Trắc nghiệm Sinh Học 10 Bài 13 (có đáp án): Khái quát về năng lượng và năng lượng và chuyển hóa
Trắc nghiệm Sinh Học 10 Bài 13 (có đáp án): Khái quát về năng lượng và năng lượng và chuyển hóa
-
149 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
12 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
12/11/2024Năng lượng chủ yếu của tế bào tồn tại ở dạng nào?
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Năng lượng chủ yếu của tế bào tồn tại ở dạng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học
*Tìm hiểu thêm: "Các dạng năng lượng trong tế bào"
Năng lượng là khả năng sinh công hay khả năng tạo nên sự chuyển động của vật chất. Năng lượng trong tế bào tồn tại ở 2 dạng: động năng và thế năng.
Khái niệm | Dòng năng lượng tồn tại trong tế bào | |
Động năng | Năng lượng làm vật khác di chuyển hay thay đổi trạng thái | Nhiệt năng (nhiệt độ cơ thể), cơ năng (sự co cơ), điện năng (xung thần kinh) |
Thế năng | Năng lượng tiềm ẩn di vị trí hoặc trạng thái của vật chất tạo ra. | Năng lượng trong các liên kết hóa học, sự chênh lệch điện thế và nồng độ các chất giữa bên trong và bên ngoài tế bào. |
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 13 : Khái quát về chuyển hóa vật chất và năng lượng
Câu 4:
14/07/2024Cho các phân tử:
(1) ATP (2) ADP (3) AMP (4) N2O
Những phân tử mang liên kết cao năng là
Đáp án: A
Câu 6:
19/07/2024Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. nguyên nhân là do
Đáp án: C
Câu 7:
20/09/2024Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào các việc chính như:
(1) Phân hủy các chất hóa học cần thiết cho cơ thể
(2) Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào
(3) Vận chuyển các chất qua màng
(4) Sinh công cơ học
Những khẳng định đúng trong các khẳng định trên là
Đáp án đúng là : D
- Khẳng định (2), (3), (4) là đúng.
Vì
-
Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào: Đúng, vì việc tổng hợp các chất (quá trình đồng hóa) yêu cầu ATP. Quá trình tổng hợp các đại phân tử như protein, lipid và acid nucleic đòi hỏi năng lượng từ ATP.
-
Vận chuyển các chất qua màng: Đúng, quá trình vận chuyển chủ động (ví dụ như bơm natri-kali ATPase) cần năng lượng ATP để di chuyển các chất ngược chiều gradient nồng độ.
-
Sinh công cơ học: Đúng, ATP cung cấp năng lượng cho hoạt động cơ học như sự co bóp của cơ (thông qua sự hoạt động của các sợi actin và myosin) và hoạt động của các động cơ protein trong tế bào.
- Phân hủy các chất hóa học cần thiết cho cơ thể
-
Sai, vì việc phân hủy các chất hóa học là quá trình dị hóa, mà năng lượng được tạo ra từ sự phân hủy chứ không yêu cầu ATP để phân hủy. Thay vào đó, các phản ứng dị hóa sinh ra ATP, chứ không sử dụng ATP
→ D đúng.A,B,C sai
* Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng ở tế bào
1. Các dạng năng lượng trong tế bào
- Một số dạng năng lượng trong tế bào: năng lượng hóa học, năng lượng cơ học, năng lượng điện, năng lượng nhiệt.
+ Năng lượng hóa học là năng lượng dự trữ trong các liên kết hóa học.
+ Năng lượng cơ học, năng lượng điện, năng lượng nhiệt là các dạng năng lượng liên quan đến sự chuyển động của các phần tử vật chất.
- Dạng năng lượng tồn tại chủ yếu trong tế bào là năng lượng hóa học.
2. Sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào
- Khái niệm: Sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào có thể hiểu là quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác, từ năng lượng trong hợp chất này thành năng lượng trong hợp chất khác.
