lại những thế lực ngoại xâm nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong những năm 1945 - 1975, nhân dân các nước Đông Dương tiếp tục đấu tranh chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.


Câu 14:

17/07/2024

Nội dung nào sau đât không phản ánh đúng tác động từ chính sách “chia để trị” của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Chính sách “chia để trị" của thực dân phương Tây là một trong những nguyên nhân dẫn tới xung đột sắc tộc, tôn giáo, vùng miền gay gắt ở các quốc gia Đông Nam Á, đồng thời gây ra nhiều tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực.


Câu 15:

23/07/2024

Chính sách cai trị nào của thực dân phương Tây được coi là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia rẽ giữa các cộng đồng dân cư ở Đông Nam Á?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Chính sách “chia để trị” của thực dân phương Tây là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc giữa các cộng đồng dân cư ở Đông Nam Á.


Câu 16:

01/11/2024

Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, mâu thuẫn bao trùm trong xã hội Đông Nam Á là mâu thuẫn giữa

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, mâu thuẫn bao trùm trong xã hội Đông Nam Á là mâu thuẫn giữa nhân dân Đông Nam Á với thực dân xâm lược.

*Tìm hiểu thêm: "Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á"

a) Đông Nam Á hải đảo

- Phong trào chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á bùng nổ từ rất sớm, tiêu biểu là ở Inđônêxia và Philíppin.

+ Ở Inđônêxia: từ cuối thế kỉ XVI, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan bùng nổ mạnh mẽ, tiêu biểu là: khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô (1825 - 1830). Sau cuộc khởi nghĩa này, phong trào đấu tranh vẫn tiếp tục lan rộng khắp các đảo ở Inđônêxia, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

+ Ở Phi-líp-pin: cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bùng nổ ở Philíppin từ năm 1521, rộng ra các đảo khác và kéo dài hơn ba thế kỉ. Trong số đó, cuộc khởi nghĩa của Đa-ga-hô ở Bô-hô là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất (1744 - 1829).

b) Đông Nam Á lục địa

- Ở Miến Điện:

+ Thực dân Anh phải trải qua 3 cuộc chiến tranh kéo dài hơn 60 năm (1821 - 1885) mới chiếm được Miến Điện.

+ Phong trào chiến tranh du kích lan rộng trong cả nước, khiến cho thực dân Anh bị tổn thất nặng nề.

+ Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, thực dân Anh phải tiếp tục đối phó với cuộc chiến tranh du kích kéo dài hơn 10 năm sau.

- Trên bán đảo Đông Dương, từ nửa sau thế kỉ XIX, phong trào chống thực dân Pháp xâm lược cũng từng bước lan rộng.

+ Ở Việt Nam, từ năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam. Thực dân Pháp phải mất 26 năm (1858 - 1884) mới áp đặt được ách đô hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam.

+ Ở Campuchia, nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi trong cả nước, mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 - 1892). Các cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 - 1866), Pu-côm-bô (1866 - 1867) là những cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, gây nhiều tổn thất cho thực dân Pháp.


Câu 17:

21/07/2024

Chính sách cai trị của thực dân phương Tây cũng đưa đến một số tác động tích cực đối với khu vực Đông Nam Á, ngoại trừ việc

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Chính sách cai trị của thực dân phương Tây cũng đưa đến một số tác động tích cực đối với khu vực Đông Nam Á, ngoại trừ việc các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để.


Câu 18:

14/10/2024

 

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động tích cực từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây đến khu vực Đông Nam Á?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Sau hơn bốn thế kỉ thống trị, thực dân phương Tây đã tạo ra một số thay đổi ở khu vực Đông Nam Á như:

+ Gắn kết khu vực với thị trường thế giới;

+ Du nhập nền sản xuất công nghiệp, xây dựng một số cơ sở hạ tầng,…

+ Thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa như chữ viết, tôn giáo, giáo dục....

*Tìm hiểu thêm: "Thời kì tái thiết và phát triển sau khi giành được độc lập"

Những ảnh hưởng của chế độ thực dân

* Ảnh hưởng tiêu cực:

- Về kinh tế:

+ Sau nhiều thế kỉ là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu.

+ Một số nước trong khu vực mặc dù được coi là vựa lúa của thế giới nhưng lại rơi vào tình trạng thiếu lương thực, đói kém triển miền.

- Về chính trị: việc áp đặt bộ máy cai trị, thực hiện chính sách “chia để trị”, chính sách “ngu dân” của các chính quyền thực dân đã để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài cho các nước Đông Nam Á.

+ Chính sách “chia để trị”, sự phân biệt đối xử giữa các tộc người khác nhau là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc giữa các cộng đồng dân cư.

+ Tình trạng xung đột về sắc tộc, tôn giáo,… còn kéo dài nhiều năm sau khi giành độc lập ở một số nước như: Mianma, Inđônêxia, Philíppin,…

- Về văn hóa: chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của chính quyền thực dân đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ và phát huy những truyền thống của nền văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Á.

 


Câu 19:

17/07/2024

Từ giữa những năm 50 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN đã tiến hành chiến lược kinh tế nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Từ giữa những năm 50 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN đã tiến hành chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.


Câu 20:

20/11/2024

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hạn chế của chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu được tiến hành ở năm nước sáng lập ASEAN trong những năm 50 - 60 của thế kỉ XX?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Hạn chế của chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu:

+ Thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ sản xuất.

+ Chi phí sản xuất cao dẫn đến tình trạng thua lỗ.

