Trang chủ Lớp 8 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 30 (có đáp án): Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 30 (có đáp án): Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

  • 303 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

18/07/2024

Những người đi tiên phong trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Những người đi tiên phong trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.


Câu 2:

21/07/2024

Tháng 5 năm 1904, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng thành lập tổ chức nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Tháng 5 năm 1904, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng thành lập tổ chức Hội Duy tân.


Câu 3:

21/07/2024

Phong trào Đông Du đưa thanh niên Việt Nam sang nước nào học tập?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phong trào Đông Du đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập.

C đúng 

- A , B, D sai vì phong trào này chủ yếu nhằm đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản để học hỏi phương pháp cải cách và kháng chiến, trong khi Nhật Bản là quốc gia hỗ trợ và có chính sách mở cửa cho du học sinh Việt Nam. Pháp, Nga và Mỹ không phù hợp với mục tiêu và điều kiện của phong trào Đông du.

*) Phan Bội Châu và xu hướng bạo động

- Phan Bội Châu  (1867 – 1940) quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm.

Lý thuyết Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ 20 đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

Chủ trương cứu nước:

- Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để đi tới cường phú.

- Dùng bạo lực để giành độc lập.

Hoạt động tiêu biểu:

- Tổ chức phong trào Đông Du:

+ Tháng 5/1904, Phan Bội Châu lập Hội Duy tân, chủ trương: đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập; thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.

+ Hội Duy tân tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên sang học tập tại các trường của Nhật Bản.

Lý thuyết Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ 20 đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) | Lịch sử lớp 11 (ảnh 1)

+ Tháng 8/1908, Nhật Bản câu kết với thực dân Pháp, trục xuất lưu học sinh Việt Nam.

- Thành lập và lãnh đạo tổ chức Việt Nam Quang phục hội:

+ Tháng 6/1912, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Phan Bội Châu tuyên bố giải tán Duy tân hội, thành lập Việt Nam Quang phục hội.

+ Chủ trương: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”.

* Ngày 24/12/1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 

Giải Lịch sử 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918


Câu 4:

23/07/2024

Người Nhật hứa giúp Hội Duy Tân về

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Người Nhật hứa đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang sau này (SGK – Trang 144).


Câu 6:

08/08/2024

Lãnh đạo phong trào Duy tân là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Lãnh đạo phong trào Duy tân là Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng 

Tìm hiểu thêm: Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì

a. Cuộc vận động Duy tân:

- Địa bàn hoạt động: Các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định

- Người khởi xướng: Phan Chu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng

Phan Châu Trinh (1872 – 1926)

- Hoạt động chính: Mở trường dạy học theo lối mới, hô hào chấn hưng thực nghiệp, phổ biến cái mới, vận động và làm theo cái mới, cái tiến bộ.

b. Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)

* Nguyên nhân:

- Do chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, nông dân vô cùng khốn khổ về các thứ thuế.

- Ảnh hưởng của cuộc vận động Duy tân

* Diễn biến: Phong trào chống thuế diễn ra rầm rồ ở Quảng Nam, sau đó lan nhanh một số tỉnh Trung Kì.

* Kết quả: Phong trào đã bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

Giải Lịch sử 8 Bài 19: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1917


Câu 7:

20/07/2024

Vị vua tham gia vụ mưu khởi nghĩa ở Huế năm (1916) là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Vị vua tham gia vụ khởi nghĩa ở Huế năm (1916) là vua Duy Tân (SGK – Trang 146).


Câu 8:

18/07/2024

Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên trong một gia đình

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức yêu nước (SGK – Trang 148).


Câu 9:

17/07/2024

Khi tiếp nhận con đường cứu nước mới - dân chủ tư sản, các sĩ phu yêu nước Việt Nam chủ trương theo hai hướng là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Khi tiếp nhận con đường cứu nước mới - dân chủ tư sản, các sĩ phu yêu nước Việt Nam chủ trương theo hai hướng là bạo động với đại diện tiêu biểu là Phan Bội Châu và cải cách với đại diện tiêu biểu là Phan Châu Trinh.


Câu 10:

22/07/2024

Đầu thế kỉ XX, nhiều sĩ phu Việt Nam mong muốn đất nước phát triển theo con đường

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Vì lúc bấy giờ Nhật Bản được xem là nước “đồng văn, đồng chủng” đã theo con đường tư bản châu Âu, giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga nên có thể nhờ cậy được.


Câu 11:

15/07/2024

Tháng 8/1908 phong trào Đông du tan rã vì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Tháng 8/1908 phong trào Đông du tan rã vì Pháp cấu kết với Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam.


Câu 12:

18/07/2024

Sự xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách ở Việt Nam đầu thế kỉ XX chứng tỏ các sĩ phu tiến bộ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Sự xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách ở Việt Nam đầu thế kỉ XX chứng tỏ các sĩ phu tiến bộ có những nhận thức khác nhau về kẻ thù của dân tộc.


Câu 13:

22/07/2024

Chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh (đầu thế kỉ XX) không có nội dung nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh:

+ Đề cao cải cách, duy tân nhằm nâng cao dân trí và dân quyền.

+ Chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển kinh tế.

+ Dựa vào Pháp đánh đổ ngôi vua và chế độ phong kiến lạc hậu.


Câu 14:

22/07/2024

Sự tiến bộ của Đông Kinh nghĩa thục không được biểu hiện ở việc

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Sự tiến bộ của Đông Kinh nghĩa thục được thể hiện qua việc chống nền giáo dục cũ mà thực dân Pháp muốn lợi dụng để ngu dân, cổ vũ cái mới (học chữ Quốc ngữ) và lên án phong tục tập quán lạc hậu.


Câu 15:

21/07/2024

Trong quá trình hoạt động cách mạng của mình, Phan Châu Trinh nêu chủ trương cứu nước, cứu dân bằng cách

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Phan Châu Trinh nêu chủ trương cứu nước, cứu dân bằng cách nâng cao dân trí, dân quyền.


Câu 16:

22/07/2024

Nội dung nào không phản ánh đúng những nhân tố tác động dẫn đến sự xuất hiện của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Thành công của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản không phải là nhân tố tác động dẫn đến sự xuất hiện của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX


Câu 17:

14/07/2024

Trong quá trình hoạt động cách mạng, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều chủ trương

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Vì Nhật Bản là quốc gia tiến bộ trong thời điểm đó nên cả Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều noi theo gương Nhật Bản để tự cường.


Câu 18:

13/07/2024

Xu hướng bạo động và xu hướng cải cách trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX đều

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Xu hướng bạo động và xu hướng cải cách trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX đều xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc.


Câu 19:

13/07/2024

Nhân tố chủ quan dẫn đến sự xuất hiện của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Nhân tố chủ quan dẫn đến sự xuất hiện của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là: tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.


Câu 20:

23/07/2024

Trong thời gian học ở trường Quốc học Huế, Nguyễn Ái Quốc thường được thấy câu khẩu hiệu gì của Pháp

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong thời gian học ở trường Quốc học Huế, Nguyễn Ái Quốc thường được thấy câu khẩu hiệu trong cách mạng tư sản Pháp là “Tự do, bình đẳng, bác ái”.


Bắt đầu thi ngay