- Đặc điểm: Sự chuyển hóa năng lượng luôn đi kèm với sự chuyển hóa vật chất ( toàn bộ các phản ứng đều xảy ra đồng thời với chuyển hóa năng lượng).
- Vai trò: Sự chuyển hóa năng lượng giúp cung cấp các dạng năng lượng cho tế bào sử dụng để thực hiện các hoạt động sống đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và sinh sản.
3. ATP – “đồng tiền” năng lượng
- Hầu hết các hoạt động sống của tế bào đều cần sử dụng năng lượng. Tuy nhiên, tế bào không thể trực tiếp sử dụng năng lượng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ mà phải phân giải các hợp chất hữu cơ để tạo ra dạng năng lượng dễ sử dụng hơn trong các ATP.
- Cấu tạo ATP: ATP gồm 3 thành phần cơ bản là phân tử adenine, phân tử đường ribose và 3 gốc phosphate. Trong đó, liên kết giữa các gốc phosphate là liên kết cao năng.
- Sự tổng hợp và phân giải ATP:
+ Sự phân giải ATP: Để giải phóng năng lượng, liên kết giữa hai gốc phosphate của ATP bị phá vỡ tạo thành ADP và Pi. Năng lượng giải phóng ra được chuyển hóa trực tiếp cho các hoạt động cần năng lượng của tế bào.
+ Sự tổng hợp ATP: ATP được tái tổng hợp bằng cách nhóm Pi liên kết trở lại với ADP để hình thành ATP. Năng lượng cung cấp cho quá trình này được lấy từ sự phân giải các hợp chất dự trữ năng lượng trong tế bào.
- Chức năng của ATP: ATP là “đồng tiền” năng lượng trong tế bào vì ATP dễ dàng giải phóng năng lượng cho tất cả các hoạt động sống cần năng lượng của tế bào như tổng hợp các chất hoá học cần thiết cho tế bào, vận chuyển chủ động các chất qua màng, sinh công cơ học.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzym
Câu 8:
19/07/2024ATP là một hợp chất cao năng, năng lượng của ATP tích lũy chủ yếu ở
Đáp án: C
Câu 10:
21/07/2024Cây xanh có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng. Quá trình chuyển hóa năng lượng kèm theo quá trình này là
Đáp án: B
Câu 11:
16/10/2024ATP được coi là “đồng tiền năng lượng của tế bào” vì
(1) ATP là một hợp chất cao năng
(2) ATP dễ dàng truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua việc chuyển nhóm photphat cuối cùng cho các chất đó để tạo thành ADP
(3) ATP được sử dụng trong mọi hoạt động sống cần tiêu tốn năng lượng của tế bào
(4) Mọi chất hữu cơ trải qua quá trình oxi hóa trong tế bào đều sinh ra ATP.
Những giải thích đúng trong các giải thích trên là
Đáp án đúng là: B
Giải thích: ATP được coi là “đồng tiền năng lượng của tế bào” vì ATP được sử dụng trong mọi hoạt động sống cần tiêu tốn năng lượng của tế bào và mọi chất hữu cơ trải qua quá trình oxi hóa trong tế bào đều sinh ra ATP.
*Tìm hiểu thêm: "Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào"
Chuyển hóa vật chất là tập hợp tất cả các phản ứng hóa học xảy ra bên trong tế bào làm chuyển đổi chất này thành chất khác.
Chuyển hóa năng lượng là sự chuyển đổi của năng lượng từ dạng này sang dạng khác, tuân theo quy luật nhiệt động học.
Hai quá trình chuyển hóa này luôn đi kèm với nhau.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 10 Bài 13 : Khái quát về chuyển hóa vật chất và năng lượng
Câu 12:
20/07/2024Nghiên cứu một số hoạt động sau
(1) Tổng hợp protein
(2) Tế bào thận vận chuyển chủ động ure và glucozo qua màng
(3) Tim co bóp đẩy máu chảy vào động mạch
(4) Vận động viên đang nâng quả tạ
(5) Vận chuyển nước qua màng sinh chất
Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng ATP?
Đáp án: C