Trang chủ Lớp 12 Hóa học Trắc nghiệm Luyện tập: Polime và vật liệu polime (có đáp án)

Trắc nghiệm Luyện tập: Polime và vật liệu polime (có đáp án)

Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 15: Luyện tập: Polime và vật liệu polime

  • 398 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024
Phát biểu nào sau đây đúng?
Xem đáp án

Đáp án B

A sai vì tơ poliamit kém bền trong môi trường axit

C sai vì polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp etilen.

D sai vì cao su lưu hóa có tính đàn hồi tốt hơn cao su thường


Câu 2:

21/12/2024
Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
Xem đáp án

Đáp án đúng là : B

- Tinh bột,thuộc loại polime thiên nhiên.

- Polietilen, Poli(vinyl clorua) là polime tổng hợp

- Tơ visco là tơ bán tổng hợp

→ B đúng.A,C,D sai.

* Mở rộng:

1. Khái niệm

- Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

- Ví dụ: Polietilen: (–CH2 – CH2–)n, nilon – 6: -(NH[CH2]5-CO)n-

Hệ số n được gọi là hệ số polime hóa hay độ polime hóa, n càng lớn phân tử khối của polime càng cao.

- Các phân tử phản ứng với nhau tạo nên polime được gọi là monome.

- Tên của polime được cấu tạo bằng cách ghép từ poli lên trước tên monome. Nếu tên của monome gồm 2 cụm từ trở lên thì tên đó được đặt trong dấu ngoặc đơn.

Ví dụ: -(CH2 – CHCl)n-: poli(vinyl clorua)

- Một số polime có tên thông thường, ví dụ: xenlulozơ (C6H10O5)n…

2. Phân loại

- Dựa vào nguồn gốc, polime được phân loại thành:

+ Polime thiên nhiên (polime có sẵn trong thiên nhiên) như cao su, xenlulozơ...

+ Polime tổng hợp như polietilen, nhựa phenol-fomanđehit …

+ Polime nhân tạo hay bán tổng hợp (polime thiên nhiên được chế biến một phần) như xenlulozơ trinitrat, tơ visco ...

- Các polime tổng hợp lại được phân loại theo cách tổng hợp như:

+ Polime trùng hợp được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp, ví dụ:

(–CH2–CH2–)n và (–CH2–CHCl–)n ...

+ Polime trùng ngưng được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng, ví dụ:

(–HN–[CH2]6–NH–CO–[CH2]4–CO–)n

Lý thuyết Đại cương về polime| Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Một số nguồn chứa polime thiên nhiên

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Hoá 12 Bài 13: Đại cương về polime

Mục lục Giải SBT Hóa 12 Bài 13: Đại cương về polime


Câu 3:

20/07/2024
Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
Xem đáp án

Đáp án B

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là poli(etylen-terephtalat).

nHOOCC6H4COOH nHOCH2CH2OH to Poli(etylenterephtalat)+2nH2O


Câu 4:

23/07/2024
Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: xenlulozơ axetat, capron, nitron, nilon–6,6?
Xem đáp án

Đáp án C

Có 3 tơ tổng hợp là capron, nitron và nilon-6,6.

Tơ visco là tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo).


Câu 5:

21/07/2024
Poli(vinyl clorua) được điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng:
Xem đáp án

Đáp án B

Poli(vinyl clorua) được điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng trùng hợp

Trắc nghiệm Luyện tập: Polime và vật liệu polime có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)


Câu 7:

22/07/2024
Polime X có phân tử khối là 336000 và hệ số trùng hợp là 12000. Vậy X là
Xem đáp án

Đáp án A

Phân tử khối của một mắt xích trong X là 33600012000=28đvC

→ Mắt xích là -CH2-CH2-

→ X là PE (polietilen)


Câu 8:

23/07/2024

Người ta sản xuất cao su buna từ gỗ theo sơ đồ sau:

Gỗ 35% glucozo 80%ancol etylic 60% Butađien-1,3 100% Cao su Buna.

Tính lượng gỗ cần thiết để sản xuất được 1 tấn cao su, giả sử trong gỗ chứa 50% xenlulozơ?

Xem đáp án

Đáp án A

(C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2n C2H5OH → n butađien-1,3 → caosu buna

→ ncaosubuna=nxenlulozo

Khối lượng gỗ cần dùng là:

m=1540,6.0,8.0,35.1620,5=35,714 tấn


Câu 9:

23/07/2024
Polime có cấu trúc mạng lưới không gian là:
Xem đáp án

Đáp án D

Polime có cấu trúc mạng lưới không gian là nhựa bakelit.