+ Chưa giải quyết được mối quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội

+ Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

→ B đúng 

- A sai vì chiến lược này ưu tiên phát triển công nghiệp nặng và hàng tiêu dùng cho tầng lớp trung lưu, trong khi sản phẩm thiết yếu cho đa số dân chúng bị bỏ qua, dẫn đến tình trạng đói nghèo và chênh lệch thu nhập.

- C sai vì các nước phải nhập khẩu máy móc, nguyên liệu và dựa vào thị trường quốc tế để tiêu thụ sản phẩm, làm tăng sự lệ thuộc kinh tế vào nước ngoài.

- D sai vì các nước sáng lập ASEAN khi đó chưa đủ điều kiện tự chủ, phải phụ thuộc vào nhập khẩu để duy trì sản xuất, gây bất ổn kinh tế.

*) Quá trình tái thiết và phát triển

- Để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á như Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo tiến hành chiến lược công nghiệp hoá từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, sớm hơn so với các nước còn lại trong khu vực.

+ Trong giai đoạn đầu, các nước thực hiện chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu với mục tiêu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách đặt ra cho nền kinh tế.

+ Trong giai đoạn tiếp theo, các nước Đông Nam Á lần lượt chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, tập trung phát triển khu vực sản xuất hàng hoá xuất khẩu, lấy đó làm động lực chủ yếu để phát triển toàn bộ nền kinh tế.

- Các nước Việt Nam, Lào, Campuchia từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hoá từ cuối thập kỉ 80 - 90 của thế kỉ XX.

- Sau khi giành độc lập năm 1984, Brunây tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm đa dạng hoá nền kinh tế. Mianma bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế từ cuối năm 1998.

- Trải qua quá trình phát triển, bằng những chính sách năng động và linh hoạt, các nước Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt mức cao. Đời sống xã hội có những chuyển biến về căn bản.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Giải Lịch sử 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á


Câu 21:

17/07/2024

Từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, Chính phủ Bru-nây thi hành chính sách

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, Chính phủ Bru-nây thi hành chính sách đa dạng hoá nền kinh tế, gia tăng sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu


Câu 22:

18/07/2024

Quốc gia nào ở Đông Nam Á được coi là một trong 4 “con rồng” của kinh tế châu Á?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Xingapo trở thành một trong bốn "con rồng” kinh tế của châu Á.


Câu 23:

17/07/2024

Đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Việt Nam, Lào, cam-pu-chia bắt đầu

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Việt Nam, Lào, cam-pu-chia bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường.


Câu 24:

23/07/2024

Từ giữa những năm 60 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN đã tiến hành chiến lược kinh tế nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Từ giữa những năm 60 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, nhóm năm nước sáng lập ASEAN đã tiến hành chiến lược kinh tế công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.


Câu 25:

25/10/2024

Chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của chính quyền thực dân tác động như thế nào đến nền văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Á?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của chính quyền thực dân đã làm xói mòn những giá trị văn hóa truyền thống của các nước Đông Nam Á, gây nên sự xung đột văn hóa, tôn giáo ở nhiều nước.

C đúng

- A sai vì lập luận ngụy biện do các chính quyền thực dân đưa ra, trong khi thực tế, chính sách nô dịch và áp đặt văn hóa ngoại lai nhằm xóa bỏ bản sắc văn hóa bản địa, phục vụ cho mục đích thống trị và khai thác thuộc địa của họ.

- B sai vì thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo là một quá trình tự nhiên trong xã hội đa tôn giáo, không phải là kết quả của chính sách nô dịch. Chính quyền thực dân thường áp đặt văn hóa ngoại lai, làm suy yếu tôn giáo bản địa, thay vì thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo.

- D sai vì đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống là quá trình tự nhiên do dân tộc tự phát triển. Ngược lại, chính sách nô dịch của thực dân làm suy yếu nền văn hóa truyền thống bằng cách áp đặt văn hóa ngoại lai, không tạo điều kiện cho văn hóa bản địa phát triển tự do.

*) Những ảnh hưởng của chế độ thực dân

* Ảnh hưởng tiêu cực:

- Về kinh tế:

+ Sau nhiều thế kỉ là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, phần lớn các nước Đông Nam Á vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu.

+ Một số nước trong khu vực mặc dù được coi là vựa lúa của thế giới nhưng lại rơi vào tình trạng thiếu lương thực, đói kém triển miền.

- Về chính trị: việc áp đặt bộ máy cai trị, thực hiện chính sách “chia để trị”, chính sách “ngu dân” của các chính quyền thực dân đã để lại những hậu quả nặng nề và lâu dài cho các nước Đông Nam Á.

+ Chính sách “chia để trị”, sự phân biệt đối xử giữa các tộc người khác nhau là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc giữa các cộng đồng dân cư.

+ Tình trạng xung đột về sắc tộc, tôn giáo,… còn kéo dài nhiều năm sau khi giành độc lập ở một số nước như: Mianma, Inđônêxia, Philíppin,…

- Về văn hóa: chính sách nô dịch, áp đặt văn hóa ngoại lai của chính quyền thực dân đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ và phát huy những truyền thống của nền văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Á.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

* Ảnh hưởng tích cực: Sự thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây cũng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình phát triển của một số nước Đông Nam Á về hạ tầng cơ sở, hệ thống luật pháp, hành chính,…

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Quang cảnh một góc thành phố Sài Gòn (Việt Nam) thời Pháp thuộc

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

Giải Lịch sử 11 Bài 6: Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á


Bắt đầu thi ngay