Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Trắc nghiệm Sử 10 Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại có đáp án

Trắc nghiệm Sử 10 Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại có đáp án

Trắc nghiệm Sử 10 Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại có đáp án

  • 264 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

19/07/2024

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong khoảng thời gian nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (Cách mạng kĩ thuật số) diễn ra trong khoảng nửa sau thế kỉ XX. (SGK - Trang 68)


Câu 2:

19/07/2024

Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Những yếu tố dẫn tới sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba:

- Nhu cầu phục vụ chiến tranh và chạy đua vũ trang thúc đẩy chính phủ các nước đầu tư vào nghiên cứu khoa học, chế tạo vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại.

- Sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên hóa thạch (dầu mỏ, than đá,…), thách thức về bùng nổ và già hóa dân số, nhu cầu lớn về nguyên vật liệu cho sản xuất đã đặt ra yêu cầu phải tìm ra những nguồn năng lượng mới, vật liệu mới thay thế, cũng như phát triển các ngành sử dụng ít năng lượng. (SGK - Trang 69)


Câu 3:

19/07/2024

Sự ra đời của thuyết nào sau đây đã đặt nền tảng cho các phát minh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba ra đời trên cơ sở kế thừa những bước tiến của khoa học, kĩ thuật vào đầu thế kỉ XX. Sự ra đời của lý thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là thuyết tương đối của An-be Anh-xtanh (Đức) đã đặt nền tảng cho các phát minh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba. (SGK - Trang 69)


Câu 4:

19/07/2024

Một trong những thành tựu quan trọng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự xuất hiện của

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Thành tựu quan trọng đầu tiên của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự xuất hiện của máy tính. (SGK - Trang 69)


Câu 5:

19/07/2024

Quốc gia nào sau đây mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo Xpút-ních 1 lên quỹ đạo. Sự kiện này đã mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. (SGK - Trang 71)


Câu 6:

19/07/2024

Quốc gia đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Năm 1969, nhà du hành không gian Neo Am-strong (Mỹ) là người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng. (SGK - Trang 71)


Câu 7:

19/07/2024

Sự ra đời của tự động hóa và công nghệ rô-bốt không đem lại ý nghĩa nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Sự ra đời của tự động hóa và công nghệ rô-bốt đã giúp giải phóng sức lao động của con người, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm công nghiệp. (SGK - Trang 70)


Câu 8:

11/10/2024

Sự xuất hiện của mạng internet đem lại ý nghĩa nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Sự xuất hiện của mạng internet đem lại ý nghĩa Giúp việc kết nối, chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng, hiệu quả.

Với sự xuất hiện của mạng internet, việc kết nối giữa các khu vực trên thế giới, chia sẻ thông tin giữa các thiết bị được thực hiện một cách dễ dàng, hiệu quả hơn. (SGK - Trang 70).

- Các đáp án khác,không phải là ý nghĩa của sự xuất hiện của mạng internet.

→ B đúng.A,C,D sai.

 * Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai

2.1. Bối cảnh lịch sử

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được tiến hành ở: Mỹ, Anh, Pháp, Đức… vào nửa sau thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trong bối cảnh:

+ Tiền đề từ những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

+ Các nước Âu - Mĩ hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản

+ Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa độc quyền

+ Lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt trình độ cao

2.2. Những thành tựu cơ bản

- Thành tựu trong lĩnh vực công nghiệp:

+ Phát minh về điện của các nhà bác học như Ghê-oóc Xi-môn Ôm (1789 - 1854) người Đức, Mai-cơn Pha-ra-đây (1791 - 1867) người Anh, Giêm Pre-xcốt Giun (1818 - 1889) người Anh, E.K.Len-xơ (1804 - 1865) người Nga,...

+ Năm 1879, Thô-mát E-đi-xơn phát minh ra bóng đèn điện

+ Năm 1891, kĩ sư người Nga là Đô-rô-vôn-xki đã chế tạo thành công máy phát điện và động cơ điện xoay chiều.

+ Động cơ đốt trong và kĩ thuật luyện kim được cải tiến.

+ Công nghiệp hoá học ra đời

- Thành tựu trong lĩnh vực thông tin liên lạc: phát minh ra máy điện tín

- Thành tựu trong lĩnh vực giao thông vận tải:

+ Phát minh và sản xuất ô tô, máy bay

+ Dầu đi-e-zen trở thành nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải.

3. Ý nghĩa, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai

3.1. Ý nghĩa

- Làm thay đổi diện mạo các nước tư bản; giúp năng suất lao động của con người tăng lên gấp nhiều lần so với lao động thủ công; tạo ra một khối lượng của cải vật chất lớn

- Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế lao động tay chân của con người bằng lao động của máy móc, chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí hoá.

- Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã chuyển nền sản xuất từ cơ khí hoá sang điện khi hoá, làm thay đổi căn bản nên sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa.

- Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biển mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.

3.2. Tác động

a. Đối với xã hội

- Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là: tư sản và vô sản hình thành.

- Sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản làm xuất hiện mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội tư bản. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dần đến cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản.

- Làm xuất hiện nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân, điển hình là các thành phố Luân Đôn, Pa-ri, Béc-lin, Niu Y-ooc,...

b. Đối với văn hóa

- Thúc đẩy giao lưu, kết nối văn hóa toàn cầu

- Rút ngắn khoảng cách không gian, thời gian

- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người

- Hình thành lối sống, tác phong công nghiệp

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Giải Lịch sử lớp 10 Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại


Câu 9:

22/07/2024

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được bắt đầu từ thời gian nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là Cách mạng 4.0) bắt đầu từ những năm đầu tiên của thế kỉ XXI và vẫn đang tiếp diễn. (SGK - Trang 72)


Câu 10:

22/07/2024

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra trong bối cảnh nhân loại đã trải qua nhiều cuộc cách mạng công nghiệp với những tiến bộ lớn về khoa học, kĩ thuật và công nghệ. (SGK - Trang 72)


Câu 11:

19/07/2024

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của việc sử dụng internet vạn vật?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ngày nay, internet vạn vật ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực quản lí đô thị, giao thông, xây dựng, thời trang, chăm sóc sức khỏe,… không những mang lại sự hiệu quả, kinh tế, tiện nghi cho con người, mà thông qua các thiết bị được kết nối, nhiều dữ liệu được thu thập, giúp hoàn thiện dữ liệu lớn (Big Data). (SGK - Trang 72)


Câu 12:

21/11/2024

Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với sự phát triển kinh tế?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại đối với sự phát triển kinh tế:

- Góp phần mở rộng và đa dạng hóa các hình thức sản xuất và quản lí. Con người có thế tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng, do đó có thể hỗ trợ việc ra quyết định nhanh hơn và chính xác hơn.

- Giúp tăng năng suất lao động gấp nhiều lần, rút ngắn thời gian và tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm,…

- Giúp con người có thể lựa chọn, mua sắm hàng hóa, dịch vụ một cách thuận tiện và tiếp cận gần hơn với thương mại toàn cầu.

- Thúc đẩy quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới,… (SGK - Trang 73, 74)

*Tìm hiểu thêm: "Tác động về xã hội, văn hóa"

* Về xã hội

- Tác động tích cực:

+ Giải phóng sức lao động của con người, đặc beietj là trong những công việc nguy hiểm, môi trường độc hại.

+ Đưa đến sự phân hóa trong lực lượng lao động, số lượng người có kĩ năng và trình độ chuyên môn hóa ngày càng tăng

+ Con người có thể làm nhiều loại công việc bằng hình thức từ xa, tiết kiệm thời gian…

- Tác động tiêu cực:

+ Khiến nhiều người lao động phải đối diện với nguy cơ mất việc làm

+ Gây ra sự phân hóa trong xã hội, nới rộng khoảng cách giàu - nghèo

+ Con người bị lệ thuộc nhiều hơn vào các thiết bị thông minh; ít quan tâm đến các mối quan hệ gia đình, xã hội


Câu 13:

23/07/2024

Nội dung nào sau đây là một trong những tác động tích cực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với xã hội?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Tác động tích cực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với xã hội:

- Tự động hóa giúp giải phóng sức lao động của con người, đặc biệt trong những công việc nguy hiểm, trong môi trường độc hại.

- Tri thức đưa đến sự phân hóa trong lực lượng lao động, số lượng người lao động có kĩ năng và trình độ chuyên môn ngày càng cao.

- Giúp con người có thể làm nhiều loại công việc bằng hình thức từ xa, giúp tiết kiệm thời gian,… (SGK - Trang 74)


Câu 14:

20/07/2024

Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đem lại tác động tiêu cực nào sau đây đối với xã hội?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Tác động tiêu cực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với xã hội:

- Khiến nhiều người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm.

- Gây ra sự phân hóa trong xã hội, nới rộng khoảng cách giàu - nghèo.

- Con người bị lệ thuộc nhiều hơn vào các thiết bị thông minh, ít quan tâm đến các mối quan hệ gia đình, xã hội. (SGK - Trang 74)


Câu 15:

19/07/2024

Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đem lại tác động tiêu cực nào sau đây về văn hóa?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Về mặt văn hóa, bên cạnh các tác động tích cực, các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại cũng đem lại nhiều tác động tiêu cực:

- Làm phát sinh các vấn đề liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân, tính chính xác của các thông tin được chia sẻ,…

- Làm gia tăng sự xung đột giữa nhiều yếu tố, giá trình văn hóa truyền thống và hiện đại; xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. (SGK - Trang 74)


Bắt đầu thi ngay