Câu 10:

21/07/2024
Khẳng định nào sau đây đúng?
Xem đáp án

Đáp án D

A sai vì khi đun nóng tinh bột với dung dịch axit thì xảy ra phản ứng phân cắt mạch polime.

B sai vì trùng ngưng εaxit aminocaproic thu được nilon-6.

C sai vì polietilen là polime trùng hợp từ etilen.

D đúng vì cao su buna có liên kết bội nên có phản ứng cộng.

Cao su buna: (-CH2-CH=CH-CH2-)n


Câu 11:

23/07/2024
Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
Xem đáp án

Đáp án C

Nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng từ axit ađipic (HOOC-(CH2)4-COOH) và hexametylenđiamin (H2N-(CH2)6-NH2).


Câu 12:

23/07/2024
Cho các polime sau: (1) xenlulozơ; (2) protein; (3) to nilon-7; (4) polietilen; (5) cao su buna. Số polime có thể tham gia phản ứng thủy phân là
Xem đáp án

Đáp án C

(1) Xenlulozơ bị thủy phân trong môi trường axit tạo thành glucozơ.

(2) Protein bị thủy phân trong môi trường axit hoặc bazơ tạo thành các amino axit.

(3) Tơ nilon-7 bị thủy phân trong môi trường axit hoặc bazơ tạo thành amino axit (axit 7-aminoheptanoic) hoặc muối tương ứng.

(4) và (5) không bị thủy phân ⇒ chỉ có 3 polime có thể tham gia phản ứng thủy phân.


Câu 13:

23/07/2024
Trong các loại tơ sau: tơ visco, tơ xenlulozơ axetat, tơ nitron, tơ lapsan, tơ nilon-6,6. Số tơ được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng là:
Xem đáp án

Đáp án B

Tơ lapsan và tơ nilon–6,6 được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng.

nHOOCCH24COOH nH2NCH26NH2 to nilon6,6+2nH2O

nHOOCC6H4COOH nHOCH2CH2OH to Lapsan+2nH2O


Câu 14:

17/07/2024
Trong các polime sau, polime nào được dùng để tráng lên chảo, nồi để chống dính?
Xem đáp án

Đáp án D

Teflon có tên khoa học là poli(tetrafloetilen) (-CF2-CF2)n được dùng để tráng lên chảo, nồi để chống dính.


Câu 15:

20/07/2024
Trong số các loại tơ sau tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?
Xem đáp án

Đáp án B

Tơ nhân tạo hay tơ bán tổng hợp xuất phát từ polime thiên nhiên nhưng được

chế biến thêm bằng phương pháp hóa học như tơ visco, tơ axetat,...


Câu 16:

21/07/2024
Phát biểu nào sau đây sai?
Xem đáp án

Đáp án B

B sai vì tơ nilon kém bền với nhiệt


Câu 17:

19/07/2024
Từ 4,2 tấn etilen người ta có thể thu được bao nhiêu tấn PVC biết hiệu suất của cả quá trình là 80%?
Xem đáp án

Đáp án B

C2H4H=80%  C2H3Cl

Khối lượng PVC thu được là:

mPVC=4,228.80%.62,5=7,5tấn


Câu 18:

21/07/2024
Khẳng định nào sau đây đúng ?
Xem đáp án

Đáp án D

A sai vì đây là phản ứng thủy phân để giảm mạch.

B sai vì là phản ứng tạo ra tơ capron.

C sai vì polietilen là polime trùng hợp.


Câu 19:

20/07/2024
Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là:
Xem đáp án

Đáp án A

X là tinh bột vì

+ Quá trình quang hợp của cây xanh tạo ra  tinh bột.

Trắc nghiệm Luyện tập: Polime và vật liệu polime có đáp án - Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

+ Tinh bột tạo với dung dịch iot hợp chất màu xanh tím do tinh bột hấp phụ iot.


Câu 20:

23/07/2024
Polime nào sau đây là polime thiên nhiên ?
Xem đáp án

Đáp án A

Polime thiên nhiên là polime có sẵn trong thiên nhiên

→ amilozơ là polime thiên nhiên.


