Trang chủ Lớp 8 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 27 (có đáp án): Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 27 (có đáp án): Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX

  • 488 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Yên Thế thuộc địa phận của tỉnh

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

 Yên Thế nằm ở phía Tây Bắc (tỉnh Bắc Giang).    


Câu 2:

Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế thuộc tầng lớp

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

 Đề Nắm hay Đề Thám – lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế đều là những người nông dân.


Câu 3:

Lực lượng đông đảo nhất tham gia khởi nghĩa Yên Thế là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

 Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.


Câu 4:

Lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế trong giai đoạn 1892 – 1913 là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

 Vị chỉ huy tối cao của nghĩa quân Yên Thế giai đoạn từ năm 1892 đến năm 1913 là Đề Thám (SGK – Trang 132). 


Câu 5:

Trong giai đoạn từ 1884 - 1892, thủ lĩnh có uy tín nhất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

 Trong giai đoạn từ 1884 - 1892, thủ lĩnh có uy tín nhất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là Đề Nắm (SGK – Trang 132).


Câu 6:

Giai đoạn 1893 - 1908 là thời kì nghĩa quân Yên Thế

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

 Giai đoạn 1893 - 1908 là thời kỳ nghĩa quân Yên Thế vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở (SGK – Trag 132).


Câu 7:

Người Pháp chấp nhận giảng hoà với Đề Thám vào năm 1894 với điều kiện

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

 Người Pháp chấp nhận giảng hoà với Đề Thám vào năm 1894 với điều kiện Đề Thám trao trả tên điền chủ Sét-nay (SGK – Trang 132).


Câu 8:

Ở Nam Kỳ, sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp có đồng bào dân tộc

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

 Ở Nam Kỳ, sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp có đồng bào dân tộc Thượng, Khơ-me, Xtiêng (SGK – Trang 133). 


Câu 9:

Điểm nổi bật của tình hình kinh tế - xã hội Bắc Kì giữa thế kỉ XIX là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

  Điểm nổi bật của tình hình kinh tế - xã hội Bắc Kì giữa thế kỉ XIX là nông nghiệp sa sút, nông dân phải đi phiêu tán.


Câu 10:

Ý nào dưới đây không phải là hoạt động của nghĩa quân Yên Thế trong thời gian tranh thủ thời gian hoà hoãn (1897 – 1908)?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

 Từ năm 1897 đến năm 1908, tranh thủ thời gian hoà hoãn, Đề Thám cho nghĩa quân khai khẩn đồn Phồn Xương, lo tích luỹ lương thực, xây dựng quân đội tinh nhuệ và xây dựng phòng tuyến quân sự (SGK – Trang 132).


Câu 11:

Giai đoạn 1893 – 1908 khi nhận thấy tương quan lực lượng của ta và địch quá chênh lệch, Đề Thám đã có một quyết định sáng suốt đó là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

 Giai đoạn 1893 – 1908 khi nhận thấy tương quan lực lượng của ta và địch quá chênh lệch, Đề Thám đã tìm cách giảng hoà với địch để tranh thủ thời gian hoà hoãn tích luỹ lương thực, quân đội…


Câu 12:

Nông dân Yên Thế đứng lên đấu tranh chống Pháp vì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

 Nông dân Yên Thế đứng lên đấu tranh chống Pháp vì để chống lại chính sách bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống.


Câu 13:

Tại sao thực dân Pháp tập trung lực lượng mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế trong năm 1909 - 1913?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

 Trong giai đoạn 1909 – 1913, sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội, phát hiện có sự dính líu của Đề Thám, thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế (SGK – Trang 132).


Câu 14:

Phong trào kháng chiến miền núi nổ ra muộn hơn ở miền xuôi vì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

 Phong trào kháng chiến miền núi nổ ra muộn hơn ở miền xuôi vì thực dân Pháp bình định ở đây muộn hơn.


Câu 15:

Tính chất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

 Cuộc khởi nghĩa Yên Thế là một cuộc khởi nghĩa nông dân vì lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là giai cấp nông dân với mục đích bảo vệ cuộc sống của người dân Yên Thế.


Câu 16:

Ý nghĩa lịch sử cơ bản nhất trong phong trào chống Pháp của đồng bào các dân tộc miền núi là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

 Ý nghĩa lịch sử cơ bản nhất trong phong trào chống Pháp của đồng bào các dân tộc miền núi là khẳng định sức mạnh của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.


Câu 17:

Ý nào sau đây không phải nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

 Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là bó hẹp ở một nơi vì vậy dễ bị giặc cô lập. Giai cấp lãnh đạo là những người nông dân chưa phải là một giai cấp tiến bộ đồng thời so sánh lực lượng giữa Pháp và nghĩa quân quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp.


Câu 18:

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân vì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

 Cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân vì lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.


Câu 19:

Nội dung nào không phải nguyên nhân khiến khởi nghĩa nông dân Yên Thế dài hơn so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

 Khởi nghĩa nông dân Yên Thế do những người nông dân lãnh đạo nên trình độ tổ chức còn nhiều hạn chế.


Câu 20:

So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là 

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

 Mục tiêu đấu tranh của phong trào Cần Vương là đánh đuổi Pháp, thiết lập lại nhà nước phong kiến độc lập, còn khởi nghĩa Yên Thế nhằm chống lại Pháp bảo vệ cuộc sống của người dân. Lãnh đạo phong trào Cần Vương là tầng lớp văn thân, sĩ phu còn lãnh đạo khởi nghĩa Yên Thế là những người nông dân.


Bắt đầu thi ngay