Trang chủ Lớp 8 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 26 (có đáp án): Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 26 (có đáp án): Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

Trắc nghiệm Lịch Sử 8 Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

  • 412 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

22/07/2024

Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam sau khi

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam sau khi hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt ký kế (SGK – Trang 125)


Câu 2:

14/07/2024

Phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu nhận được sự ủng hộ của

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết cầm đứng đầu nhận được sự ủng hộ của nhân dân và các quan lại chủ chiến các địa phương (SGK – Trang 125).


Câu 3:

19/08/2024

Đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Đêm mùng 4 rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.

D đúng 

- A sai vì cuộc tấn công này tập trung chủ yếu vào các vị trí quân sự của Pháp xung quanh kinh thành Huế, chứ không phải vào các địa điểm hành chính hay cung điện cụ thể.

- B sai vì vào thời điểm đó, quân Pháp đã rút khỏi Hoàng Thành và cuộc tấn công chủ yếu tập trung vào các vị trí quân sự xung quanh kinh thành.

- C sai vì đây là khu vực phòng thủ xa hơn, trong khi cuộc tấn công chủ yếu tập trung vào các vị trí chiến lược gần khu vực kinh thành Huế.

*) Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7- 1885.

* Nguyên nhân:

- Phe chủ chiến trong triều đình Huế muốn giành lại chủ quyền từ tay Pháp.

- Thực dân Pháp tìm mọi cách để tiêu diệt phe chủ chiến khi có điều kiện.

* Diễn biến:

- Đêm mồng 4 rạng 5- 7- 1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở Tòa Khâm Sứ và Đồn Mang Cá.

- Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng phản công chiếm Hoàng Thành, tàn sát nhân dân.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thể kỉ XIX 

Giải Lịch sử 8 Bài 26: Phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX


Câu 4:

22/07/2024

Sau thất bại của cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đã

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Sau thất bại của cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị) (SGK – Trang 124).


Câu 5:

23/07/2024

Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần Vương được đặt dưới sự chỉ huy của

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào Cần Vương được đặt dưới sự chỉ huy của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.


Câu 6:

23/07/2024

Phong trào yêu nước chống Pháp xâm lược ở Việt Nam kéo dài từ 1885 đến năm 1896, được gọi là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phong trào yêu nước chống xâm lược sôi nổi kéo dài từ 1885 đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là phong trào Cần Vương (SGK – Trang 126).


Câu 7:

22/07/2024

Sau khi bị Pháp bắt, vua Hàm Nghi bị đi đày ở

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Sau khi bị Pháp bắt, vua Hàm Nghi bị đi đày ở An-giê-ri (SGK – Trang 127).


Câu 8:

21/07/2024

Những hoạt động của phái chủ chiến trong triều đỉnh Huế nhẳm

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Sau hai hiệp ước 1883 và 1884, phái chủ chiến trong triều đình vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.


Câu 9:

22/07/2024

Trước hành động ngày càng quyết liệt của Tôn Thất Thuyết, thực dân Pháp đã

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trước hành động ngày càng quyết liệt của Tôn Thất Thuyết, thực dân Pháp lo sợ, tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến (SGK – Trang 125).


Câu 10:

20/07/2024

Ý nào không phải nguyên nhân khiến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến thất bại?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Nguyên nhân khiến cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến thất bại vì phái chủ chiến chưa có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, Pháp lại có ưu thế về quân đội và vũ khí.


Câu 11:

21/07/2024

Nội dung cơ bản của Chiếu cần vương là kêu gọi

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Chiếu Cần Vương văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước (SGK – Trang 126).


Câu 12:

21/07/2024

Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương là các văn thân, sĩ phu yêu nước.


Câu 13:

22/07/2024

Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Quá trình xâm lược của Pháp ở Việt Nam đã hoàn thành sau khi kí kết với thực dân Pháp bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).


Câu 14:

23/07/2024

Ý nào sau đây không chứng minh cho  luận điểm khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Người lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) là Phan Đình Phùng ông cũng là tầng lớp văn thân, sĩ phu giống như những người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa khác.


Câu 15:

14/08/2024

Người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Phan Đình Phùng là người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Ông là một nhân vật có uy tín lớn trong phong trào Cần Vương, lãnh đạo khởi nghĩa chống lại sự đô hộ của thực dân Pháp tại vùng núi Hương Khê, Hà Tĩnh.

B đúng.

- A sai vì Cao Thắng là một lãnh đạo quan trọng trong khởi nghĩa Hương Khê và là cánh tay phải đắc lực của Phan Đình Phùng. Ông có vai trò lớn trong việc huấn luyện quân đội và chế tạo vũ khí, nhưng không phải là người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa.

- C sai vì Nguyễn Thiện Thuật là một trong những lãnh đạo của khởi nghĩa Bãi Sậy, một cuộc khởi nghĩa khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ông không liên quan đến cuộc khởi nghĩa Hương Khê.

- D sai vì Nguyễn Tri Phương là một danh tướng của triều Nguyễn, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ kinh thành Huế và chống lại quân Pháp trong những cuộc tấn công đầu tiên. Tuy nhiên, ông không phải là người lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê.

* Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)

Địa bàn hoạt động: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.

Lý thuyết Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thể kỉ XIX  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Phan Đình Phùng (1847 - 1895)

Diễn biến:

- Giai đoạn 1 (1885 - 1888) : tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, lối đánh du kích trải rộng trên 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình.

- Giai đoạn 2 (1888 - 1896): 

+ Chiến đấu cam go đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch.

+ Pháp mở cuộc tấn công vào Ngàn Trươi.

+ Ngày 28- 12 – 1895, Phan Đình Phùng hi sinh.

Kết quả: Tan rã

Lý thuyết Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thể kỉ XIX  | Lịch sử lớp 8 (ảnh 1)

Lược đồ địa bàn hoạt động của khởi nghĩa Hương Khê

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thể kỉ XIX 

Giải Lịch sử 8 Bài 26: Phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX


Câu 16:

19/07/2024

Vai trò của Cao Thắng trong khởi nghĩa Hương Khê là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong khởi nghĩa Hương Khê, Cao Thắng đã chiêu tập binh sĩ, trang bị và huấn luyện quân sự, xây dựng căn cứ ở vùng núi.


Câu 17:

22/07/2024

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê vì đây là cuộc khởi nghĩa có thời gian dài nhất, nghĩa quân tổ chức quy củ và khiến quân Pháp phải rất khó khăn mới có thể dập tắt.


Câu 18:

23/07/2024

Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX mang bản chất là phong trào yêu nước

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX mang bản chất là phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến vì phong trào do các văn thân sĩ phu – sản phẩm của chế độ phong kiến lãnh đạo, đấu tranh với mục tiêu thiết lập lại nhà nước phong kiến độc lập


Câu 19:

21/07/2024

Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Phong trào Cần Vương thất bại do thiếu một giai cấp tiên tiến thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn


Bắt đầu thi ngay