Câu 21:

17/07/2024
Phân tử khối trung bình của poli (vinyl clorua) (PVC) là 75000. Hệ số polime hóa của PVC là
Xem đáp án

Đáp án A

Poli (vinyl clorua) là [-CH2-CH(Cl)-]n

Phân tử khối của một mắt xích vinyl clorua là 62,5

Hệ số polime hóa của PVC là:

n=7500062,5=1200


Câu 22:

21/07/2024
Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh ?
Xem đáp án

Đáp án C

Polime có cấu trúc mạch phân nhánh là amilopectin.

Xenlulozơ, amilozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh.

Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian.


Câu 23:

23/07/2024
Phát biểu nào sau đây đúng ?
Xem đáp án

Đáp án D

A sai vì tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit ađipic.

B sai vì poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng hợp.

C sai vì tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ  bán tổng hợp.

D đúng vì nó có sẵn trong thiên nhiên.


Câu 24:

22/07/2024
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Xem đáp án

Đáp án B

A sai vì tơ visco là tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo.

B đúng

C sai vì nilon-6 là tơ tổng hợp.

D sai vì poliacrilonitrin dùng làm tơ.


Câu 25:

20/07/2024
Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là
Xem đáp án

Đáp án C

Phân tử khối của một mắt xích nilon-6,6

(-NH[CH2]6NHCO[CH2]4CO-) là 226 đvC

Phân tử khối của một mắt xích capron

(-NH[CH2]5CO-) là 113 đvC

Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 là 27346226=121

Số lượng mắt xích trong đoạn mạch capron là 17176113=152


Câu 26:

21/07/2024
Tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là
Xem đáp án

Đáp án C

Tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là tơ axetat.


Câu 28:

16/07/2024
Trong các chất: etilen, benzen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, cumen và isopren số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
Xem đáp án

Đáp án A

Các chất tham gia phản ứng là: etilen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat và isopren.


Câu 29:

03/12/2024
Trong các polime sau, polime nào có cấu trúc mạng không gian ?
Xem đáp án

Đáp án đúng là : B

- Trong các polime sau, polime Cao su lưu hóa có cấu trúc mạng không gian.

+ Polime có cấu trúc mạng không gian như: cao su lưu hóa, nhựa bakelit,…

+ Polime có cấu trúc mạch phân nhánh: amilopectin

+ Polime có cấu trúc mạch không phân nhánh: amilozơ, xenlulozơ

→ B đúng.A,C,D sai.

* Khái niệm, phân loại

1. Khái niệm

- Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

- Ví dụ: Polietilen: (–CH2 – CH2–)n, nilon – 6: -(NH[CH2]5-CO)n-

Hệ số n được gọi là hệ số polime hóa hay độ polime hóa, n càng lớn phân tử khối của polime càng cao.

- Các phân tử phản ứng với nhau tạo nên polime được gọi là monome.

- Tên của polime được cấu tạo bằng cách ghép từ poli lên trước tên monome. Nếu tên của monome gồm 2 cụm từ trở lên thì tên đó được đặt trong dấu ngoặc đơn.

Ví dụ: -(CH2 – CHCl)n-: poli(vinyl clorua)

- Một số polime có tên thông thường, ví dụ: xenlulozơ (C6H10O5)n…

2. Phân loại

- Dựa vào nguồn gốc, polime được phân loại thành:

+ Polime thiên nhiên (polime có sẵn trong thiên nhiên) như cao su, xenlulozơ...

+ Polime tổng hợp như polietilen, nhựa phenol-fomanđehit …

+ Polime nhân tạo hay bán tổng hợp (polime thiên nhiên được chế biến một phần) như xenlulozơ trinitrat, tơ visco ...

- Các polime tổng hợp lại được phân loại theo cách tổng hợp như:

+ Polime trùng hợp được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp, ví dụ:

(–CH2–CH2–)n và (–CH2–CHCl–)n ...

+ Polime trùng ngưng được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng, ví dụ:

(–HN–[CH2]6–NH–CO–[CH2]4–CO–)n

II. Đặc điểm cấu trúc

Các mắt xích của polime có thể nối với nhau thành mạch không nhánh như amilozơ ...., mạch phân nhánh như amilopectin, glicogen, ... và mạch dạng không gian như cao su lưu hóa, nhựa bakelit ...

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Hoá 12 Bài 13: Đại cương về polime

Mục lục Giải SBT Hóa 12 Bài 14: Vật liệu polime


Câu 30:

19/07/2024
 Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng ?
Xem đáp án

Đáp án C

Tơ nilon-7 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.

PE, PVC, cao su buna được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.


Bắt đầu thi ngay