Trang chủ Lớp 10 Sinh học Trắc nghiệm Sinh học 10 KNTT Bài 6. Thực hành: nhận biết một số phân tử sinh học có đáp án (Mới nhất)

Trắc nghiệm Sinh học 10 KNTT Bài 6. Thực hành: nhận biết một số phân tử sinh học có đáp án (Mới nhất)

Trắc nghiệm Sinh học 10 KNTT Bài 6. Thực hành: nhận biết một số phân tử sinh học có đáp án (Mới nhất)

  • 177 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

20/07/2024

Để nhận biết đường glucose có thể dùng loại thuốc thử nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Để nhận biết đường glucose có thể dùng thuốc thử benedict: Trộn dung dịch glucose với dung dịch Benedict trong ống nghiệm rồi đun nóng sẽ thấy xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch.


Câu 2:

14/07/2024

Để xác định sự có mặt của glucose trong tế bào nên sử dụng loại quả nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Để xác định sự có mặt của glucose trong tế bào nên sử dụng dịch nghiền từ quả nho vì loại quả này chứa hàm lượng đường glucose cao hơn các loại quả còn lại, nhờ đó, dễ dàng quan sát được hiện tượng xảy ra hơn.


Câu 3:

14/07/2024

Trong thí nghiệm nhận biết glucose bằng phép thử Benedict, để đun nóng dung dịch glucose với dung dịch Benedict không nên dùng cách nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Khi đun nóng dung dịch glucose với dung dịch Benedict cần tránh cho dung dịch bị đun sôi dẫn đến tình trạng nổ vỡ ống nghiệm → Không nên dùng cách đun sôi ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.


Câu 4:

22/07/2024

Mô tả nào sau đây phù hợp với sự thay đổi màu trong ống nghiệm khi đun nóng dung dịch glucose với dung dịch Benedict?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trong thí nghiệm trên, màu của dung dịch trong ống nghiệm sẽ chuyển dần từ màu xanh lục sang vàng và cam rồi xuất hiện chất kết tủa màu đỏ gạch của copper oxide (Cu2O).


Câu 5:

17/07/2024

Có thể nhận biết lipid bằng phép thử nhũ tương dựa trên đặc điểm nào của lipid?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Lipid không tan trong nước nhưng tan trong cồn và các dung môi không phân cực. Vì vậy, có thể nhận biết sự có mặt của lipid thông qua phép thử nhũ tương.


Câu 6:

23/07/2024

Trong thí nghiệm nhận biết lipid bằng phép thử nhũ tương, nếu sử dụng dầu ăn để thử thì huyền phù tạo ra sẽ có màu

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong thí nghiệm nhận biết lipid bằng phép thử nhũ tương, nếu sử dụng dầu ăn để thử thì huyền phù tạo ra sẽ có màu trắng sữa, phản xạ và hấp thụ ánh sáng.


Câu 7:

20/07/2024

Trong thí nghiệm nhận biết lipid bằng phép thử nhũ tương, nếu sử dụng dịch nghiền của hạt lạc để thay cho dầu ăn thì kết quả thí nghiệm sẽ thay đổi như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Dịch nghiền của hạt lạc cũng chứa lipid nhưng hàm lượng không cao bằng trong dầu ăn → Dung dịch sau thí nghiệm có xuất hiện huyền phù với lượng ít hơn.


Câu 8:

13/07/2024

Trong thí nghiệm nhận biết protein bằng phép thử Biuret, có thể sử dụng dung dịch nào sau đây để thay thế cho dung dịch albumin mà vẫn không làm thay đổi kết quả?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Dung dịch lòng trắng trứng có chứa hàm lượng albumin cao nên khi không có sẵn dung dịch albumin thì có thể dùng dung dịch lòng trắng trứng để thay thế.


Câu 9:

19/07/2024

Trong thí nghiệm nhận biết protein bằng phép thử Biuret, dung dịch thuốc thử có thể được sử dụng là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong thí nghiệm nhận biết protein bằng phép thử Biuret, dung dịch thuốc thử có thể được sử dụng là hỗn hợp của dung dịch CuSO4 loãng và dung dịch NaOH loãng.


Câu 10:

22/07/2024

Trong thí nghiệm nhận biết protein bằng phép thử Biuret, dung dịch trong ống nghiệm có thể có màu sắc khác nhau từ xanh tím, tím hoặc tím đỏ phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong thí nghiệm nhận biết protein bằng phép thử Biuret, dung dịch trong ống nghiệm có thể có màu sắc khác nhau từ xanh tím, tím hoặc tím đỏ phụ thuộc chủ yếu vào lượng dung dịch albumin cho vào. Lượng albumin nhiều thì số lượng liên kết peptide càng lớn dẫn đến màu của dung dịch càng thiên về sắc tím đỏ.


Bắt đầu thi ngay